Khái quát Tam Nguyên Luận

Khái quát Tam Nguyên Luận
Nền Văn minh Phương Đông đã trải qua chí ít trên dưới 3000 – 5000 năm hình thành và phát triển, kinh qua cả một chặng đường Lịch sử bền bỉ và lâu dài mà người Phương Đông Cổ đại đã tạo dựng cho mình một Nền tảng vững chắc khó có thể sánh được. Không những vậy, nhiều Trường phải Học thuật của Phương Đông Cổ đại cũng lần lượt được ra đời. Các Trường phái Học thuật đã kế thừa và phát huy Nền tảng Khoa học Lý luận của Triết học Phương Đông để tạo ra những bước ngoặt mới trong từng thời đại của Lịch sử cũng như song song tồn tại và tương trợ cho nhau cùng đạt được những thành quả đáng trân trọng.

Giới thiệu khái quát

 

Triết học Phương Đông cũng đã từng được đúc kết từ vài nghìn năm trước Công Nguyên nên nó trở thành một Hệ thống Lý luận Triết học rất đồ sộ và uyên bác, tiêu biểu là các Học thuyết Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái. Bộ ba Học thuyết này chính là Nền tảng của toàn bộ Tư tưởng Triết học Phương Đông và cũng là Nền tảng cơ bản của tất cả các Học thuật Phương Đông Cổ đại.

Vì xuất phát từ một nguồn gốc và bắt đầu từ một Nền tảng chung cho nên các Học thuật Phương Đông Cổ đại gần như giống nhau, nếu không nghiên cứu kỹ thì khó mà phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. Ví dụ, khi nghiên cứu về Tứ Trụ và Kinh Dịch đều thấy rằng phần lớn các ‘Nguyên lý’ của Tứ Trụ và Kinh Dịch đều nhấn mạnh ba Học thuyết cơ bản của Triết học Phương Đông là Âm – Dương, Ngũ Hành và Bát Quái nên không hiểu được trọng tâm của Kinh Dịch hay Tứ Trụ đang muốn nói về điều gì... nếu không nghiên cứu kỹ

Chính vì thế, Công trình này nghiên cứu với ba mục đích gồm:

Làm rõ sự khác nhau và giống nhau giữa các Học thuật tiêu biểu của Phương Đông Cổ đại;

Nêu ra nét đặc trưng (trọng tâm) của mỗi Học thuật cũng như xu hướng phát triển và mục đích hướng tới của mỗi Học thuật;

Diễn đạt nội dung các Tư tưởng của các Học thuật Phương Đông Cổ đại bằng Tư duy Toán học cũng như bằng những Quan điểm Khoa học Hiện đại để minh chứng rằng các Học thuật Cổ đại Phương Đông rất có cơ sở Khoa học. Không những vậy, còn chứng minh được rằng Triết học Phương Đông cũng như các Học thuật Cơ đại của Phương Đông từng đạt được những thành quả Khoa học vượt trước thời gian mà cho đến nay Khoa học Hiện đại vẫn còn đang ‘ngủ mê’.

Tựu trung lại, Công trình này thâu tóm lại tất cả những Tư tưởng Khoa học tinh tuý nhất của Phương Đông Cổ đại và phát triển thành những Tư duy mới cho Khoa học Hiện đại.

Công trình nghiên cứu này bắt đầu được nghiên cứu và biên soạn từ năm 1987 cho đến nay, trải qua 17 năm, đã đến giai đoạn hoàn thiện và trở thành môt Học thuyết mới đuợc gọi là Khoa học Hệ thống.

 

1./.     Quan điểm

Công trình nghiên cứu này được thực hiên trong suốt 17 năm qua với mục đích nghiên cứu hợp nhất hai nền Khoa học bao gồm Khoa học Hiện đại và Khoa học Phương Đông Cổ đại (Học thuật Phương Đông Cổ đại).

Để có thể làm được điều đó, các Tư tưởng của các Học thuật Phương Đông Cổ đại cũng như Triết học Phương Đông đều được Toán học hoá và được diễn đạt bằng các Cơ sở Lý luận của Khoa học Hiện đại.

 

2./.     Phạm vi nghiên cứu

Khoa học Cổ đại Phương Đông vốn dĩ là một Hệ thống Tư duy Khoa học rất thâm sâu và vô cùng uyên bác. Vì lẽ đó, Công trình nghiên cứu này cũng được thừa hưởng và lĩnh hội được đầy đủ những thành quả Vĩ đại của nó mà có thể bao quát được mọi lĩnh vực Khoa học từ những nghiên cứu về Vũ trụ học, Thiên văn học, Lý thuyết Hạt... và những lĩnh vực Khoa học liên quan về Xã hội cũng như con người...

Nói tóm lại, Công trình này xứng đáng là một Hệ thống Khoa học chung cho mọi Lĩnh vực Khoa học, vừa có tính Tư duy trừu tượng và biện chứng của Triết học nhưng cũng vừa có tính cụ thể của Khoa học Thực nghiệm và có tính chặt chẽ của Khoa học Lý thuyết.

Nó xứng đáng là Khoa học Hệ thống để trở thành Kim chỉ nam cũng như Lý thuyết chung cho mọi Lĩnh vực Khoa học có thể có trên Trái đất  này.

 

3./.     Phương pháp luận trong nghiên cứu

            Để có thể hợp nhất được hai Hệ thống Khoa học (Khoa học Hiên đại và Khoa học Cổ đại), Công trình này đã phải dày công nghiên cứu cả hai Nền Văn minh đó và đã phát hiện được những bí quyết cơ bản để hiểu được những Ý nghĩa Khoa học cũng như những Qui ước của Khoa học Cổ đại tương ứng với những ý nghĩa của Khoa học Hiện đại.

          Trên thực tế, có thể chứng minh được rằng nền Khoa học Hiện đại được bắt nguồn từ Nền Văn minh Cổ đai của Phương Đông từ rất lâu nhưng có rất nhiều Thuật ngữ của Khoa học Phương Đông không được dịch sang các ngôn ngữ Phương Tây một cách đúng nghĩa nên người Phương Tây không thể hiểu được toàn bộ ý nghĩa diễn đạt của nó và trở nên mơ hồ khó hiểu đối với người Phương Tây.

          Không những vậy, Tư duy của Phương Đông là Tượng hình và cũng có nghĩa là truyền đạt và nhận thức theo nguyên tắc Hình học Trực quan. Ví dụ, biểu tượng của Học thuyết Âm – Dương rất đơn giản chi là một Hệ được hợp bởi Nghi Âm và Nghi Dương được biểu thị giống như hai con cá (được gọi là các Âm – Dương) nhưng hàm ý diễn đạt của nó vô cùng thâm nho.

          Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về các ý nghĩa diễn đạt theo phương pháp Hình học Trực quan của nó, Công trình này đã rút ra được 108 Nguyên lý và 108 Định luật cơ bản cho phép có thể áp dụng được cho Khoa học và Công nghệ Hiện đại.

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh