Sự tách sóng được thực hiện một cách rất đơn giản như dưới đây:
Hình bên cho thấy rằng AM Signal chính là Tín hiệu được gửi đến máy thu do Sóng mang có Tần số rất lớn và tạo thành hai nửa đối xứng với nhau. Vì thế, có thể lấy một trong hai nửa biên độ bằng cách dùng một Diode D1 để tách lấy một nửa Chu kỳ của Sóng mang (hoặc chỉ lấy nửa trên hoặc chỉ lấy nửa dưới) theo hình vẽ đơn giản bên đây: |
Dạng Tín hiệu ra sau khi tách sóng là dạng các nửa xung (p) có Tần số đúng bằng Tần số của Sóng mang
Hình trên đây cho thấy rõ hơn về kết quả sau Tách sóng nhưng chưa được san phẳng thì Tín hiệu ở dạng các nửa Biên xung của Sóng mang nên không liên tục.
Hình bên dưới đây cho thấy sự liên tục hoá của Tín hiệu nhờ sự san phẳng của tụ điện C và điện trở R: Hằng số Thời gian RC phải lớn hơn rất nhiều so với Chu kỳ của Sóng mang nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với Chu kỳ nhỏ nhất của Tín hiệu được điều chế.
Chú ý 3: Tại máy thu có thể thực hiện việc tách sóng với cả hai nửa Biên độ của Tín hiệu theo kiểu Nhân đôi Điện áp để có thể nâng cao hệ số khuyếch đại Tín hiệu của mạch Tách sóng như sơ đồ bên cạnh đây:
Tại nửa chu kỳ dương thì Diode D1 sẽ tách Tín hiệu và nạp vào tụ C1 để tạo ra một nửa Biên độ.
Tại nửa chu kỳ âm thi Diode D2 sẽ tách Tín hiệu và nạp vào tụ C2.
Vì tụ C1 và tụ C2 mắc nối tiếp với nhau nên theo nguyên lý mạch điện nối tiếp của tụ điện thì Điện áp mạch ngoài sẽ bằng tổng giá trị điện áp trên hai tụ. Nhờ vậy mà Biên độ Tín hiệu sau tách sóng được nhân đôi so với nếu chỉ tách sóng một nửa chu kỳ.
Ngoài ra, trên thực tế còn có những mạch vừa tách sóng và vừa kiêm luôn cả chức năng khuyếch đại như hình bên đây: Vì tiếp giáp B – E của Transistor Q1 chỉ cho Tín hiệu ở nửa chu kỳ dương và lớn hơn mức ngưỡng phi tuyến của nó qua nó nên Tín hiệu sẽ được tách sóng và được khuyếch đại bởi chính transistor Q1.
Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh
Lưu ý: Các bài viết trên in lại các trang web hoặc các nguồn phương tiện truyền thông khác không xác định nguồn http://tri-heros.net là vi phạm bản quyền
Những tin cũ hơn