Gạo - Công ty TNHH Tam Hùng

Gạo

Thứ hai - 14/01/2013 09:02
Vào thời bao cấp, mọi thứ mua bán đều phải xếp hàng. Mỗi sáng sớm phải dậy từ rất sớm và đến trước cửa hàng rồng rắn nối đuôi nhau để chờ đợi mua những thứ mà mình cần thiết. Điều đó không còn ai lạ gì.

Thế nhưng cũng có những điều rất lạ từ trong những ngày tháng của cuộc sống bao cấp ấy:

Một lần, tôi được mẹ tôi sai đi mua gạo, vì tuổi trẻ vẫn thường ham chơi nên khi tôi đến xếp hàng cũng đã muộn. Trước mặt tôi là một hàng dài hơn chục người đang mệt mỏi đứng chờ tự lúc nào nhưng người bán gạo thì vẫn chưa thấy đâu.

Mãi đến gần mười giờ mới bắt đầu thấy các bà các cô mậu dịch viên lạch bạch vác xác đến. Có người rủa nhỏ một câu:

Hoàng thượng bây giờ mới đến ngự triều’;

Ý muốn nói các cô các bà mậu dịch viên là những bậc rất ghê gớm. Vừa mới đến trước cửa cửa hàng gạo, các cô các bà hét inh ỏi:

Mọi người xê ra cho chúng tôi mở cửa nào!

Đứng thộn cả ra thế kia chặn hết lối ra vào làm sao người ta mở cửa được chứ!’;

          Những người khách hàng tội nghiệp kể cả tôi đành phải lùi ra xa hơn cho các bà các cô mở cửa và chờ theo thứ tự của mình:

Người xếp hàng đầu tiên là một người đàn ông mảnh khảnh dáng bộ rất hiền từ, hiền đến mức ngây ngô. Đứng đằng sau người đàn ông là một cụ bà, thấy vậy, người đàn ông liền nhường cho cụ bà mua gạo trước.

Tiếp theo là một chị đang có thai thế là người đàn ông tội nghiệp lại tiếp tục nhường.

Kế đó, một người đàn bà có vẻ đỏng đảnh nhưng miệng mồm rất giảo hoạt liền vội vả nói với người đàn ông:

Bác ơi, cháu đang rất vội, bác nhường cho cháu mua trước đi’;

Không kịp đ người đàn ông đồng ý, bà ta đã đẩy người đàn ông sang bên cạnh và nhào ngay về phía trước đống gạo xúc lấy xúc đ vào bao tải của mình đ đem cân...

Tiếp đến, những người khác được nước lại yêu cầu người đàn ông nhường cho họ được mua trước vì nào là việc nhà nước phải về đ đi làm nào là có con nhỏ nhà phải về nhà sớm đ cho con bú...

Đến lượt tôi, tôi không định dành phần của ông nhưng ông ấy vội nói:

Thôi, cháu nhỏ, cho cháu mua trước, bác sẽ mua sau’;

Đứng đợi từ sáng tới giờ, tôi không cướp phần của người khác thì chớ, được người khác nhường phần cho mà lại từ chối thì liệu mình có ngu không cơ chứ. Nghe vậy, tôi sướng như mở cờ trong bụng liền đáp lại người đàn ông một lời:

Cháu cám ơn bác rất nhiều

Và lao ngay vào đống gạo đ xúc vào bao và mang lên cân, trả tem phiếu cho các cô các bà mậu dịch viên rồi ra về.

Cùng lúc khi tôi cho bao gạo lên vai thì cũng là lúc tôi nghe tiếng cánh cửa kho gạo đóng rầm một cái và một câu nói vọng lại từ sau lưng tôi:

Bác thông cảm, đã đến giờ nghỉ trưa, chiều bác lại đến mua’;

Lúc đó, tôi mới cảm thấy thực sự khốn khổ thay cho một người đàn ông rất tử tế:

Ông rất tử tế với tất cả mọi người nhưng rốt cuộc chẳng có ai tử tế với ông. Ngay cả những bà những cô mậu dịch viên với tác phong làm việc lề mề và quan cách, tới gần mười giờ mới đến làm việc nhưng chỉ mới hơn mười một giờ đã đóng cửa hàng về nghỉ.

Tôi tự hỏi liệu người đàn ông tử tế kia không biết cả buổi chiều hôm ấy có mua được gạo hay không./.

 

 

Huế 1987

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết