Đặc ân - Công ty TNHH Tam Hùng

Đặc ân

Thứ hai - 14/01/2013 22:59
Vào một buổi sáng, khi tôi đang đi từ dưới cầu thang của Giảng đường để lên lớp học thì vừa hay cũng gặp một người nước ngoài từ trên đi xuống.

Tôi đoán chắc là người Pháp và cất tiếng chào:

‘Bonjour!’ (xin chào);

Người đó cũng chào lại tôi rất vui vẻ:

‘Bonjour, comment ça va?’ (xin chào, bạn có khoẻ không?);

Tôi đáp lại:

ça va bien, je Vous remercie beaucoup’ (Tôi rất khoẻ, tôi xin cám ơn ông rất nhiều);

Qua ánh mắt có vẻ lạ lùng của ông ta, tôi đoán rằng hình như ông ta nhận thấy là chưa gặp tôi lần nào, ông ta liền hỏi:

‘Òu est – ce que Vous...’;

Không để ông ta hỏi dứt câu tôi cũng đã biết ông ta muốn hỏi tôi đang học ở đâu. Tôi liền nói:

‘Je suis Étudiant de Physique’ (tôi là Sinh viên Vật lý);

Ông ta vội thốt lên vì đã giải đáp được sự thắc mắc của ông ta:

‘Ah, bon!’ (Ồ, tốt lắm!);

Và ông ta lại hỏi tiếp:

‘Vous vous appelez comment?’ (Bạn tên là gì?);

Tôi trả lời:

‘Je m’ appele...’ (tôi tên là...);

Ông ta lấy ra một tờ giấy và một cái bút, tôi vội hiểu ý và viết đúng họ tên vào tờ giấy cho ông ta. Khi đọc rõ tên của tôi, ông ta vui vẻ nói:

‘Son Exellent Monsieur Ambassadeur Clause Blanchmaison veut Vous regarder avec sentiments distingueés’ (Ngài Đại sự của chúng tôi là Clause Blanchmaison muốn quan tâm tới bạn một cách đặc biệt);

Nghe đến đó, tôi cảm thấy vô cùng sung sướng bởi trước lúc qua đời, thầy Nguyễn Thúc Huy từng là Chủ nhiệm Khoa lý cũng đã tiến cử tôi với Hội CODEV của Pháp đồng thời với cả Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Pháp Clause Blanchmaison để bảo lãnh cho tôi sang du học ở Pháp. Người nước ngoài lại tiếp tục tự giới thiệu tiếp với tôi:

‘Je m’ appele Philippe Cateline, Attaché de Culture de l’ Ambassade de France à Húe et je suis Professeur de Française pour l’ École Normale Superieure de Húe’ (Tôi tên là Philippe Cateline, Tuỳ viên Văn hoá của Đại sự quán Pháp ở Huế và tôi là giáo viên dạy tiếng Pháp);

Tôi liền nói:

‘Je suis heureur de Vous voir’ (tôi rất hân hạnh được gặp ngài);

Nghe vậy, ông ta liền hỏi:

‘Quand est – ce que Vous apprennez le français?’ (Bạn học tiếng Pháp từ bao giờ?);

Tôi trả lời:

‘Trois mois, depuis que je sois rentré à cette École, ’ (Từ khi mới vào trường này, ba tháng);

Ông ta kinh ngạc và nói:

‘Vous parlez le français très bien’ (Bạn nói tiếng Pháp tốt lắm);

Tôi đằng hắng:

‘Pas problème! Je dois apprend beaucoup en plus’ (Không dám, tôi phải học thêm rất nhiều);

Tiếp sau đó, ông ta mời tôi cuối buổi học hãy đến Nhà khách Chuyên gia của trường Đại học Sư phạm Huế nằm ngay trong khuôn viên của trường để nói chuyện.

Kết thúc buổi học hôm đó tôi cũng đã tranh thủ đến như đã hứa và theo lời mời của ông ấy.

Lúc tôi đến, ông ấy đã dọn sẵn tất cả mọi thứ cho một bữa tiệc thịnh soạn dành riêng cho hai chúng tôi. Tôi rất làm bất ngờ và thực tâm từ chối bởi tôi không uống được Bia nhưng ông ấy nói rằng tôi là một trường hợp đặc biệt và ông đã nhận lời uỷ thác của Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Pháp phải có trách nhiệm hỗ trợ tối đa cho việc học tiếng Pháp của tôi để chuẩn bị cho việc đi du học của tôi ở Pháp trong thời gian tới.

Tôi cảm thấy đó là một ân huệ rất lớn đối với cuộc đời tôi và đó là một niềm mơ ước chính đáng không chỉ của riêng tôi mà với bất kỳ một Sinh viên cấp tiến nào. Bởi được đi du học là được đến với một chân trời mới cao rộng hơn và có nhiều điều kiện để bồi bổ và nâng cao trình độ học vấn của mình mà có thể phục vụ cho Xã hội tốt hơn về sau này...

Cuối buổi tiệc, ông ta giao cho tôi chìa khoá của Thư viện Pháp văn của Đại sự quán Pháp được đặt bởi một phòng tầng một của Nhà khách Chuyên gia để tôi có thể tự do ra vào Thư viện đọc sách và sử dụng các phương tiện học tập cần thiết ở đó.

Không những vậy, ông ta còn đề nghị với bác Chủ nhiệm Nhà khách cho tôi một phòng trong Nhà khách để lưu trú và học tập cho thuận tiện. Bác Chủ nhiệm Nhà khách cũng rất quí mến tôi nhưng do cơ chế của Nhà khách là phải phục vụ cho các khách của trường nên tôi không thể được ở trong Nhà khách chính để phòng khi có khách của trường đến trọ mà bảo tôi dọn dẹp một phòng phụ trong các dãy nhà của Nhà khách để ở.

Tôi đã chuyển đến chỗ ở mới tại Nhà khách Chuyên gia của trường.

Dĩ nhiên là phòng phụ thì không tiện nghi nhưng đối với một sinh viên thì đó cũng đã là quá sang trọng rồi.

Qua câu chuyện trong bữa tiệc, tôi được biết rằng ông ta là một trong tám đồng tác giả đã từng biên soạn ra cuốn Từ điển Napoleon Bonapac, lúc ông ta vẫn đang còn là một Sinh viên và ông ta đã cho tôi xem cuốn Từ điển đó. Tôi hết sức thán phục ông ta.

Tôi hứa với ông ấy và với cả chính bản thân mình sẽ cố gắng học tiếng Pháp thật tốt để không phụ lòng mong đợi của Ngài Đại sứ Pháp cũng như không phụ lòng tiến cử của người thầy quá cố Nguyễn Thúc Huy và cả sự quan tâm trực tiếp của ông ta. Ông ta cũng rất lấy làm sung sướng vì tôi không chỉ là một Sinh viên Vật lý thuần tuý mà còn là một Sinh viên có cả năng khiếu về tiếng Pháp.

Nhờ có sự đối đãi đặc biệt nên tiếng Pháp của tôi cũng đã được trau dồi và phát huy rất nhanh, có thể nói không ngoa rằng vì tôi thường được đối thoại trực tiếp với ông Philippe và được nghe qua băng Video, băng Cassette nên tôi bắt chước giọng rất chuẩn và phát âm cũng rất chuẩn, không khác gì người Pháp gốc nói tiếng Pháp.

Hơn nữa, bác Chủ nhiệm Nhà khách cũng là một cây đại thụ về tiếng Pháp nên những câu chuyện hàng ngày của tôi nói với bác cũng bằng tiếng Pháp hoàn toàn khiến cho bác càng có thiện cảm với tôi hơn.

Nhờ sự thiện cảm đó mà cho đến khi trường Đại học Sư phạm Huế đã chính thức có Công văn ép buộc bác phải đuổi tôi khỏi Nhà khách (tất nhiên là trước đó tôi không hề biết) nhưng bác đã nhất mực không đuổi tôi theo yêu cầu đó của trường mà sẵn sàng chấp nhận bị thôi việc để người khác đến thay và lúc đó người đến thay mới trực tiếp đuổi tôi.

Sau này tôi biết được chuyện đó, tôi đã rất ân hận.

 

Huế 1990

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết