Điện tích - Công ty TNHH Tam Hùng

Điện tích

Thứ hai - 21/01/2013 11:35
Điện tích

Điện tích

Vật lý hiện đại đã chứng minh được rằng, mọi Vật chất nói chung đều được tạo bởi các Nguyên tố hoặc ở dưới dạng đơn Nguyên tố hoặc là Hợp chất của các Nguyên tố và các Nguyên tố được tạo bởi các Nguyên tử. Khái niệm Nguyên tử được định nghĩa theo Vật lý Cổ điển vì lúc đó người ta cho rằng Nguyên tử là Đơn vị Vật chất nhỏ nhất không thể phân chia được nhưng Vật lý Hiện đại đã khám phá ra rằng Nguyên tử cũng chưa phải là nhỏ nhất và cũng không phải là không thể không phân chia được....

Và các nguyên tử được tạo bởi ba loại hạt Vật lý cơ bản gồm hạt trung hòa được gọi là Neutron, hạt mang điện âm được gọi là điện tích âm (Electron) hay còn gọi là điện tử và hạt mang điện dương được gọi là điện tích dương (Proton) có cùng giá trị về điện nhưng ngược dấu so với hạt mang điện âm. Các hạt này được gọi là các hạt cơ bản (vì Vật lý hiện đại cũng còn khám phá ra nhiều loại hạt khác cũng mang điện tích hoặc không mang điện tích nhưng không có trong thành phần cấu tạo của các nguyên tử nên được gọi là các hạt phi cơ bản).

Hình bên mô tả minh hoạ mối liện hệ giữa các hạt Vật lý cơ bản: Neutron (N) và Proton (mang điện dương) liên kết với nhau để tạo thành hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
Tiếp đó, Electron (là các hạt mang điện âm) sẽ quay quanh hạt nhân theo một quĩ đạo lượng tử (vì trên quĩ đạo đó xác suất tồn tại của hạt luôn bằng 1 nhưng không phải lúc nào cũng có thể xác định được vị trí của hạt, hơn nữa, bản thân vị trí của quĩ đạo cũng không được xác định bền vững mà nó cũng bị thay đổi theo trường tương tác cả của chính nguyên tử và của các nguyên tử lân cận).
Đồng thời, các Quỹ đạo này cũng thay đổi theo những Chu kỳ xác định và Hạt nhân bên trong nó cũng tự quay quanh chính nó với một Chu kỳ xác định.
Khi nhiệt độ thay đổi hoặc áp suất tác động lên Nguyên tử thay đổi thì vận tốc quay của các Electron cũng sẽ thay đổi theo...
 

Điện tích nguyên tố

Như vậy, bản thân các hạt Electron và Proton chính là các hạt mang điện cơ bản nhất và được gọi là các Điện tích cơ bản hay còn gọi là các Điện tích Đơn vị và cũng còn được gọi là Điện tích Nguyên tố, vì lúc bấy giờ Giá trị Điện tích mà các hạt có thể mang là giá trị nhỏ nhất và luôn có Giá trị Tuyệt đối bằng nhau mà không thể còn có giá trị điện tích nào khác nhỏ hơn thế (theo Vật lý Cổ điển).


Vật lý hiện đại còn chứng minh được rằng, ngoài các Proton và Electron có thể mang điện thì còn có các hạt khác như Pozitron là hạt có khối lượng và kích thước đúng bằng kích thước của Electron nhưng lại mang điện dương và có giá trị đúng bằng điện tích của Proton nên được gọi là Phản hạt của Electron.

Tương tự, người ta cũng còn phát hiện ra phản hạt của Proton là hạt có khối lượng đúng bằng Proton nhưng lại mang điện âm và có giá trị đúng bằng điện tích của Electron.
Bên cạnh đó, còn nhiều hạt khác cũng có thể mang điện tích với giá trị điện tích nguyên tố mà người ta gọi là các hạt phi cơ bản.

Như vậy, không chỉ có các hạt mang điện cơ bản gồm Electron và Proton mới có giá trị điện tích nguyên tố mà ngay cả các hạt Vật lý Phi cơ bản có mang điện cũng có cùng giá trị điện tích nguyên tố (hay còn gọi là giá trị điện tích đơn vị).

Ngoài ra, Vật lý Hiện đại cũng đã từng khám phá ra rất nhiều loại Hạt mang điện chỉ bằng 1/3 Điện tích Nguyên tố và cũng có nhiều Hạt mang điện chỉ bằng 2/3 Điện tích Nguyên tố

 

·        Điện tích

Khi có nhiều điện tích cơ bản cùng dấu kết hợp với nhau thì điện tích của chúng được xác định bằng tổng số các hạt mang điện cùng dấu có thể tồn tại hoặc có thể được phóng thích trên vật đang xét và được tính bằng Coulomp.

Vật lý hiện đại chứng minh rằng để tạo ra một điện tích có giá trị đúng bằng 1Coulomp thì cần phải có tới 6,25.1023 hạt mang điện cùng dấu có giá trị điện tích nguyên tố.

Hằng số 6,25.1023 được gọi là hằng số Avogadro.

Như vậy, điện tích là khái niệm không phải để chỉ các hạt mang điện thuần tuý (giá trị điện tích cơ bản) mà là để chỉ giá trị tổng thể của các điện tích cơ bản có thể kết hợp với nhau trong một “tổ hợp” mà ta đang xét.
 

·        Vật mang điện

Khái niệm Hạt mang điện thường chỉ để gọi các Hạt mang điện có Giá trị Điện tích Đơn vị (vì Vật lý hiện đại đã chứng minh được rằng, có rất nhiều loại hạt Vật lý có thể mang điện và giá trị tuyệt đối của điện tích của chúng luôn bằng nhau và được tính bằng 1 đơn vị điện tích nguyên tố và còn được gọi là điện tích đơn vị).

Ngoài ra, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp do một tác nhân kích hoạt nào đó mà các vật thể bất kỳ có thể mang điện tức là trên nó tồn tại rất nhiều các hạt điện tích đơn vị (điện tích nguyên tố) cùng dấu.

Ta nói rằng, Vật mang các Hạt điện tích cùng dấu là Vật mang điện (vì nếu cùng dấu và cùng số lượng như nhau thì vật sẽ bị trung hoà).
Vật mang điện được sinh ra có thể do bị ma sát hoặc do sự tác động Điện hóa giữa các Chất hóa học với các Kim loại hoặc các Hợp chất có khả năng giải phóng Điện tử tự do.
Trên đây là mô hình của hai Vật mang điện được tạo bởi hai Thanh kim loại khác nhau được nhúng vào trong hai Dung dịch khác nhau để tạo ra hai Vật mang điện khác nhau

 


Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn