Tổng quan các Ngôn ngữ

Trong suốt nhiều nghìn năm hình thành và phát triển, Ngôn ngữ giữa các nước luôn có sự vay mượn lẫn nhau nên phần lớn ngôn ngữ của các Quốc gia lân cận thường có nhiều điểm giống nhau...

Sự giống và khác nhau về Ngôn ngữ giữa các nước tạo nên sự khó và dễ khi học hỏi và vận dụng. Vì thế, bài viết này nêu lên những đặc trưng nổi bật về sự giống nhau và khác nhau giữa các Ngôn ngữ để người đọc có thể quyết định chọn lựa Ngôn ngữ nào phù hợp với khả năng - năng khiếu về ngoại ngữ và điều kiện của công việc để học và nghiên cứu.

Để thuận tiện cho việc chọn lựa ngôn ngữ cho người đọc có sở thích tự chọn ngôn ngữ mình yêu thích, bài viết này phân loại các ngôn ngữ lần lượt theo các tiêu chí dưới đây:


1./. Phân loại các Ngôn ngữ theo nguồn gốc
Tuy rằng có rất nhiều quốc gia (khoảng 200 quốc gia) trên toàn Thế giới và mỗi Quốc gia đều có rất nhiều Ngôn ngữ địa phương khác nhau nhưng tựu trung lại phần lớn các Ngôn ngữ đều được hình thành và phát triển từ một số Ngôn ngữ ban đầu nhất định hoặc là có sự vay mượn phần lớn từ một số ngôn ngữ nhất định.
Thế giới cũng từng khẳng định và chứng minh được rằng phần lớn các Ngôn ngữ Châu Âu bắt nguồn từ Ngôn ngữ Arian là ngôn ngữ cổ đại của Ấn độ vì thế Arian còn được gọi là Ngôn ngữ Ấn - Âu. Điều dó có nghĩa rằng phần lớn các Ngôn ngữ Châu Âu chịu ảnh hưởng của các Ngôn ngữ Ấn độ cổ đại cũng như có phần nào liên quan đến các Ngôn ngữ Ấn độ hiện đại. Mà do dó, vẫn còn chịu nhiều ảnh hướng lớn nhất từ Ngôn ngữ Ấn độ đó chính là tiếng Nga, tiếng Ba-lan và tiếng Đức vì thế các ngôn ngữ Nga, Ba-lan và Đức có cấu trúc ngữ pháp rất phức tạp tương tự như Ngữ pháp Phạn ngữ
 (sanskrit, tiếng Ấn độ cổ) và tiếng Hindi (tiếng Ấn độ hiện đại ngày nay)...
Vì vậy nếu nói về mức độ phức tạp về Ngữ pháp thì các Ngôn ngữ phức tạp nhất là các Ngôn ngữ Ấn độ bao gồm các Ngôn ngữ cổ đại và Ngôn ngữ hiện đại. Tuy nhiên vẫn không phức tạp bằng ngữ pháp tiếng Nga và tiếng Ba-lan, kế tiếp theo Ngữ pháp tiếng Đức cũng vào loại phức tạp nhất Châu Âu.

Bên cạnh các Ngôn ngữ Châu Âu được khởi phát từ Ngôn ngữ cổ Ấn độ, nhiều Ngôn ngữ Châu Á khác lại bắt nguồn hoặc chịu ảnh hưởng lớn từ các Ngôn ngữ cổ của Trung Hoa đại lục.
Tuy nhiên, thực tế mà nói rằng các Ngôn ngữ Châu Á chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các Ngôn ngữ cổ của Trung Hoa như tiếng Viêt, Hàn, Nhật Bản, Thái lan và Lào thì thực tế các Ngôn ngữ này chủ yếu vay mượn nhiều từ vựng trong tiếng Quảng Đông chứ ít ảnh hưởng trực tiếp từ tiếng Hán.
Ví dụ, trong tiếng Việt có nhiều từ Hán - Việt được cho là vay mượn từ tiếng Hán nhưng thực tế các từ Hán - Việt này lại không bắt nguồn tứ tiếng Hán mà chính là bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông cho nên nếu nói chính xác thì các từ Hán - Việt này phải được gọi là Quảng Đông - Việt thì mới đúng.


2./.  Ngôn ngữ có thanh điệu
Tiếng Quảng Đông là một trong những ngôn ngữ phổ biến được hình thành và phát triển từ rất lâu tại những khu vực miền nam Trung Hoa và hình thành một Nền Văn hóa Hoa Hạ (tức là của các nhóm người thuộc miền nam Trung Hoa) và nó từng có thời kỳ phát triển mạnh hơn tiếng Hán tức là tiếng Hoa ngày nay cho nên không chỉ được sử dụng rất nhiều ở Trung Hoa Đại lục mà còn lan tỏa ra nhiều Quốc gia Châu Á khác như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào và Thái lan hoặc Myanar cũng phải vay mượn nhiều từ trong tiếng Quảng Đông tuy rằng âm tiết bị biến đổi.
Chính vì có sự vay mượn từ tiếng Quảng Đông hoặc tiếng Hán mà phần lớn các Ngôn ngữ này đều có nhiều thanh điệu (tiếng Quảng Đông và tiếng Hán có 4 thanh điệu) chẳng hạn như tiếng Lào và tiếng Thái có 5 thanh điệu và tiếng Việt có 6 thanh điệu tương đồng với các thanh điệu trong tiếng Quảng hoặc tiếng Hán...

Vì thế. có lẽ rằng trên Thế giới chỉ có phần lớn các Ngôn ngữ Trung Hoa, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Lào là những ngôn ngữ có nhiều thanh điệu. Các ngôn ngữ Châu Âu, Úc và Mỹ hầu như đều là ngôn ngữ vô thanh
 (không có thanh điệu).

3./.  Phân loại theo kiểu tượng hình/tượng thanh
Từ khi mới được hình thành, phần lớn các ngôn ngữ đều được hình thành và phát triển trên cơ sở chữ viết tượng hình như chữ viết Ả-rập, chữ viết tiếng Hoa, chữ Nôm của Việt Nam cổ, chữ viết Mông Cổ, tiếng Nhật... nhưng sau đó kể từ khi các Ngôn ngữ Cổ của Ấn độ phát triển và lan truyền khắp Châu Âu thì những kiểu chữ tượng hình dần dần biến mất và thay vào dó người ta hình nên các Hệ thống chữ viết theo kiểu ký tự và tạo thành các chữ cái theo các hệ ngữ Slave và Latine là hai hệ thống mấu tự hiện đại lớn nhất sau này.
Kể từ khi các kiểu chữ hình thành theo kiểu ký tự và phát triển thành chữ cái thì nó đã chuyển dạng từ kiểu chữ tượng hình thành tượng thanh cho nên cho đến ngày nay chỉ có chữ các loại chữ viết của cộng đồng người Trung Hoa là còn giữ lại đúng nghĩa của kiểu chữ tượng hình (tuy nhiên, ngày nay người ta đơn giản hóa dần của chữ viết của tiếng Hoa nên tính tương hình trung chữ Hán cũng mất dần mà thay vào đó chữ Hán hiện đại được gọi là chữ Hán giản thể chỉ còn mang tính quy ước chứ không còn được gọi là tượng hình như kiểu chữ Hán truyền thống).
Và tiếng Mông Cổ trước đây vốn là ngôn ngữ tượng hình cũng đã được cải cách thành chữ hiện đại theo nhóm chữ viết thuộc hệ Slave.
Riêng tiếng Nhật bên cạnh tiếng Nhật có những chữ viết riêng theo 4 kiểu chữ bản địa và những kiểu chữ này thực tế cũng được coi là các chữ cái thì tiếng Nhật phải vay mượn rất nhiều từ tiếng Quảng Đông và tiếng Hoa hiện đại cho nên trong tiếng Nhật vẫn đồng thời tồn tại 2 loại chữ vừa tượng thanh (bằng 4 kiểu chữ viết bản địa của Nhật) vừa tượng hình với các từ vay mượn từ tiếng Hán và tiếng Quảng.

Các chữ viết trong tiếng Lào, Thái và kmer vì thực tế đều được hình thành bởi các chữ cái đặc trưng riêng (tuy có hình dạng khác thường không giống các ngôn ngữ phổ biến khác) nên vẫn được gọi là ngôn ngữ tượng thanh.

 

4./. Phân loại theo kiểu trật tự câu
Phần lớn các Ngôn ngữ Châu Âu, tiếng Hoa, tiếng Hàn và tiếng Nhật, tiếng Myanmar khi ghép các từ theo kiểu 'từ liền từ' (word-to-work) thì trật tự của câu được sắp xếp theo trình tự nếu từ nào càng có ý nghĩa chính (có ý nghĩa quan trọng nhất cần được nhấn mạnh) thì sẽ càng được xếp về cuối câu, từ nào càng ít quan trọng có nghĩa là càng ít có ý nghĩa chính thì càng nằm về đầu câu.
Trong lúc đó, tiếng Việt, Thái lan, Lào và khmer (cambodia) thì trật tự câu lại ngược lại hoàn toàn là từ nào có ý nghĩa chính sẽ được xếp ở đầu câu và từ nào càng có ý nghĩa càng ít quan trọng thì sẽ nằm dần về cuối câu.

Chính vì thế, mối quan hệ trực tiếp giữa Danh từ và Tính từ trong các phần lớn các ngôn ngữ Châu Âu (trừ tiếng Pháp), tiếng Hoa, Hàn, Nhật, Myanmar... thì tính từ luôn đứng trước Danh từ (riêng tiếng Pháp có 2 nhóm Tính từ, 1 nhóm Tính từ luôn đứng trước Danh từ và 1 nhóm các Tính từ chỉ luôn đứng sau Danh từ cho nên tiếng Pháp là một ngôn ngữ Châu Âu tương đối bất quy tắc về trật tự câu giống như tiếng Hàn cũng là một ngôn ngữ tương đối bất trật tự câu).
Riêng đối với các Ngôn ngữ trong Khu vực như tiếng Việt, Lào, Thái và Khmer thì Tính từ luôn đứng sau Danh từ.

 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh