Nguồn dòng ổn áp nối tiếp

Vì mạch ổn định điện áp theo nguyên lý nguồn dòng song song thường chỉ có thể đáp ứng được với công suất làm việc rất nhỏ nên không thể đáp ứng được các yêu cầu cung cấp với công suất lớn

2.1.a  Nguyên lý


Để có thể ổn định điện áp đối với các nguồn cung cấp công suất lớn thì cần phải áp dụng một nguyên lý khác đó là phương pháp nguồn dòng nối tiếp. Nguyên lý này được minh hoạ sơ đẳng theo hình dưới đây:

Theo hình bên, R được gọi là tải của nguồn cung cấp và điện áp trên tải được gọi là VSupply, điện áp cung cấp tại nguồn là VCC.

Khi đó, ta thấy rằng điện trở hiệu chỉnh điện áp cho tải chính là R1 và toàn mạch điện sẽ trở thành một mạch nối tiếp bao gồm R và R1. Điện trở hiệu chỉnh R1 lúc này vừa có vai trò hiệu chỉnh điện áp cho tải và vừa giữ vai trò là ghánh của mạch nguồn.

Vì thế, khả năng hiệu chỉnh điện áp của mạch nguồn nối tiếp là linh hoạt và có thể đáp ứng với công suất lớn hơn so với nguyên lý nói trên. Theo hình minh hoạ nói trên, căn bản của mạch ổn định điện áp được xác định bởi các hệ thức dưới đây:

 

Điện áp ra VSupply trên tải:

Vsupply = VCC – VS           (20)

Trong đó, VS được xác định bởi:

VS = I.R1                        (21)

Với I là cường độ dòng điện qua toàn mạch điện và được xác định bởi:

I = VCC/(R1 + R)             (22)

Lúc này ta thấy rằng, cường độ dòng điện mạch chính cũng chính là cường độ dòng điện cung cấp cho tải, trong lúc đối với mạch theo nguyên lý nguồn dòng song song thì dòng điện cung cấp cho tải cũng chỉ là một trong hai dòng điện mạch rẽ nên hiệu suất cung cấp và ổn định theo nguyên lý nguồn dòng song song sẽ thấp hơn so với nguyên lý nguồn dòng nối tiếp.

Vì thế, sự hiệu chỉnh điện áp của mạch được xác định bởi:

VSupply = VCC – VS = VCC[1 – R1/(R1 + R)]   (23)

Hay nói cách khác là để hiệu chỉnh điện áp cung cấp cho tải thì vai trò của R1 cần phải được thể hiện một cách linh hoạt bằng cách luôn thay đổi giá trị theo các biến đổi của tải sử dụng cũng như của nguồn cung cấp...

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh