Mô phỏng Bộ lọc Băng Tần - Công ty TNHH Tam Hùng

Mô phỏng Bộ lọc Băng Tần

Thứ sáu - 25/01/2013 20:19
Kể từ khi Kỹ thuật Điều chế Tần số FM được phát minh, một loạt dẫn xuất hậu duệ của nó cũng ra đời là Điều chế dịch tần FSK (Frequency Shift Key) và Điều chế QAM cũng như Điều chế Xung (Pulse Modulation - PM) và Điều chế dịch Xung PSK... lần lượt ra đời...
Mô phỏng Bộ lọc Băng thông

Mô phỏng Bộ lọc Băng thông


Sự phát triển mới nhất của ứng dụng Kỹ thuật Điều chế Tần số đó chính là Công nghệ OFDM lại càng đòi hỏi phải có những Bộ lọc Băng tần rộng nhưng phải đảm bảo độ tin cậy cao.
Vì thế, Kỹ thuật Lọc băng Tần (hay còn gọi là Kỹ thuật Lọc Băng thông) cũng càng ngày càng được chú trọng để đáp ứng chất lượng Thông tin được truyền nhận càng ngày càng tin cậy hơn.
Trên cơ sở đó, Bộ lọc Băng thông được mô phỏng đơn giản như hình trên đồng thời tuân thủ các Hệ thức Toán học như dưới đây:


Trước hết là Bộ lọc băng tần đơn giản nhất được tạo bởi các Phần tử Cảm kháng L và Dung kháng C. Trên thực tế, để mở rộng Dải thông của Bộ lọc thì người ta thường phải đưa thêm Điện trở R vào trong Bộ lọc nói trên.
Tuy nhiên, nếu R càng bé thì Băng thông càng được mở rộng nhưng Hệ số Phẩm chất (tức là độ tin cậy) của Bộ lọc càng suy giảm.

Như trong phần Mô phỏng Bộ lọc Băng thông ở hình trên, khoảng B được gọi là Độ rộng Băng thông (Bandwidth - BW) được xác định từ fL đến fH chỉ được phép đạt cực đại trong khoảng B, nếu vượt ra khỏi khoảng B thì Biên độ Tín hiệu sẽ suy hao rất  mạnh. Tại các điểm cuối của Băng thông, Biên độ suy hao -3dB tức là chỉ còn tương đương 0,707 so với Biên độ cực đại tại Tần số f0 của Băng thông như hình bên đây.

Ngoài ra, các Hệ thức toán học được mô tả lần lượt như dưới dây:

Hệ số phẩm chất (độ tin cậy) Q được xác định bởi: Q = f0/BW
Độ rộng Băng tần BW (Bandwidth) được xác định bởi:  BW = fH − fLf0/Q





 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn