Mô phỏng Điều chế Tần số (FM Simulation)

Sự ra đời của Kỹ thuật Vô tuyến càng ngày càng phát triển và người ta càng tạo ra được những Tần số ngày càng cao hơn nữa lúc đầu người ta cho rằng Sóng dài (trong dải tần từ 120KHz đến 550KHz) mới có khả năng truyền đi xa nhưng sau đó tình cờ người ta mới phát hiện được rằng dải sóng Cực ngắn 10MHz mới có thể truyền đi xa hơn do một người chơi vô tuyến nghiệp dư ở Connecticute có thể thu được Tín hiệu của một Đài phát thanh ở Bantimor trong Dải tần 10MHz và từ Bantimor đến Connecticute là rất xa...

Hơn nữa, khi Tần số Sóng mang càng lớn thì nó dễ dàng cho phép thực hiện Điều chế Tần số tốt hơn đối với các Tần số Sóng mang thấp vì để đảm bảo được khả năng cộng hưởng tốt với độ tin cậy cao thì Dung sai Tần số (còn được gọi là Dải thông) cho phép không được vượt quá 15% giá trị của Tần số Sóng mang f0.

Vì vậy, dưới đây là sự mô phỏng của quá trình điều chế Tần số (Frequency Modulation - FM)

 

Theo trên, Nguyên lý Điều tần được thực hiện một cách đơn giản bằng cách đưa Tín hiệu vào một Diode Biến dung (có điện dung thay đổi theo điện áp) tham gia trong một mạch Tạo dao động Osc thì nó sẽ tạo ra Tần số thay đổi theo mức biến đổi của Tín hiệu.

Đồng thời, khác với Điều chế Biên độ, trong máy phát FM cũng như máy thu FM bắt buộc phải có một Bộ lọc Băng thông để chỉ cộng hưởng với một khoảng biến thiên Tần số xác định như dưới đây:

 

Theo sự mô phỏng trên, khi Tần số càng bé hơn hoặc lớn hơn khoảng cho phép thì Biên độ sẽ suy giảm rất mạnh. Ngược lại, đối với những Tần số trong khoảng cho phép thì Biên độ Tín hiệu sẽ đạt cực đại...




 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh