Tiếng Đức

Tiếng Đức là một trong những Ngôn ngữ khó nhất Châu Âu về Ngữ pháp (sau tiếng Nga về mức độ khó của Ngữ pháp). Hơn nữa, Từ vựng Đức chứa rất nhiều Phụ âm phức liền nhau nên việc phát âm tiếng Đức cũng gặp nhiều trở ngại...

Đối với Ngữ pháp tiếng Đức, ngay cả người Đức cũng lúng túng với một vài tình huống Ngữ pháp nhất là cách 2 trong Ngữ pháp tiếng Đức người ta rất khó sử dụng đến mức người ta cố tình chối bỏ nó khỏi những ứng dụng trong giao tiếp cũng như trong Văn bản và người ta dùng các tình huống Ngữ pháp khác để thay thế.
Vì điều này, nhiều nhà Ngôn ngữ học về tiếng Đức phải rung chuông cảnh báo rằng nếu người Đức không cố gắng để sử dụng cách 2 trong Ngữ pháp tiếng Đức thì cách 2 sẽ có nguy cơ biến mất khỏi trong Hệ thống Ngữ pháp tiếng Đức.
Một điều nữa là trong tiếng Đức có sự hình thành của nhiều từ ghép là những từ vựng được tạo từ 2 hay nhiều từ đơn ghép vào nhau. Theo quy tắc thông thường thì khi ghép nhiều từ vào một từ người ta thường áp dụng một nguyên tắc chuẩn là ghép theo kiểu từ - liền - từ (word - to - word) dựa vào một nguyên tắc bất thành văn của các Ngôn ngữ Châu Âu là từ nào có vai trò chính quyết định thì sẽ nằm về cuối và từ nào càng ít quan trọng thì sẽ được đứng về phía đầu của từ ghép.
Thế nhưng trên thực tế, nhiều từ ghép trong tiếng Đức không tuân thủ quy tắc này mà dường như các từ ghép này được hình thành theo một thói quen cá nhân của một 'nhà ngôn ngữ học bất phàm' nào đó tự họ đưa ra những từ ghép mới trong Hệ thống Từ vựng tiếng Đức mà bất cần tuân theo một quy luật hay nguyên tắc nào cả cũng như trong Nền Kinh tế của một đất nước thì Giá cả Thị trường dường như tuân theo sự thao túng của những Đại gia có quyền lực mà không cần tuân theo sự điều phối của Nhà nước và Chính phủ...

Mặc dù vậy, nước Đức vẫn là một Cường quốc của Châu Âu mà cả Châu Âu đã và đang từng trở thành một Hệ lụy Kinh tế bị nước Đức chi phối và gần như Châu Âu phải nhờ sự tự cường của Đức để hy vọng trở thành đối cầu với Mỹ cho nên tiếng Đức có ảnh hưởng rất lớn đối với Châu Âu và nhiều Quốc gia trên Thế giới.

Vì vậy, nghiên cứu và học hỏi tiếng Đức vẫn là mối quan tâm của nhiều người trên nhiều Quốc gia. Tôi may mắn từng được nghiên cứu sinh tại Khu đại học Tự do Tây Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức cho nên cũng đã từng có cơ hội để học hỏi ngôn ngữ này một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, chuyên môn chính của tôi lại không phải là nghiên cứu về Ngôn ngữ mà là nghiên cứu về Công nghệ Vi Xử Lý cho nên tiếng Đức đối với tôi vẫn còn nhiều trở ngại...

Để hoàn thành được Giáo trình tiếng Đức này là một sự cố gắng lớn của bản thân tôi cũng với sự giúp đỡ của những bạn bè đồng nghiệp cũ của tôi từng học và tốt nghiệp tại Khu đại học Tự do Tây Berlin (Technical University  of West-Berlin - Federal Republic of Germany).



Phần 1:  Đại từ Nhân xưng
Phần 2:  Đại từ Sở hữu
Phần 3:  Đại từ Nghi vấn
Phần 4:  Alphabet
Phần 5:  Số đếm
Phần 6:  Phát âm
Phần 7:  Chào hỏi
Phần 8:  Từ vựng
Phần 9:  Ngữ pháp
 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh