Băng thông

Kỹ thuật Điều chế Tần số (Điều Tần) ra đời đã thúc đẩy sự phát triển kéo theo nhiều Kỹ thuật Điều chế QAM và OFDM cho phép truyền tải được Dung lượng Thông tin rất lớn...
Bộ lọc Băng thông bằng các phần tử L-C-R

Trên đây là một hình mô tả Bộ lọc Băng thông với các phần tử L, C và R. Thực chất đó chính là 3 Khung cộng hưởng LC có thêm điện trở R tham gia để mở rộng dải thông cho Dải tần thích hợp đi qua mà trong đó L1C1 là lọc thông thấp (triệt tiêu các Tần số thấp hơn fL), L2C2 là Mạch cộng hưởng cho Tần số giữa f0 và L3C3 chính là mạch lọc thông cao (triệt tiêu các Tần số cao hơn fH) theo Phổ tần cho phép từ fL đến fH như hình minh họa bên đây.

Ngày nay, với Công chế Thạch anh rất phát triển, người ta không còn sử dụng các Mạch lọc thông L-C-R nữa mà các Bộ lọc Thạch anh gọn nhẹ và chính xác hơn đã được sử dụng để thay thế cho các Mạch L-C-R rất cồng kềnh và phải mất nhiều công để hiệu chỉnh...

Tại sao phải tạo ra Băng thông (Bandpass) hay còn gọi là Độ rộng Dải thông (Bandwidth - BW)?
Vật lý Vô tuyến đã chứng minh được rằng Dung lượng Thông tin C được truyền đi tỷ lệ với Độ rộng Dải thông BW vì vậy nếu BW càng rộng thì Dung lượng Thông tin C sẽ càng lớn và Kỹ thuật Điều chế QAM đạt được hiệu quả cao nhất với tỷ lệ 1 bit Dung lượng Thông tin được truyền đi ứng với độ biến thiên của Độ rộng Dải thông là 1 Hz có nghĩa rằng nếu Dung lượng Đường truyền E1 là 2Mbps (tương đương 2Mbit/s) thì Độ rộng Dải thông cũng tương đương 2MHz.


Sự thành công tiếp theo của những ứng dụng về Kỹ thuật Điều chế QAM là người ta đã tạo ra Công nghệ Băng thông rộng OFDM bằng cách sử dụng đồng thời hiều Sóng mang phụ với các Tần số khác nhau và truyền đồng thời trong một Sóng mang Trung tâm f0 và nhờ đó nâng được tỷ lệ Dung lượng/Độn rộng Dải thông khoảng 10 lần tức là hiện nay Tập đoàn SIEMEN - Đức đã tạo được Đường truyền Viễn thông Vô tuyến tốc độ cao đạt tới 1Gbps với Độ rộng Dải thông 108MHz và được truyền ở Dải tần 5GHz. 


 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh