Nguồn tích cực hai tham chiếu

Nguồn tích cực hai tham chiếu

 

Định luật sai số: Sai số của một phép đo (so sánh) đạt cực tiểu khi và chỉ khi đại lượng lấy mẫu tham chiếu có giá trị đúng bằng giá trị cần đo (so sánh).

Có nghĩa rằng, để có được giá trị tham chiếu sát thực với sai số của điện áp ra thì cần phải tạo ra một điện áp chuẩn VREF (VREF được gọi là đại lượng lấy mẫu tham chiếu) đúng bằng giá trị điện áp ra VSupply tức là:

VError = VSupply – VREF                    (49)

Để làm được điều này ta cần phải thực hiện phương án dưới đây:

Ta cần phải tạo ra hai nguồn điện áp chuẩn (theo hình bên) gồm VREF1 và VREF2 để tạo thành một nguồn điện áp chuẩn VREF được xác định bởi:

VREF = VREF1 + VREF2               (50)

Trên cơ sở đó, điện áp được đưa vào so sánh là:

VComp = VSupply – VREF2    (51)

Và sai số điện áp được xác định bởi:

VError = VComp – VREF1

= VSupply – VREF1 ­– VREF2

   = VSupply – (VREF1 + VREF2)

= VSupply – VREF     (52)

Tại sao ta không đặt giá trị của VREF1 đúng bằng VSupply!? Là bởi vì nếu:

VREF1 = VSupply

Thì theo trên, hiệu điện thế trên tiếp giáp  C – E của transistor Q2 sẽ xấp xỉ bằng 0 vì nó được xác định bởi:

UC2E2 = VC2 – VE2 = VB1 – VE2            (53)

Mà VB1 là điện thế tại cực Base của Q1 chỉ lớn hơn so với VSupply một khoảng 0, 7V. Nên hiệu điện thế UC2E2 » 0,7V, với hiệu điện thế này thì transistor không thể làm việc được.

Vì thế, phải tách thành hai nguồn điện áp chuẩn là VREF1 và VREF2 như đã minh hoạ ở hình trên.

Tuy nhiên, lại một vấn đề đáng nói ở đây là sự hiệu chỉnh điện áp ra theo sự mong muốn, đối với mạch chỉ được tạo chuẩn bởi một nguồn VREF thì tuy là độ chính xác không cao nhưng nó có thể điều chỉnh được điện áp ra một cách rất linh hoạt nhờ vào việc điều chỉnh giá trị của biến trở VR5 (R5) mà ta có thể thay đổi được điện áp ra với bất kỳ giá trị mong muốn nào.

Còn đối với mạch có hai nguồn chuẩn tham chiếu VREF1 và VREF2 thì điện áp ra chỉ được xác định bởi một giá trị duy nhất đúng bằng tổng giá trị của hai điện áp chuẩn nói trên.

 

*        Tính toán thiết kế nguồn tích cực

Về cơ bản, để thiết kế các mạch nguồn tích cực, quan trọng là phải xác định được các thông số cơ bản nhất của mạch nguồn.

Việc tính toán và thiết kế cho mạch nguồn tích cực phần nhiều được kế thừa các kết quả tính toán của các loại nguồn dòng đã được trình bày từ trước tới nay. Vì thế, trên cơ sở đã được giới thiệu ở các phần trước, phần này chỉ bổ sung thêm các hệ thức cho những phần được phát triển mới:

Thông qua việc phân tích mạch và thiết lập các hệ thức nói trên, có thể thấy rằng thông số thứ nhất cần phải xác định đó là công suất tải: Công suất tải được xác định bởi điện áp cần cung cấp VSupply và cường độ dòng điện tiêu thụ cực đại IMax, từ đó sẽ xác định được điện áp tham chiếu theo hệ thức (44) và (45) sẽ có:

VREF = VComp – VError

Mà vì VError » 0, 7V nên trên thực tế VREF được lấy xấp xỉ diện thế VComp, và theo hệ thức (45) ta có:

VComp = VSupply.(R4 + VR5)/( R3 + R4 + VR5)

Û VREF » VSupply.(R4 + VR5)/( R3 + R4 + VR5) – 0,7V
 

 

Xác định công suất chịu đựng của transistor



 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh