Những bước tiến của Kỹ thuật Điện tử - Công ty TNHH Tam Hùng

Những bước tiến của Kỹ thuật Điện tử

Thứ tư - 16/01/2013 20:09
Những bước tiến của Kỹ thuật Điện tử

Những bước tiến của Kỹ thuật Điện tử

Nǎm 1900, Einstein, một nhà vật lý nổi tiếng về học thuyết tương đối, đã viết rất nhiều tài liệu quan trọng về vật lý chất rắn, thống kê học, điện từ trường, và cơ học lượng tử đã đặt được một nền móng vững chắc cho Khoa học và Kỹ thuật hiện đại.

 

Vào khoảng thời gian này phòng thí nghiệm Bell của Mỹ đã phát minh và sáng chế ra ống phóng điện cực cho các Kính Thiên vǎn xoay được và Lee de Forest trở thành người khởi xướng trong những lĩnh vực về mạch Điện tử thông qua phát minh của ông  về một Ống chân không ba cực.
        Việc này được tiếp theo bằng phát minh một Hệ thống Tổng đài Tương tự Tự động có khả nǎng hoạt động mà không cần có Bảng Chuyển mạch.

 

  

Nǎm 1910, Erwin Schrodinger đã thiết lập nền tảng cho cơ học lượng tử thông qua công bố của ông ta về Cân bằng Sóng để giải thích Cấu tạo Nguyên tử và các Đặc điểm của Nguyên tử và R.H Goddard đã chế tạo thành công Tên lửa bay bằng Phản lực Chất lỏng, và máy tê – lê – típ đã được phát minh. Đồng thời, vào khoảng thời gian này, Phát thanh Công cộng được bắt đầu bằng cách phát sóng.

Nǎm 1920, Harold S. Black của phòng thí nghiệm nghiên cứu Bell đã phát minh ra một máy Khuếch đại Phản hồi Âm bản mà ngày nay vẫn còn dùng trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ máy điện toán.

V.K. Zworykin của RCA – Mỹ đã phát minh ra đèn hình bằng điện cho vô tuyến truyền hình, và các cáp đồng trục, phương tiện truyền dẫn có hiệu quả hơn các loại dây đồng bình thường, đã được sản xuất.

Nǎm 1939, Dịch vụ Truyền hình thường xuyên được bắt đầu lần đầu tiên trong lịch sử.


         Nǎm 1930, Claude Schannon của phòng thí nghiệm Bell, bằng cách sử dụng các công thức toán học tiên tiến đã thành công trong việc đặt ra Học thuyết Thông tin dùng để xác định lượng Thông tin tối đa mà một Hệ thống Viễn thông có thể xử lý vào một thời điểm đã định.

Học thuyết này đã được phát triển thành học thuyết truyền thông số. Đồng thời, Ra – đa đã được phát minh trong thời kỳ này.

Nǎm 1940, phòng thí nghiệm Bell đã đặt nền móng cho các chất bán dẫn có độ tích hợp cao ngày nay qua việc phát minh ra đèn ba cực và Howard Aiken của đại học Harvard, cùng cộng tác với IBM, đã thành công trong việc lắp đặt một máy điện đầu tiên có kích thước là 50 feet và 8 feet.

Sau đó ít lâu, J. Presper Ecker và John W. Mauchly của đại học Pennsylvania lần đầu tiên đã phát triển máy điện toán phân tích được gọi là ENIAC. Sau đó, Von Neuman dựa vào máy này, đã phát triển thành công sau đó máy điện toán có lưu giữ chương trình. PCBs được đưa ra vào những nǎm 50, đã làm cho việc tích hợp các mạch điện tử có thể thực hiện được. Cùng trong nǎm đó, RCA đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào không trung và Lazer dùng cho Truyền thông Quang học đã được phát minh.

Vào những nǎm 1960, các loại LSIs, các máy Điện toán Mini có bộ nhớ kiểu bong bóng, cáp quang, và Máy Phân chia Thời gian được phát triển và thương mại hoá một cách thành công vào các nǎm 1970, các loại CATVs hai hướng, đĩa Video, máy Điện toán Đồ hoạ, truyền ảnh qua vệ tinh, và các Hệ thống Tổng đài Điện tử hoá toàn bộ được đưa ra.

Nói tóm lại, Liên lạc Viễn thông đã tiến bộ nhanh chóng kể từ khi có Điện tín có thể in được ra giấy thay cho việc phải ghi lại bằng tay được phát minh do Thomas Alva Edison khởi xướng từ những năm (1847 – 1931) và sau đó thì Điện thoại cũng được ra đời do Bell Alexander Graham (1847 – 1922).

Nhờ đó mà nó đã tạo ra một công cuộc Cách mạng hoá các Phương tiện Truyền thông từ khoảng một thế kỷ trước đây thay cho những phương pháp Truyền tin thô sơ cũ kỹ như bằng ánh lửa hay bằng tiếng trống, tù và, còi hiệu… mà người xưa vẫn từng làm để thông báo cho nhau.



 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn