Mạch Chuyển đổi Điện áp - Tần số

Mạch Chuyển đổi Điện áp - Tần số
Mạch chuyển đổi Điện áp thành Tần số đơn giản nhất là VF110 có thể biến đổi Tín hiệu Vào dưới dạng điện áp thành Tín hiệu ra dưới dạng Tần số thay đổi theo điện áp vào.


Hình bên cho thấy cấu trúc bên ngoài và các chân chức năng của IC VF110.

          

Mạch dưới đây mô tả ứng dụng kinh điển nhất của VF10.

          Mạch trên cho thấy rằng các linh kiện mạch ngoài của VF110 rất đơn giản và hoạt độn của mạch nói trên cũng rất thuần túy theo sự mô tả bởi giản đồ chuyển đổi Điện áp Vào thành Tần số Ra như dưới đây:

 

          Khi điện áp vào thay đổi thì bộ so sánh điện áp sẽ tự động thay đổi độ dài xung của một mạch dao động tự kích sao cho nếu điện áp vào càng lớn thì độ dài xung τ tạo ra càng ngắn nên Tần số tạo ra sẽ càng lớn theo hệ thức đơn giản dưới đây:

F = 1/τ

         

          Bảng bên đây cho thấy các Tham số Kỹ thuật và Trị số các linh kiện cần thiết để có thể ứng dụng sự biến đổi của cùng một mức Tín hiệu Điện áp vào nhưng có thể thay đổi được giá trị cực đại và khoảng

 biến thiên của Tần số Tín hiệu ra theo yêu cầu cần thiết.

 

          Theo bảng trên, Tần số tối thiểu có thể tạo ra được là 10kHz và tối đa là 4MHz tùy theo các giá trị của Điện trở Rin và Cint cũng  như Tụ dao động Cos.

Mạch dưới đây trình bày đầy đủ hơn và cụ thể hơn về các thông số kỹ thuật cũng như giá trị của các linh kiện cho phép ứng dụng thực tiễn.

          Chú ý: Hiện nay trên Thị trường có rất nhiều loại mạch Tích hợp FV cho phép biến đổi Điện áp Vào thành Tần số Ra và đặc biệt là các Mạch Tích hợp FV luôn có khả năng biến đổi thuận nghịch là nếu Ngõ vào là Điện áp thì Ngõ ra là Tần số nhưng nếu Ngõ vào là Tần số thì Ngõ ra sẽ lại được biến đổi thành Điện áp như dưới đây:






 


Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh