Các cụm từ trong câu tiếng Hàn - Nhật

Theo cấu trúc chung của các câu tiếng Hàn và tiếng Nhật, có rất nhiều điểm chung về sự quy định của các cụm từ trong câu như dưới đây:

>>> Cấu trúc câu cơ bản

Như trên đã trình bày, cấu trúc câu trong tiếng Hàn và tiếng Nhật hoàn toàn khác biệt với cấu trúc câu của nhiều Ngôn ngữ khác và nó thuộc vào số ít Ngôn ngữ có kiểu cấu trúc như vậy. 
Bởi vì cấu trúc câu phổ biến thường thấy ở phần lớn các Ngôn ngữ trên Thế giới có dạng như dưới đây:

Cấu trúc câu phổ biến:                    Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ + Bổ ngữ        (1)
Cấu trúc câu tiếng Hàn và Nhật: Chủ ngữ + Tân ngữ + Bổ ngữ + Động từ        (2)

Theo sự trình bày trên, với phần lớn các Ngôn ngữ trên Thế giới thì luôn tuân theo mẫu câu (1) mà trong đó chỉ có thể hoán vị vị trí giữa Bổ ngữ và Tân ngữ nhưng không thể hoán vị Động từ sang vị trí khác (chỉ trừ vài trường hợp ngoại lệ trong tiếng Pháp hoặc tiếng Đức...) nhưng trong tiếng Hàn và tiếng Nhật thì chỉ bắt buộc Động từ phải luôn được đặt cuối câu, ngoài ra có thể hoán vị vị trí bất kỳ phần nào trong câu chẳng hạn như sẽ trở thành kiểu câu dưới đây:

Kiểu hoán vị trong tiếng Hàn - Nhật:   Chủ ngữ + Bổ ngữ + Tân ngữ + Động từ  =  Tân ngữ + Chủ ngữ + Bổ ngữ + Động từ = Chủ ngữ + Tân ngữ + Bổ ngữ + Động từ

Nói tóm lại sẽ có rất nhiều 'biến thể' về cấu trúc câu trong tiếng Nhật và tiếng Hàn thông qua sự thay đổi hoán vị vị trí giữa các thành phần của câu.
Vậy thì yếu tố nào giúp phân biệt được chức năng và vai trò ngữ pháp giữa các thành phần của câu nói trên mà không bị hiểu sai nghĩa?

Đó chính là sự phân biệt thống qua các Trợ từ hoặc còn gọi là các Tiểu từ chỉ cách để phân biệt các thành phần của câu.
Nếu vậy thì trong các Ngôn ngữ bất kỳ khác có sự phân biệt này hay không? Thực ra phần lớn các Ngôn ngữ trên Thế giới đều có sự phân biệt thông qua sự thay đổi 'tiếp vĩ ngữ' của các thành phần của câu.
Ví dụ, trong tiếng Anh có 'edit' là Động từ nhưng nếu muốn để nó trở thành Tân ngữ hay Bổ ngữ thì phải biến nó thành một Danh từ bằng cách thêm 'đuôi' cho nó để trở thành 'edition' hoặc 'editing' theo vài câu ví dụ để giải nghĩa như dưới đây:

                                      I edit my ebook ----> this is my edition
Như vậy theo 2 mẫu câu nói trên thì trong mẫu câu bên trái có nghĩa là 'tôi biên soạn ebook' với 'I' là Chủ ngữ, edit là động từ và my ebook là Tân ngữ nhưng trong câu bên phải thì nó có nghĩa là 'đó là sự biên soạn của tôi' với my edition là Tân ngữ và muốn để 'edit' đang là Động từ có thể trở thành Tân ngữ thì phải thêm 'ion' vào cuối của edit.
Điều này cho thấy rằng đã có sự chắp dính - chuyển dạng từ một Từ gốc ban đầu để biến đổi nó từ một Chức năng - Vai trò này thành một Chức năng - Vai trò khác trong câu. Tuy nhiên sự biến đổi - chuyển dạng này là một sự chắp dính liền vào thân của một Từ, không giống như sự thêm vào nhưng vẫn là một thành tố tách rời khỏi Từ hoặc cụm Từ được thêm vào để biến đổi hoặc chỉ định như trong tiếng Hàn và tiếng Nhật.

Vì thế, trong nội dung này sẽ lần lượt trình bày về các Trợ từ phân biệt các thành phần ngữ pháp trong câu tiếng Nhật và tiếng Hàn như dưới đây:

>>> Chủ ngữ trực tiếp
>>> Chủ ngữ gián tiếp
>>> Tân ngữ trực tiếp
>>> Tân ngữ gián tiếp
>>> Bổ ngữ trực tiếp
>>> Bổ ngữ gian tiếp
>>> Kết thúc câu

>>> Kính ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Nhật

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh