Nguyên lý Điều chế Tần số - Công ty TNHH Tam Hùng

Nguyên lý Điều chế Tần số

Chủ nhật - 27/01/2013 04:19
Nguyên lý Điều chế Tần số hay còn gọi tắt là Nguyên lý Điều Tần được thực hiện một cách rất đơn giản thông qua việc tạo ra một Bộ tự tạo dao động có sự thay đổi được Tần số do sự tác động của Tín hiệu như sơ đồ Nguyên lý dưới đây:


 

Hình bên phải là mạch tạo dao động dùng đèn điện tử chỉ có tính giới thiệu những kiểu mạch cổ điển.

Hình bên trái mô tả một mạch Điều chế Tần số sử dụng Transistor Trường và Diode biến dung CV có thể thay đổi được từ 20 đến 60 pF tuỳ vào Điện áp điều khiển V+Tuning.

Bộ Điều chế Tần số theo nguyên lý VCO

Nguyên lý Điều chế Tần số của mạch nói trên được mô tả một cách đơn giản thông qua giản đồ được rút gọn như hình bên đây:

Giả sử có một mạch dao động tích cực bởi một Transistor Trường như mạch nói trên hoặc Transistor Bipolar (Transistor thường) hoặc bằng Mạch khuyếch đại Thuật toán Op – Amp bất kỳ nhưng sự quyết định cho quá trình Dao động chính là Khung Cộng hưởng LC dược rút gọn như mô hình trên đây.

Trong đó, L1 đóng vai trò của phần tử Cảm kháng L một cách thuần tuý. Phần tử Dung kháng C được thay bằng Diode Biến dung D1 (Diode Varactor) và C1 trở thành D1 nối tiếp với C1 và có giá trị tương đương một Tụ điện thông thường và hợp với L1 để trở thành một Khung Cộng hưởng có vai trò quyết định về Tần số Dao động của mạch tạo dao động.

Mạch nói trên được gọi là mạch Điều Tần theo nguyên lý Điều khiển Tần số Dao động bằng Điện áp – Voltage Controlled Oscillator (VCO).

Nếu cho Thông tin nguồn (dưới dạng Tín hiệu Điện) đặt vào chân điều khiển Tuning của Diode Biến dung nói trên thì Điện dung của Diode Biến dung D1 sẽ thay đổi theo.

Khi D1 bị thay đổi Điện dung thì Tần số Cộng hưởng của Khung Dao động được tạo bởi D1C1L1 sẽ bị thay đổi vì thế sự Điều chế Tần số đã được thực hiện.

Chú ý: Điện áp Tuning (là Tín hiệu Điều chế Tần số) được đưa vào chân điều khiển Điện dung của D1 thông qua một Điện trở R1 = 100 KW là để tránh sự tác động của mạch ngoài đối với Khung Cộng hưởng L1C1D1.

Bên cạnh đó, nếu Điện áp đặt vào Diode Biến dung tăng lên thì Điện tích sẽ được tích vào nó tăng lên và khi Điện áp điều khiển Tuning đặt vào nó giảm đi thì nó sẽ xả ngược lại.

Nếu Điện tích được tích trong Diode Biến dung không được xả thì Hiệu điện thế trên hai cực của Diode Biến dung sẽ không bị giảm theo Điện áp Tuning bên ngoài đang tác dụng vào nó vì thế có thể khiến cho khi Điện áp Tuning giảm xuống thì Điện dung của Diode Biến dung không thay đổi.

Để Điện dung của Diode Biến dung thay đổi theo sự suy giảm của Điện áp Tuning tác dụng vào nó thì cần có Điện trở R2 mắc song song với Diode Biến dung để xả Điện tích bên trong nó nhằm giúp cho Hiệu điện thế trên hai cực của Diode Biến dung thay đổi theo đúng sự tác dụng của Điện áp Tuning.



Tác giả bài viết: Dr TRẦN Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn