BUS Tín hiệu

Để đơn giản hóa bản vẽ cũng như để giảm số lượng đường mạch thiết kế ngoài việc áp dụng nguyên tắc “điểm nối nguồn” như đã được định nghĩa trên và được minh họa ở hình bên, người ta còn áp dụng định nghĩa BUS (Bilatery Universal Serie – Chuỗi kết nối đa năng hai chiều) để biểu thị cho bản vẽ.

 

    BUS Tín hiệu


Trên nhiều bản vẽ kỹ thuật điện và điện tử phức tạp có rất nhiều đường tín hiệu nối giữa các phần mạch này sang phần mạch khác cũng sẽ là một vấn đề rất nan giải vì nếu sơ đồ thiết kế có quá nhiều đường mạch thì hoặc sẽ làm cho bản vẽ trở nên rất chằng chịt hoặc sẽ không đủ các khoảng trống cho các đường mạch chạy qua.

 

Hãy tham khảo bản vẽ minh họa bên đây chúng ta sẽ thấy rõ điều này:


Trên cùng một nguyên lý, hình a nói trên và cả hình b ở bên đây đều được dùng để biểu thị 4 bộ khuyếch đại thuật toán có 4 đầu vào tương ứng là Input1, Input2... và Input4.

 

Các lối ra của các bộ khuyếch đại lại được chuyển ra ngoài thông qua các chuyển mạch 4066 được điều khiển bởi các đường Sw1, Sw2... và Sw4.

Cuối cùng, các lối ra sau các chuyển mạch 4066 là các đường Out1, Out2... và Out4.

Các đường mảnh trên mạch là các đường nối mạch thông thường và đường đậm nét được gọi là BUS.

Trên BUS sẽ có các đường nối ra /vào (tạo hướng kết nối vào /ra) và tương ứng với các đường có cùng tên gọi thì mới có thể được nối với nhau.

Ngược lại, nếu khác tên gọi thì chúng sẽ biệt lập với nhau hoàn toàn.

Như vậy, BUS là một định nghĩa được đưa vào cho các bản thiết kế điện tử phức tạp và có nhiều tuyến nối cùng mức với nhau. Đặc biệt, các tuyến nối tín hiệu trên cùng một đường truyền, nhờ vậy, sự biểu thị trên các bản thiết kế sẽ trở nên đơn giản hơn.











 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh