Điện trở - Công ty TNHH Tam Hùng

Điện trở

Chủ nhật - 27/01/2013 06:17
Điện trở là Linh kiện Điện tử sử dụng phổ biến và nhiều nhất trong tất cả các loại Linh kiện Điện tử có thể có...
Điện trở màu

Điện trở màu


Vì vậy, bài viết này giới thiệu cách nhận biết các Điện trở thông dụng và cách xác định được Trị số của các Điện trở như dưới đây.

1./. Cách đọc chỉ số
Cho đến ngày nay người ta sản xuất ra rất nhiều loại Điện trở với kích cỡ cũng như kiểu dáng rất khác nhau nhưng chung quy lại trên thân của Điện trở người ta có thể ghi giá trị của Điện trở là bao nhiêu thông qua ba cách cơ bản như dưới đây:

- Ghi rõ giá trị Điện trở là bao nhiêu bằng chữ số
Ví dụ 5R5W có nghĩa là Điện trở có giá trị là 5 ôm và chịu được Công suất là 5W. Hoặc là 1k2 - 1W nghĩa là 1,2 ki-lô-ôm và chịu được 1W
Cách ghi rõ Giá trị Điện trở như vậy chỉ được thực hiện đối với các Điện trở có kích thước lớn và cũng có nghĩa là kích thước càng lớn thì Công suất chịu đựng của nó càng lớn.

- Quy ước bằng chữ số
Cách này được thực hiện đối với các Điện trở dán (loại SMD) bằng 3 chữ số. Trong đó 2 chữ số đầu được gọi là chỉ số chính và chữ số cuối là chỉ số có bao nhiêu số 0 tương ứng là 10 mũ bấy nhiêu. Ví dụ, Điện trở dán ghi là 103 tức là bằng 10 nhân với 10 mũ 3 nghĩa là 10 ki-lô-ôm. Hoặc Điện trở có ghi là 472 thì có nghĩa bằng 47 nhân với 10 mũ 2 tức là 4,7 ki-lô-ôm.

- Quy ước bằng các vạch màu
Được thực hiện với các Điện trở có Kích thước nhỏ không thể ghi được chữ lên trên đó, thậm chí có nhiều Điện trở có kích thước đủ lớn nhưng người ta vẫn ghi bằng các vạch màu như hình trên.

Phần lớn các Điện trở được quy ước bằng các vạch màu thì có hai loại gồm 1 loại có độ chính xác cao (đạt tới sai số 1%) thì được ghi bằng 5 vạch màu.
Các Điện trở có sai số lớn thì được ghi bằng 4 vạch màu.

Cách đọc trị số của hai loại này cũng tương tự nhau. Trước hết cần phải phân biệt đầu và đuôi của Điện trở vì như vậy thì mới đọc được trị số của nó.
Với Điện trở 5 vạch màu thì vạch thứ 5 được cách với vạch thứ 4 một khoảng khá lớn còn các vạch 1 đến vạch 4 sẽ được đặt liền nhau vì vậy phải đọc từ phía các vạch liền nhau chính là phía đầu của Điện trở.

Đối với Điện trở có sai số lớn (chỉ có 4 vạch màu) thì có vạch cuối cùng là màu nhũ trắng hoặc màu nhũ vàng tương đương sai số 5% hay 10%. Vì thế, phía vạch nhũ là đuôi của Điện trở nên phải đọc ngược lại sẽ là những vạch đầu tiên.

Điều cần làm tiếp theo là phải biết cách nhận biết các vạch màu tương ứng với các chỉ số như dưới đây:


- đen = 0

- nâu = 1

- đỏ = 2

- da cam = 3

- vàng = 4

- xanh lá = 5

- xanh lơ = 6

- tím = 7

- xám = 8

- trắng = 9

Có thể tham khảo cách đọc giá trị của các điện trở theo bảng bên trái cũng như trong bảng bên phải (hoàn toàn tương tự nhau) nhưng bảng bên trái rõ ràng và dễ hiểu hơn.

2./. Các cách ghép nối điện trở
Bao gồm hai cách cơ bản đó là nối tiếp và song song như dưới đây:

Đối với mạch nối tiếp (hình bên trái) thì tổng giá trị điện trở sẽ là:
 
R = R1 + R2

Đối với mạch song song (hình bên phải) thì tổng giá trị điện trở tương đương sẽ là:
 
R = (R3 x R4)/(R3 + R4)
 
3./.  Định luật Ôhm đối với dòng điện qua điện trở

I = U/R
 
Trong đó: I = cường độ dòng điện qua Điện trở, U = Hiệu điện thế trên 2 đầu của Điện trở và R là Giá trị của Điện trở.



 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết