Kiểm tra phán đoán hư hỏng các mạch logic - Công ty TNHH Tam Hùng

Kiểm tra phán đoán hư hỏng các mạch logic

Thứ bảy - 26/01/2013 09:18
Trong các Mạch Logic thường rất xảy ra hư hỏng, nhất là nhiều mạch sử dụng rất nhiều IC Logic thì việc kiểm tra phán đoán hư hỏng của các IC rất khó vì không thể tháo ra từng IC để kiểm tra...
Kiểm tra phán đoán hư hỏng IC Logic

Kiểm tra phán đoán hư hỏng IC Logic

Vì vậy, làm thế nào để kiểm tra được bất kỳ IC Logic nào có hư hỏng hay không mà không cần phải tháo IC ra khỏi mạch vả lại phải là thủ thuật và phương tiện - thiết bị để kiểm tra đơn giản nhất?
Để làm được việc này, trước hết cần phải tạo ra một mạch dao động đa hài bằng IC 4069 như dưới đây để tạo Xung chuần cho việc test thử các IC Logic:
Mạch trên đây nhằm tạo ra một Tần số Dao động chuẩn trong tầm vài chục Hz đến vài trăm Hz và sẽ được nâng công suất (tạo ra dòng test khỏe hơn) thông qua các Transistor với các Điện trở ở cực C chỉ có 47 ohm là đủ cung cấp dòng test thử cho các ngõ vào của các IC logic mà không làm chập hỏng các Ngõ vào cũng như các Ngõ ra có liên quan đến IC cần được kiểm tra.

Giả sử có mạch Logic dưới đây cần phải được kiểm tra phán đoán hư hỏng:
Theo hình bên, Linh kiện cần kiểm tra là một phần tử của IC 4001 - U2A có 2 Ngõ vào và một Ngõ ra với điều kiện không tháo IC này ra khỏi mạch trong lúc các Ngõ vào của IC này vẫn đang ghép nối với các IC khác (theo ví dụ này thì 2 Ngõ vào của U2A nối với các Ngõ ra của 1 IC U1A và U1B và Ngõ ra của nó nối với Ngõ vào của IC U3) cho nên 2 Ngõ vào của U2A chính là 2 lối vào cần đưa Tín hiệu Test1 và Test2 vào để kiểm tra và dùng Oscillocope (nếu có) hoặc Đồng hồ Vạn năng dùng thang đo Volt xoay chiều để đo điện áp ở Ngõ ra thông qua 1 tụ điện 47UF (để cách ly dòng DC nếu Ngõ ra của IC này bị chập lên dương nguồn...).
Như vậy, chỉ việc đưa 2 Tín hiệu Out1 và Out2 của Mạch tạo Dao động chuẩn nói trên vào hai đường Test1 và Test2 tức là 2 Ngõ vào của IC U2A (bất chấp sự có mặt của các Ngõ ra của các IC khác thì Tín hiệu do Bộ dao động chuẩn nói trên vẫn có hiệu lực tác động đối với 2 Ngõ vào của U2A) để cưỡng bức U2A phải dao động theo sự tác động của Mạch tạo dao động chuẩn.

Nếu có Oscillocope thì việc so sánh dao động ở Ngõ vào với dao động ở Ngõ ra của U2A sẽ trở nên rất đơn giản nhưng nếu không có thì sẽ dụng đồng hồ vạn năng ở thang đo xoay chiều và đo điện áp ở Ngõ ra của U2A thông qua 1 Tụ điện 47UF để biết được IC này có bị hỏng hay không tức là nếu IC này còn tốt nghĩa là Ngõ ra của nó cũng sẽ dao động cưỡng bức theo Tần số của Bộ tạo dao động chuẩn cho nên điện áp xoay chiều đo được ở Ngõ ra lúc này sẽ xấp xỉ 1/2 Điện áp cấp nguồn cho Board mạch cần test thử (ví dụ Board mạch dùng 5Volts thì điện áp đo được sẽ vào cỡ 1,8 - 2,2Volts thì IC đó vẫn còn tốt). Nếu không có điện áp ra hoặc quá yếu thì nghĩa là IC đó đã bị hỏng hoặc ít nhất 1 Ngõ ra của tầng trước đã bị hỏng, lúc này cần test lại tầng trước của nó bằng cách tương tự dựa vào Bảng Sự thật (Bảng Trạng thái Logic của các IC) để sử dụng Bộ tạo dao động chuẩn nói trên để đưa Tín hiệu vào Ngõ vào và xem phản ứng của Ngõ ra.





Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn