Nỗi ám ảnh

Cuộc chiến tranh thấm thoắt đã qua đi hơn mười năm, nhưng khó mà quên hết trong đời mẹ tôi bởi trên thân thể của mẹ tôi vẫn còn hằn đọng lại những vết thương của thể xác lẫn tâm hồn mà không bao giờ có thể lành lại. Nó đã trở thành một nỗi ám ảnh vô cùng khủng khiếp đối với mẹ tôi mỗi khi sức khoẻ bị suy sụp hay mỗi khi vết thương bị tái phát.

Những nỗi đau đớn mà mẹ tôi phải chịu đã hành hạ mẹ tôi suốt cả cuộc đời, vì nó mà những ngày thơ trẻ của tôi đã phải sống xa mẹ đ mẹ tôi phải chữa trị thời gian dài Bệnh viện Trung ương Hà nội.

Tôi bỗng chốc trở thành một đứa trẻ vừa có mẹ nhưng cũng vừa không có mẹ. Bởi trong cuộc đời tôi vẫn có mẹ nhưng mẹ tôi không cạnh bên tôi trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời mình.

Trong những ngày tháng chiến tranh, mẹ tôi đã bị trúng thương vào đầu vì sập hầm trú ẩn. Một thanh xà ngang của hầm chữ A đã giáng thẳng vào đầu mẹ tôi đã làm cho cả tâm hồn của mẹ tôi chịu chung một vết thương với thể xác.

Không những vậy, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt đó, mẹ tôi cũng như bao nam nữ thanh niên khác hăng say lao vào các công tác dân vận, địch vận, cứu thương... nên trong một lần làm công tác cứu thương mẹ tôi đã cùng một người đồng đội phải dùng cuốc đ đào bới những hầm trú ẩn đã bị sập đ cứu người bị nạn hoặc đ tìm thi thể của những người đã chết.

Đó là một trận bom khủng khiếp đã gây ra những tai ương tàn khốc không thể tả được cho những người dân lành vô tội trên một đất nước chỉ vốn yêu chuộng sự bình yên và tươi đẹp của cuộc sống.

Cũng chính trận bom ấy đã ném vào đầu mẹ tôi một nỗi ám ảnh kinh hoàng mà nó đã đeo bám suốt cả cuộc đời mẹ tôi:

Lần đó, mẹ tôi và một người nữa đã phải dùng đến cuốc thuổng đ đào bởi những lớp đất vùi lên trên một miệng hầm đã sập. Mẹ tôi vung một chiếc cuốc chim (cuốc chỉa có ba đinh dùng đ cào rơm rạ hoặc cỏ...) đ nạy những thanh giằng và bổ xuống lật những tảng đất cứng.

Đang trên đà giáng xuống, bỗng dưng một chị cùng làm với mẹ tôi liền cản mẹ tôi lại như được sự linh thiêng của những người xấu số bị tử nạn trong hầm báo trước, mẹ tôi liền dừng lại:

Chị làm cùng với mẹ tôi đã dùng tay không nhanh nhẹn cào nhẹ lớp đất bột, thì chao ôi, sau khi lớp đất mỏng vừa được cào lên: Một mái tóc bạc phơ và một mái đầu trẻ nhỏ lộ ra dưới đôi tay của chị:

Hai bà cháu đang ôm nhau và bị đất đá vùi lấp khiến cho cả hai cùng chết ngạt tự bao giờ.

Mẹ tôi kinh hoàng thảng thốt:

Nếu lát cuốc lúc nãy bổ xuống thì...’;

Mẹ tôi không dám nói thêm điều tiếp theo, mặc dù nhát cuốc trong tay mẹ tôi đã được dừng lại kịp thời nhưng đà suy nghĩ của mẹ tôi về nhát cuốc đó vĩnh viễn không bao giờ dừng lại:

Trong nhiều đêm ngủ mẹ tôi giật mình choàng tỉnh dậy vì vẫn thấy nhát cuốc của mình đang bổ xuống trên một mái đầu xanh của trẻ nhỏ và một mái đầu bạc của người già./.

 

 

 

Huế 1989

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh