TL494/KA7500

TL494 và KA7500 thực tế giống nhau hoàn toàn và đều là loại IC được sử dụng phổ biến cho nhiều loain nguồn Switching khác nhau kể cả cho các loại Nguồn dòng Nối tiếp cũng như Nguồn dòng Cách ly.

Hình dưới đây mô tả cấu trúc bên trong của TL494/KA7500:          

          



       IC TL494 là loại IC  tạo được Xung dao động Switching có 2 Phase (nghịch đảo trạng thái nhau) qua 2 Transistor xuất dao động là Q1 và Q2 như trên hình và theo sự mô phỏng trạng thái của Xung dao động ra như bảng dươi đây.
         Nhờ được đặt ở trạng thái hở cả cực Emitter và Collector của cả Q1 và Q2 nên việc sử dụng các Tín hiệu ra rất linh kiện. 

          Tín hiệu dao động được xuất trực tiếp thông qua các Transistor Q1 và Q2 bên trong IC TL494 có thể đạt được 500mA cho mỗi lối ra và điện áp cung cấp cho IC nói chung cũng như cho mỗi cổng ra lên tới 40V.

o       Chức năng của các chân:

          Chân 1: So sánh trực tiếp với điện áp ra thông qua một điện trở R = 1 ÷ 6,8k (trong mạch là 5,1k);

          Chân 2: Hồi tiếp với Ngõ ra của mạch Khuyếch đại Sai số ở chân 3 thông qua điện trở 470k ÷ 1M (trong mạch là 1M) và mạch bù thông RC với R = 47k và C = 100nF đồng thời tham chiếu với điện áp chuẩn VREF ở chân 14 thông qua một điện trở 3,3 ÷ 4,7k (theo mạch là 5,1k);

          Chân 3: Ngõ ra của mạch Khuyếch đại Sai số của IC TL494, được đưa ngược về chân 2 thông qua mạch hồi tiếp Rht = 1M và mạch bù thông RC để hiểu chỉnh hệ số Khuyếch đại Sai số: Nếu Rht càng lớn thì hệ số khuyếch đại sai số càng lớn thì mạch nguồn dễ bị bất ổn (bị tự kích gây nên các tác dụng phụ).

          Nếu Rht càng bé thì hệ số khuyếch đại sai số càng bé thì độ ổn định nguồn cũng bị suy giảm (sai số điện áp ra sẽ rất lớn);

          Chân 4: Được gọi là Dead Time Control tức là không chế thời gian chết. Nếu chân 4 được đặt điện áp điều khiển dưới 1V thì IC được phép tạo dao động và tạo được nguồn ra cho tải. Nếu chân 4 bị đặt điện áp điều khiển từ 2 đến 4 V thì IC bị khóa dao động và Hệ thống Nguồn sẽ không có điện áp ra;

          Chân 5 (CT): Tạo dao động phối hợp với chân 6 (RT) được phối ghép với tụ CT = 1 ÷ 2,2nF xuống âm nguồn (trong mạch là CT = 1nF);

          Chân 6 (RT): Phối hợp với chân 5 (RT) để tạo dao động thông qua một điện trở RT = 22 ÷ 47k (trong mạch là RT = 47k) để tạo ra Tần số dao động trong khoảng 17 ÷ 40KHz;

          Chân 7: Chân 7 là âm nguồn của IC TL494;

          Chân 8: Là cực Collector C1 để hở của Transistor xuất dao động Q1 bên trong của IC TL494;

          Chân 9: Là cực Emmitor E1 để hở của Transistor xuất dao động Q1 bên trong của IC TL494;

          Chân 10: Là cực Emmitor E2 để hở của Transistor xuất dao động Q2 bên trong của IC TL494;

          Chân 11: Là cực Collector C2 để hở của Transistor xuất dao động Q2 bên trong của IC TL494;

          Chân 12: Nguồn cung cấp cho IC TL494 trong khoảng +12 đến +40V;

          Chân 13: Điều khiển Ngõ ra, thông thường được đặt xuống âm nguồn ở chế độ hoạt động bình thường. Nếu đặt lên dương nguồn sẽ không có dao động ra tức là Hệ thống Nguồn sẽ không có điện áp ra;

          Chân 14: Tạo điện áp chuẩn VREF để tham chiếu với các điện áp so sánh được phản hồi về;

          Chân 15: Thông thường được phối hợp với chân 16 để so sánh quá tải đối với dòng điện tải. Trong một số trường hợp chân này chỉ nối lên VREF để hoạt động trong trạng thái mặc định (không so sánh với bất kỳ điện áp nào);

          Chân 16: Phối hợp với chân 15 để tạo thành mạch So sánh Quá tải...
 

    Một số ứng dụng điển hình

§        Nguồn dòng Đối xứng (kiểu đẩy – kéo)

Nhờ việc có thể tạo được dao động 2 P, có thể thiết kế và chế tạo được một Hệ thống Nguồn Switching đối xứng thông qua mạch Công suất kiểu đẩy – kéo bởi 2 Transistor Công suất phối hợp ở mạch ngoài là TIP32 và Biến áp Xung đối xứng T1 như hình dưới đây.

          Theo ứng dụng của mạch nói trên, cực E1 của Transistor Q1 và E2 của Transistor Q2 được nối ‘mass’ trực tiếp với âm nguồn cung cấp và cực C1 của Q1và C2 của Q2 trực tiếp xuất Tín hiệu dao động cho 2 Transistor TIP32 Khuyếch đại Công suất đẩy – kéo ở mạch ngoài.

          Các tham số Kỹ thuật của mạch nói trên có thể được tham khảo như ở bảng dưới đây:

          Các Cuộn của Biến áp Xung T1 được cuốn với số vòng tương ứng dưới đây:Cuộn Thứ cấp: 120 vòng x 2 cỡ dây 0,16mm

Lõi Biến áp Xung được chọn tùy theo Công suất tải cần cung cấp.

Trên thực tế, với thiết kế nói trên thì Công suất tối đa mà mạch nguồn có thể cung cấp được không thể vượt quá 30W vì vậy Tiết diện Lõi Biến áp Xung sẽ được chọn trong khoảng 6 đến 12mm2.

Chú ý: Việc chọn kích thước của Biến áp Xung chỉ có tác dụng thay đổi Công suất nguồn cung cấp cho tải theo yếu cầu mà không làm thay đổi các thông số của các Cuộn dây của Biến áp nghĩa là với Kích thước của Biến áp Xung bất kỳ thì số vòng dây của các Cuộn Sơ cấp và Thứ cấp vẫn được cuốn

 với giá trị tiêu chuẩn đã được xác định nói trên mà không cần phải thay đổi lại trị số.

Có thể thay Transistor TIP32 bằng Transistor phổ biến hơn trên Thị trường hiện nay là 2SA671 (còn gọi là A671).

Ngoài ra, để đảm bảo sự an toàn cho các Transistor Q1 và Q2 bên trong của IC và cho các Transistor Công suất đẩy – kéo (TIP32) ở mạch ngoài thì giữa các cực C1 (chân số 8 của IC) và C2 (chân số 11 của IC) ghép lần lượt với cực B của 2 Transistor Công suất ở mạch ngoài (TIP32)cần phải có thêm 2 điện trở tương ứng có cùng giá trị là 150 ÷ 220Ω để chống đoản mạch cho các Transistor nói trên (xem thêm mạch dưới đây).

Cuộn chặn L1 của mạch lọc nguồn đầu ra cũng được cuốn 42 vòng trên lõi xuyến tương tự như đối với các Nguồn dòng Nối tiếp.
 

§        Nguồn dòng Nối tiếp

Ngoài mục tiêu sử dụng cho Nguồn dòng Cách ly, IC TL494 hoặc KA7500 còn được thiết kế chế tạo Nguồn dòng Nối tiếp như hình minh họa dưới đây.

          Bảng bên đây mô tả cho thấy các tham số tham khảo cần thiết của mạch nguồn nói trên.

          Theo mạch dưới đây, cực E1 và E2 của 2 Transistor bên trong IC được nối chung xuống âm nguồn và 2 Phase của Xung dao động được nối chập vào nhau để trở thành đơn Phase (bằng cách nối chung C1 và C2 của Q1 và Q2) để xuất Tín hiệu cho Transistor Công suất TIP32 ở mạch ngoài.

          Mạch này rất đơn giản và hiệu quả cũng như được ứng dụng rất phổ biến của IC TL494 hoặc KA7500.

    Ứng dụng Cơ bản đối với Nguồn dòng Cách ly

Nội dung chính yếu của mục này là quan tâm đến các loại Nguồn dòng Cách ly có thể cho phép hoạt động trực tiếp với Lưới điện xoay chiều 110 ÷ 380VAC…

Vì vậy, mục này sẽ đi vào phân tích hai loại mạch nguồn điển hình được ứng dụng nhiều nhất trong các Thiết bị Điện tử Công nghiệp và Máy Vi tính (Nguồn AT và ATX) như dưới đây:
 

>>> Nguồn AT
>>> Nguồn ATX






Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh