phụ âm tiếng Hoa

Các phiên âm về phụ âm trong tiếng Hoa có sự ảnh hưởng của cách phát âm trong tiếng Nga và tiếng Mông cổ ở một vài trường hợp đặc biệt như thường có sự khó phân biệt rõ ràng giữa 'h' và 'kh' vì trong tiếng Nga không phát âm được phụ âm 'h' mà chỉ phát âm được phụ âm 'kh'. Tiếng Mông Cổ và tiếng Hoa vì thế cũng dễ bị nhầm lẫn giữa phụ âm 'h' và 'kh'...

Khi phiên âm tiếng Hoa phổ thông sẽ tạo ra 22 Phụ âm tương ứng như dưới đây:

1. b: (p) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, trong, không đưa hơi. Ví dụ:  'bo'
2. p: (p’) đọc giống “p” tiếng Việt nhưng âm hai môi, tắc, trong, đưa hơi có cảm giác như phát âm thành 'th'. Ví dụ:
  'po'
3. m: (m) đọc giống “m” tiếng Việt. Ví dụ: 
  'mo'
4. f: (f) đọc giống “ph” tiếng Việt. Ví dụ:  'fo'
5. d: (d) đọc giống “t” tiếng Việt. Ví dụ: 
 'dong'
6. t: (t’) đọc giống “th” tiếng Việt. Ví dụ: 
 'tong'
7. n: (n) đọc giống “n” tiếng Việt. Ví dụ:   'nong'
8. l: (l) đọc giống “l“ tiếng Việt. Ví dụ:  
 'long'
9. z: (ts) tiếng Việt không có phụ âm phức này, phát âm gần giống giữa 'tr' và 'ch'... Ví dụ:  'zi'
10. c (ts’) tiếng Việt cũng không có Phụ âm phức này, phát âm gần giống 'x', giữa 'x' và 'c'. Ví dụ:  'Ci'
11. s: phát âm gần giữa s và x... Ví dụ: 
 'si'
12. zh: (t,s) không có trong tiếng Việt. phát âm gần giống 'ch' nhưng gần như có thêm âm 'r' rất ngắn ngay đằng sau 'ch'... Ví dụ:  'zhi'
13. ch: (t,s’) phát âm gần giống giữa 'x' và 'ch'. Ví dụ: 
  'chi' 
14. sh: (,s) gần giống “s” tiếng Việt có uốn lưỡi. Ví dụ: 
 'shi'
15. r: (z,) phát âm gần giống “r” tiếng Việt hơi cong lưỡi lên trên nhưng không rung lưỡi. Ví dụ: 
 'ri'
16. j: đọc giống “ch” tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi hơn. Ví dụ: 
 'ji'
17. q: đọc giống “j” tiếng Việt khác là bật hơi mạnh. Ví dụ:  'qi'
18. x: đọc gần giống chữ “j” nói trên nhưng hơi cứng hơn. Ví dụ:  'xi'
19. g: (k) đọc giống “c” của tiếng Việt, khác là bật hơi mạnh. Ví dụ: 
 'gang'
20. k: (k’) đọc giống “kh”, khác là bật hơi mạnh. Ví dụ: 
 'kang'
21. h: (x) đọc giống “h” hoặc 'kh' của tiếng Việt tùy theo từng trường hợp như vài ví dụ sau đây:
Trường hợp vẫn giữ nguyên phát âm là 'h': 
 'ha',  'hang'...
Trường hợp bị biến thành 'kh': 
  'hai',   'he'

Chú ý: Tiếng Hoa, tiếng Mông Cổ và tiếng Nga thường khó có sự phân biệt giữa 'h' và 'kh'. Riêng tiếng Nga không phát âm được Phụ âm 'h' mà thường phát âm thành 'kh' cho nên cần phải chú ý những trường hợp nào mặc dù phiên âm là 'h' nhưng lại phát âm thành 'kh'... (cài Pinyin Chart vào để nghe phát âm đầy đủ của phiên âm tiếng Hoa)
22. ng: (n,) đọc giống “ng”, ph
ụ âm này không đứng đầu làm thanh mẫu, chỉ đứng cuối các Từ vựng. Ví dụ:  'jiang'

Chú ý: Tiếng Hoa cũng giống như tiếng Hàn và tiếng Nhật không có Phụ âm 'ng' và 'nh' ở trước mỗi Từ vựng...

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh