Hô cách trong Ngôn ngữ Lào - Thái - Khmer

Danh xưng và Hô cách là các kiểu Xưng hô trong tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng Khmer cũng như tiếng Hàn và tiếng Nhật tỏ ra rất phức tạp...

Sự xưng hô xã giao trong các Ngôn ngữ Châu Âu tỏ ra rất đơn giản mà cũng rất đủ phép lịch sự trong giao tiếp kể cả bằng đối thoại trực tiếp lẫn trên Văn bản nhưng đối với các Ngôn ngữ Lào, Thái, Khmer và tiếng Việt cũng như tiếng Hàn và tiếng Hoa cùng với tiếng Nhật lại trở nên rất phức tạp bởi vì cách xưng hô xã giao trong các Ngôn ngữ này không chỉ bị phân chia theo Ngôi thứ và giống - số tương tự như Hệ thống Đại từ Nhân xưng trong các Ngôn ngữ Châu Âu mà còn được quy định bởi sự chênh lệch tuổi tác và các mối quan hệ Gia đình - Xã hội...
Ví dụ trong tiếng Hoa, người ta vẫn xưng hô trực tiếp với nhau là 'wo' (tức là 'tôi') và 'ni' (tức là người đối thoại trực tiếp cùng với mình') nhưng khi gọi thì vẫn phải thông qua sự chênh lệch tuổi tác  và giới tính cũng như quan hệ gia đình để gọi ví dụ như hơn kém nhau vài tuổi thì gọi người hơn mình là anh hay chị, nếu là hơn rất nhiều tuổi thì gọi là cô hay chú hay bác... Trong lúc tiếng Anh chỉ việc gọi một cách rất đơn giản là gọi bằng tên riêng nếu rất thân thiện hoặc ngang bằng mình hoặc sẽ gọi là Mr kèm theo tên họ  (đối với đàn ông) hoặc là Ms với tên họ (đối với các cô gái trẻ) hoặc Mrs với tên họ (nếu là phụ nữ đã có chồng hoặc rất lớn tuổi) của người đó.

Nếu diễn giải các cách xưng hô trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer bằng các Ngôn ngữ Châu Âu thì sẽ là một điều vô cùng khó khăn nhưng để diễn giải bằng tiếng Việt thì lại rất dễ dàng bởi vì rất may mắn rằng cách xưng hô trong tiếng Việt cũng hoàn toàn giống với các các xưng hô trong tiếng Lào, tiếng Thái cũng như tiếng Khmer...

Có thể sơ lược diễn giải cách xưng hô thông qua vài câu đối thoại trong tiếng Việt như dưới đây:
- Người A: Cháu đi đâu đấy?    Người B: Cháu đang đi học bác ạ
- Người C: Em đang làm gì đấy?  Người D: Em đang đánh máy anh ạ
- Người E: Chị đang ăn cơm à? Người G: ừ, chị đang ăn cơm em ạ

Cách xưng hô giữa các cuộc đối thoại ngắn nói trên dược diễn giải như dưới đây:
Người A gọi người B là cháu và người B tự xưng mình là cháu và gọi người A là bác thì cũng có nghĩa rằng người A sẽ tự xưng mình là bác. Tương tự, người C gọi người D là em và người B tự xưng mình là em và gọi người C bằng anh thì có nghĩa rằng người C cũng sẽ tự xưng là anh. Cuối cùng là người E gọi người G là chị và người G gọi người E là em và tự xưng là chị thì người E cũng sẽ phải tự xưng là mình là em...
Như vậy, dễ dàng hình dung việc sử dụng các Danh xưng trong tiếng Lào cũng như tiếng Thái và tiếng Khmer là hoàn toàn tương tự như trên và dưới đây lần lượt giới thệu các cách tự xưng và gọi người khác:
 
  • Cách tự xưng phổ biến chung cho mọi đối tượng



Trên đây là cách tự xưng của bản thân mình với các đối tượng khác, được sử dụng với mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Đặc biệt trong tiếng Thái chỉ riêng từ 'phổm' là được sử dụng cho việc tự xưng trực tiếp là 'tôi' như bất kỳ ngôn ngữ nào nhưng từ 'xắn' lại được dùng chung cho mọi ngôi thứ tức là không chỉ được dùng để tự xưng 'tôi' mà còn để gọi người đối diện hoặc người thứ ba cho nên từ 'xắn' được coi là Ngôi Vô nhân xưng chỉ được đưa vào trong câu để có Đại từ Chủ ngữ mà thôi, cũng giống như Đại từ Vô nhân xưng trong tiếng Pháp là 'on'...
 
  • Các cách xưng hô theo tuổi tác và giới tính
Với những người hơn kém nhau vài tuổi, tiếng Lào và tiếng Thái cũng như tiếng Khmer thường xưng hô thân thiện như dưới đây:



Theo trên cho thấy rằng chỉ có trong tiếng Lào là có sự phân biệt cách xưng hô giữa nam và nữ đối với người lớn tuổi hơn với nam được xưng và hô là 'ại' tức là 'anh' và đối với nữ là 'ượi' tức là 'chị'. Còn trong tiếng Thái và tiếng Khmer thì người lớn tuổi hơn cả nam lẫn nữ đều được dùng chung một cách xưng hô như nhau là 'boong' trong tiếng Khmer và 'Phì' trong tiếng Thái...

Chú ý: Trong tiếng Thái và tiếng Khmer, để phân được rõ ràng hơn người đang xưng hô là nam hay nữ thì người ta thường gọi thêm một từ gọi về giới tính theo sau các Đại từ nói trên ví dụ tiếng Thái gọi 'Pee-sai' (phì-xai) là 'anh' để phân biệt đó là người đàn ông hoặc 'Pee-sao' (phì-xao) để gọi đó là 'chị' (tức là nữ). Còn tiếng Khmer gọi 'bong bros' (boong bơ-ró) là 'anh' (tức là nam giới) còn nữ giới thì được gọi là 'boong srey' (boong xơ-rây) tức là 'chị'...
Có nghĩa rằng trong tiếng Thái 'sai' được gọi kèm theo sau các Đại từ nói trên là để nhấn mạnh rằng đó là đàn ông, 'sao' là để nhấn mạnh rằng đó là phụ nữ. Còn trong tiếng Khmer thì 'bros' được kèm theo sau Đại từ nói trên là để nhấn mạnh đó là đàn ông và 'srey' là để nhấn mạnh rằng đó là phụ nữ....

Với những người chênh lệch nhau rất nhiều mà trong tiếng Việt thường phải xưng và hô với nhau là 'cháu' và 'cô', 'chú' hoặc 'bác' thậm chí là 'ông' và bà' thì trong tiếng Thái và tiếng Lào cũng như tiếng Khmer - campuchia cũng hoàn toàn tương tự như dưới đây:




Chú ý: Cách sử dụng kiểu xưng hô này trong tiếng Việt như thế nào thì trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer đều được áp dụng hoàn toàn tương tự...
Một điều rất quan trọng nữa là cách gọi và cách xưng hô trong tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer cũng như trong tiếng Việt là đồng nhất (tức là cùng một Hệ thống Đại từ) trong lúc các Ngôn ngữ Châu Âu và tiếng Hoa thì cách gọi (Đại từ để gọi) và cách xưng hô (Đại từ xưng hô) là hai hệ thống Đại từ khác nhau như các dẫn chứng cụ thể dưới đây:

Tiếng Anh: Mr Trần, I want to meet you
Tiếng Hoa: 叔叔 Shūshu (su-su), 想见见 wǒ xiǎngjiàn jiàn nǐ.
Tiếng Việt: Chú ơi, cháu muốn gặp chú

Theo ví dụ dẫn giải trên để tạo sự chú ý của một người mà mình cần phải nói điều gì đó thì cần phải gọi người đó và sử dụng Đại từ để gọi: Tiếng Anh thì sử dụng Đại từ Mr + họ của người được gọi nếu là đàn ông lớn tuổi hoặc cần được tôn trọng hoặc là Ms/Mrs + họ của người được gọi đối với phụ nữ nhưng khi đối thoại trực tiếp thì người ta lại dùng I và You là hai Đại từ xưng hô (Đại từ Nhân xưng) để chứng tỏ tỏ rằng cách gọi và cách xưng hô khác nhau. Có nghĩa rằng người ta không thể dùng luôn Đại từ để gọi cho câu đối thoại trực tiếp mà theo cách người Việt sử dụng thì phải là: Mr Trần, I want to meet Mr Trần... cách nói này trong tiếng Anh là hoàn toàn sai về Ngôi thứ...
Tương tự, tiếng Hoa cũng dùng từ gọi là 'shushu' (có nghĩa là 'chú') để gọi 'chú ơi' và sau đó lại sử dụng Đại từ Nhân xưng là 'wo' và 'ni' để đối thoại với nhau.

Trong lúc, trong tiếng Việt thì Đại từ để gọiĐại từ xưng hô  lại phải đồng nhất: Nếu gọi 'chú ơi' thì trong xưng hô cũng sử dụng 'chú' để đối thoại với người được gọi.
Sự giải thích trên để diễn giải rằng trong tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer cũng tuân theo quy tắc gọi và xưng hô hoàn toàn sử dụng các Đại từ xưng hô và gọi như trong tiếng Việt...

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh