Mạch chốt - Latch

Các trạng thái Logic của Mạch chốt - FF


Mạch Chốt cơ bản
  

 

Các Mạch Chốt được ứng dụng rất nhiều trong các Hệ thống Điều khiển Tự động trong Công nghiệp nói chung và Kỹ thuật Quân sự nói riêng.

Mạch Chốt trên thực tế có rất nhiều phiên bản kể từ dạng sơ đẳng (cơ bản) cho đến những phiên bản phát triển phức tạp và đa chức năng điều khiển và ứng dụng hiện nay.

Nền tảng cơ bản của Mạch Chốt chính là các Mạch Trigger Flip – Flop như Bảng Sự thật kèm theo ở trên và được diễn đạt chi tiết như dưới đây:
 

Ø     Nếu R = S = 0 thì Ngõ ra X không thay đổi

Trạng thái này được gọi là trạng thái chốt (lưu giữ) Dữ liệu đã được nhập vào nó trước đó. Các hình dưới đây minh hoạ rõ hơn các trạng thái Logic của các Ngõ vào và Ngõ ra của Mạch Chốt:

Trên đây mô tả cho 2 trường hợp khác nhau của Dữ liệu đã được nhập vào Mạch Chốt trước đó:

Trường hợp bên trái là Ngõ ra X = 1 vì trước đó Dữ liệu được nhập vào theo hệ thức dưới đây:

S = 0 và R = 1

Trường hợp bên phải là Ngõ ra X = 0 vì trước đó Dữ liệu đã được nhấp vào Mạch Chốt theo hệ thức dưới đây:

S = 1 và R = 0

Sau khi Mạch Chốt đã được nhập Dữ liệu và cả 2 Ngõ vào đều được đặt về 0 thì Dữ liệu đã được lưu giữ trong Mạch Chốt với Ngõ ra xác định trạng thái không bị thay đổi nếu R và S vẫn giữ nguyên trạng thái ở mức 0.
 

Ø     Trạng thái cấm

Nếu R = S = 1 thì Ngõ ra X không xác định được trạng thái cụ thể (trường hợp này được gọi là Trạng thái cấm);
 

Ø     Nhập Dữ liệu

Nếu R = 1, S = 0 thì Ngõ ra X = 0 và nếu R = 0 và S = 1 thì Ngõ ra X = 1 như được mô tả tuần dưới đây:

Theo trên, khi R ≠ S được gọi là Trạng thái nhập Dữ liệu của Mạch Chốt vì lúc này Ngõ ra X bị đặt lại giá trị theo Ngõ vào.
Mạch bên phải ngoài cùng được gọi là mạch ký hiệu rút gọn của Mạch Chốt loại R – S cơ bản.



 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh