Mạch Not

Các trạng thái Logic của Mạch Not


              Mạch Đảo (Not)

·        Hệ thức Toán học và Ký hiệu

Mạch Đảo có Trạng thái Logic của Ngõ ra phụ thuộc vào Trạng thái Logic của Ngõ vào theo Hàm dưới đây:

Y = not(X)

Trong đó, Y là Ngõ ra và X là Ngõ vào

Theo Hàm Logic nói trên: Nếu X = 1 thì Y = 0 và ngược lại nếu X = 0 thì Y sẽ bằng 1. Nghĩa là X và Y có Trạng thái Logic hoàn toàn nghịch đảo với nhau.

Về nguyên tắc, Mạch Đảo chỉ đơn thuần là một mạch đảo trạng thái Logic hoặc cũng có thể kèm theo một Mạch Đệm để cho phép phối hợp với Ngõ ra có đòi hỏi dòng tải lớn…

·        Các loại Vi mạch Cơ bản



Có nhiều loại Vi mạch Đảo khác nhau, trong đó có hai loại được sử dụng khá thông dụng là 4069 thuộc họ 4xxx và 7404 thuộc họ 74xx tuy nhiên các loại IC 7404 chỉ được sử dụng với điện áp 5Volts còn 4069 có thể sử dụng được điện áp từ 3Volts đến 13,8Volts.

Vì mỗi IC 7404 và 4069 hoặc 4049 đều chứa 6 Mạch Đảo trong cùng 1 IC nhưng thứ tự chân không giống nhau nên các loại IC này không thể thay thế lẫn cho nhau.


·        Ứng dụng

o       Mạch tạo dao động

Ứng dụng đơn giản nhất của Mạch Đảo là để tạo ra Tín hiệu Dao động: Mạch bên phải đây được gọi là Mạch Dao động kiểu RC vì nhờ vào sự phản hồi tín hiệu thông qua C1 và R1 để tạo ra sự dao động.

Mạch bên trái được gọi là Mạch Dao động Thạch anh vì quá trình phản hồi để tạo ra dao động là nhờ vào Thạch anh Y1. Tín hiệu dao động được tạo ra là ‘Osc’.

Để giải thích được nguyên lý hoạt động của các Mạch Dao động này, cần xem tiếp Các Mạch Dao động sẽ trình bày và giải thích chi tiết về Nguyên lý của các Mạch Dao động.

o       Mạch Khuyếch đại

Một áp dụng khá phổ biến đối với các Mạch đảo là được sử dụng để khuyếch đại một số Tín hiệu có mức Biên độ khoảng gần 0,5 V trở lên (nếu dưới 0,5 V thì Mạch Đảo không thể khuyếch đại được vì độ nhạy của Mạch Đảo rất thấp và không thể ‘nhận dạng’ được các mức Tín hiệu quá yếu giống như các Transitor hoặc các Mạch Khuyếch đại Thuật toán thông thường chuyên được sử dụng để khuyếch đại). Nguyên lý của mạch được mô tả đơn giản như dưới đây:

Mạch hoạt động đơn giản như sau: Điện trở R1 có giá trị trong khoảng 100 kW cho đến 1MW (nếu R1 càng lớn thì độ nhạy của Mạch Khuyếch đại sẽ càng cao, tuy nhiên không nên chọn R1 quá lớn vì nếu R1 quá lớn thì khả năng chọn lọc Tín hiệu của Mạch không tin cậy), đầu vào Tín hiệu In sẽ được đưa vào ngay Ngõ vào của Mạch Đảo và Tín hiệu ra sẽ được lấy ngay tại Ngõ ra của Mạch Đảo.

Với những Tín hiệu không quá yếu thì mạch hoàn toàn có thể khuyếch đại được như một Mạch Khuyếch đại thông thường.

Chú ý: Chỉ có các Mạch Đảo không có các cấu trúc Smitch và chống trôi điện áp vì nhiệt độ ở bên trong nó điển hình như 4069UB hoặc 4049UB mới có khả năng khuyếch đại.

 

·        Thiết kế và lắp ráp

 

 

Mạch trên đây cho phép sử dụng các Mạch Not để điều khiển các đèn LED phối hợp với các Ngõ ra của Vi Xử lý 82C255.
 

·        Kiểm tra và phán đoán hư hỏng


 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh