Các Nguyên âm Lào - Thái giống nhau

Giữa tiếng Lào và tiếng Thái có rất nhiều Nguyên âm giống nhau hoàn toàn hoặc được viết tương tự nhau nhưng cũng có âm tiết giống nhau....

Vì phần lớn các Nguyên âm trong tiếng Lào và tiếng Thái giống nhau nên sự phát âm của 2 Ngông ngữ này phụ thuộc chính vào các Nguyên âm này.
Hiện nay, đối với tiếng Thái người ta thường phiên âm theo hệ phiên âm roman hoặc latine hoặc một số lấy theo phiên âm quốc tế của tiếng Anh nhưng cho dù được phiên âm theo hệ phiên âm nào thì cũng không thể phiên âm chính xác được vì tiếng Thái cũng như tiếng Lào đều có 5 thanh điệu mà ngoài tiếng Việt thì không một Ngôn ngữ nào khác trên Thế giới có thể phiên âm được tiếng Thái với tiếng Lào một cách chính xác nhất vì 5 trong 6 thanh điệu của tiếng Việt là khá tương đồng với 5 thanh điệu của hai Ngôn ngữ này.
Bên cạnh đó, các phiên âm theo các hệ phiên âm Phương Tây thường không chỉ nghèo thanh điệu mà còn rất nghèo cả âm tiết cho nên cũng không thể phiên âm được các đồng âm của tiếng Thái và tiếng Lào một cách chính xác.
Ngay cả tiếng Việt là khá giàu âm tiết mà vẫn không đủ để phiên âm tiếng Thái và tiếng Lào một cách hoàn toàn. Chính vì thế mà đối với tiếng Lào thì người ta cũng có rất nhiều 'trường phái phiên âm' khác nhau mà trong đó cũng từng và đang có nhiều Nhà ngôn ngữ học sử dụng tiếng Việt để phiên âm tiếng Lào.

Đó chính là những khó khăn trong việc diễn đạt sự phát âm của các Ngôn ngữ Lào và Thái. Thậm chí ngay cả giữa tiếng Lào mặc dù âm tiết và âm điệu tưởng là giống nhau hoàn toàn nhưng trên thực tế giữa hai Ngôn ngữ này vẫn có một sự khác biệt nhất định mặc dù viết giống nhau và cùng một nghĩa ví dụ như người Lào nói 'nặm' có nghĩa là 'nước' nhưng khi nói chuyện với người Thái thì họ bảo phải phát âm là 'nừm'. Điều đó chứng tỏ có sự khác biệt về phát âm theo kiểu 'vùng miền' cũng giống như trong tiếng Việt mặc dù cũng là những từ phổ thông nhưng người Bắc phát âm khác và người miền Nam phát âm khác, vì lẽ đó người Bắc nói thì người Nam hiểu nhưng người Nam nói thì chưa chắc người Bắc có thể hiểu.

Vì những trở ngại nói trên nên trong Nội dung giới thiệu về Phát âm tiếng Lào hoặc tiếng Thái để thuận tiện hơn thì phải lấy sự tương đồng giữa hai thứ tiếng này để diễn đạt lẫn nhau với mục đích là nếu với người chưa biết một trong hai thứ tiếng này cũng có thể 'nhất tiễn song điêu' tức là cùng lúc có thể học được cả hai thứ tiếng hoặc giả dụ nếu đã biết một trong hai thứ tiếng đó rồi thì cũng là thuận lợi để tham chiếu cách phát âm giữa hai Ngôn ngữ này.

Vì thế, nội dung dưới đây trình bày chính về các Quy tắc Phát âm của tiếng Lào và tiếng Thái dựa trên các Quy tắc viết chữ trong tiếng Lào và tiếng Thái:

Theo kiểu chữ viết Lào, Thái và Khmer thì kiểu chữ của 3 Ngôn ngữ này được tạo thành 3 tầng gồm có Thân chữ được tạo bởi các Phụ âm và một số Nguyên âm chỉ được đặt ở Thân chữ (được gọi là Nguyên âm thân), khoảng 2-3 Nguyên âm chỉ được đặt ở dưới Chân chữ (được gọi là Nguyên âm dưới) và có khoảng 7-8 Nguyên âm chỉ được đặt ở trên đầu (gọi là Nguyên âm trên).
Trong đó, Nguyên âm thân (chỉ được đặt ở Thân chữ) lại được chia thành 2 nhóm, 1 nhóm chỉ được đứng trước Phụ âm và có nghĩa là trở thành chữ cái đầu tiên của một từ (mặc dù viết trước Phụ âm nhưng vẫn được đọc sau Phụ âm) và một nhóm Nguyên âm còn lại chỉ luôn được đặt sau Phụ âm.
Chính vì chữ Lào, Thái và Khmer có cách đặt Nguyên âm ở nhiều vị trí phức tạp như vậy cho nên nó có những quy tắc phát âm riêng được quy định như dưới đây:

>>> Các Nguyên âm ở Thân chữ giống nhau
>>> Các Nguyên âm trên giống nhau
>>> Các Nguyên âm dưới giống nhau


 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh