Nguyên lý Máy phát Điện xoay chiều - Công ty TNHH Tam Hùng

Nguyên lý Máy phát Điện xoay chiều

Thứ năm - 14/02/2013 17:52
Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của Máy phát Điện xoay chiều

Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của Máy phát Điện xoay chiều


Cấu tạo của Máy phát Điện xoay chiều rất đơn giản gồm 1 Khung dây được gọi là Phần ứng có thể quay được trong Từ trường của một Nam châm Vĩnh cửu hoặc Nam châm điện và có phần Cổ góp gồm 2 khuyên và 2 Chổi than để lấy dòng điện ra... Nguyên lý nói trên gọi là kiểu Khung dây quay hay còn gọi là Nguyên lý Phần ứng quay.
Trên thực tế, các Máy phát Điện hiện đại đều sử dụng Nguyên lý Nam châm quay (Nam châm được đặt bên trong thay cho vị trí của Khung dây và trở thành Rotor. Khung dây sẽ được đặt bên ngoài thành Stator và trở thành bộ phận đứng yên) và được gọi là Nguyên lý Phần cảm quay.
Đồng thời người ta thay Nam châm Vĩnh cửu bằng Nam châm điện và nhờ đó có thể thay đổi Cường độ Từ trường để điều chỉnh Điện áp ra không đổi theo mức Tải tiêu thụ (nếu là Máy phát điện sử dụng Nam châm Vĩnh cửu thì Điện áp ra sẽ phụ thuộc vào Tốc độ quay của Rotor cũng như phụ thuộc vào mức tiêu thụ của Tải), do đó trong các Máy phát Điện hiện đại thường có các Hệ thống Điều khiển Kích từ để tự động điều chỉnh Điện áp ra đảm bảo luôn luôn có giá trị không thay đổi...




 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn