Lốc xoáy - Công ty TNHH Tam Hùng

Lốc xoáy

Thứ ba - 15/01/2013 04:03
Lại một năm nữa cũng sắp trôi qua. Tôi tưởng rằng năm nay (2003) sẽ trôi qua một cách yên ả, không có chuyện gì xảy ra nhưng mà đến cuối năm, khoảng tháng mười một thì một cậu Học viên cũ của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã tốt nghiệp mà tôi đã từng xin cho cậu ta vào làm ở một Cơ quan Quân sự ngay trong thành phố Hà nội đã đến tìm tôi và nói rằng: ‘Em có một cậu bạn rất thân, trước đây từng học Phổ thông ở trong quê cùng với em, sau đó cậu ta học Đại học Bách khoa Hà nội và tốt nghiệp được một năm. Hiện tại cậu ta làm cho Công ty Thăng Long – Bộ Công An. Mới đây Công ty Thăng Long đang dự định tham gia đấu thầu một Dự án rất lớn, hơn nữa đây là Dự án đấu thầu Quốc tế mà từ trước tới nay Công ty Thăng Long này chưa làm bao giờ cả nên chưa có kinh nghiệm và muốn mời anh làm Chuyên gia Trưởng giúp đỡ họ’;

Tôi định từ chối bởi tôi nghĩ rằng mình cũng đã ‘đóng cửa’ được gần ba năm rồi và chỉ còn nốt vài ba tháng nữa để suy nghĩ thêm những việc nên làm và không nên làm trong cuộc đời mình nên tôi không muốn vội vàng gì cho hỏng việc. Tôi liền bảo:

‘Cám ơn nhưng mà...’;

Cậu ta liền cố sức năn nỉ:

‘Cơ hội này hiếm có lắm, nếu anh tham gia vào vụ này thì cho em đi cùng để được học hỏi kinh nghiệm bởi vì trong đời em em nghĩ rằng đây là một Dự án rất lớn đủ để cho em học hỏi có thể lớn người lên được.

Dù anh không muốn cho cá nhân anh thì anh cũng nên tìm cách tạo cơ hội cho bọn em được học hỏi và trưởng thành’;

Nghe cậu ta thuyết phục như vậy thì tôi cũng nghĩ rằng ‘thôi thì cũng chỉ còn vài ba tháng nữa cũng chẳng là mấy đành nhận lời đi theo cậu ta để đến gặp và làm việc với Công ty Thăng Long.

Khi đến Trụ sở của Công ty Thăng Long, ông Phùng Quang Minh vui vẻ tiếp tôi và nói rằng:

‘Đây là Dự án lớn nhất từ trước tới nay mà Công ty Thăng Long có thể đảm nhiệm được’;

Tôi liền hỏi:

‘Tổng trị giá của Dự án là bao nhiêu’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Phải đấu thầu thì mới biết được tổng giá trị nhưng vì nó là Dự án Đấu thầu Quốc tế nên chắc chắn nó là Dự án lớn và không chỉ lớn đồi với Công ty Thăng Long mà nó còn lớn nhất so với cả Tổng cục Hậu cần từ trướ tới nay bởi Công ty Thăng Long trực thuộc Tổng cục Hậu cần’;

Tôi thầm nghĩ ‘đúng là họ chưa làm kiểu này bao giờ nên ngay cả cách nói cũng rất mơ hồ’, tôi liền hỏi tiếp:

‘Anh mua Hồ sơ Mời thầu trị giá bao nhiêu?’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Năm trăm nghìn’;

Theo nguyên tắc định giá Hồ sơ Mời thầu, tôi ước tính sơ bộ và dự đoán được Tổng giá trị của Gói thầu mà Công ty Thăng Long chỉ được xác định trong khoảng từ 600 nghìn cho tới 1 triệu 500 nghìn USD. Tôi nói với ông Phùng Quang Minh rằng:

‘Với tôi thì Dự án này không phải là lớn và cũng không phải là quá khó, anh đưa cho tôi xem toàn bộ Hồ sơ Mời thầu tôi sẽ xem qua vài hôm và sẽ có trả lời cụ thể cho anh sau ba đến bốn ngày’;

Ông Phùng Quang Minh liền đưa cho tôi toàn bộ năm cuốn Hồ sơ Mời thầu được soạn thảo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tôi giở ra đọc lướt qua cả năm cuốn rồi ký biên bản xác nhận đã nhận năm cuốn Hồ sơ Mời thầu để nghiên cứu và sẽ có kế hoạch cụ thể.

Ông Phùng Quang Minh hồ hởi nói thêm:

‘Trong Công ty Thăng Long không ai dám đứng ra nhận vụ này đâu. Chỉ có tôi mới dám đứng ra làm thôi, cố gắng giúp tôi nhé!’;

Trước khi ra về, tôi nói với ông ta:

‘Về mặt chuyên môn của cá nhân tôi tì tôi không ngại, chỉ có điều tôi chưa biết thực lực của Công ty của anh như thế nào. Liệu họ có thể đáp ứng được theo những yêu cầu và sự chỉ đạo của tôi hay không.

Trong trường hợp nếu anh chấp nhận, tôi sẽ kiểm tra và đánh giá lại năng lực cụ thể của họ. Nếu đáp ứng thì tôi sẽ đứng ra giải quyết công việc cùng với họ.

Nếu họ không đáp ứng được thì tôi sẽ tổ chức cho anh một đội ngũ nhân lực có đủ mọi yêu cầu để thực hiện công việc’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Cố gắng tận dụng được nhân lực của Công ty thì tốt, còn nếu không thì cứ giúp tôi một đội ngũ nhân lực mới cũng được’;

Tôi quay về nhà và cố gắng tập trung cao độ để đọc hết toàn bộ năm cuốn Hồ sơ Mời thầu gần 3000 trang tiếng Anh trong vòng một ngày và trả lời cho ông Phùng Quanh Minh biết quyết định của tôi:

‘Đối với tôi, Dự án này hoàn toàn nằm trong tầm tay của tôi trong mọi yêu cầu kỹ thuật và mọi năng lực chuyên môn khác bao gồm cả các vấn đề dịch thuật và chỉ đạo thực hiện...’;

Ông Phùng Quang Minh nghe vậy liền nói:

‘Nếu vậy thì cậu hãy giúp tôi bắt tay vào công việc cho sớm’;

Tôi bắt tay vào nghiên cứu những yêu cầu cụ thể và chi tiết của việc bỏ thầu và việc thiết lập Hồ sơ Dự thầu.

Đúng ba ngày sau ông Phùng Quang Minh gọi điện cho tôi:

‘Cậu đã nghiên cứu xong Hồ sơ Mời thầu chưa?’;

Tôi trả lời:

‘Tôi đã xem xong những yêu cậu quan trọng rồi và cho phép khẳng định là có thể làm được’;

Nghe tôi nói vậy, ông Phùng Quang Minh liền nói:

‘Nếu vậy thì cậu hãy đến ngay Công ty gặp tôi để bàn kế hoạch cụ thể luôn nhé’;

Tôi đến ngay Trụ sở Công ty Thăng Long lúc bấy giờ vẫn đang đóng tại Phố Tuệ Tĩnh và gặp ông Phùng Quang Minh ở trong quán nước bên cạnh Công ty của anh ta. Tôi nói:

‘Tôi đã nghiên cứu rất kỹ toàn bộ Hồ sơ Mời thầu và có thể nói rõ cho anh như thế này:

Đây là Dự án Xây dựng Nhà máy Nhiệt Điện Mở rộng Uông Bí 300 MW do LILAMA làm Tổng thầu.

Toàn bộ Dự án Nhà máy Điện được chia làm 34 Gói thầu lớn nhỏ, trong đó Gói thầu mà anh tham gia chỉ là Gói Phòng Chống Cháy bên ngoài tức chỉ là một Giói Phụ trợ.

Nếu anh đồng ý thì chúng ta có thể ký hợp đồng và tôi sẽ đảm nhiệm cương vị là Chuyên gia Trưởng cho anh:

Nội dung công việc của tôi bao gồm chỉ đạo cả về phần kỹ thuật và dịch thuật để đảm bảo cho hoàn thiện cho anh toàn bộ bộ Hồ sơ Dự thầu’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Cậu hãy cố gắng giúp tớ, như vậy là cậu sẽ làm trọn gói cho tôi toàn bộ bộ Hồ sơ Dự thầu...’;

Ông ta dừng lại giây lát rồi nói:

‘Chỉ có điều đây là giai đoạn tham gia đấu thầu nên sự rủi ro rất cao: Mặc dù cậu làm cho tôi một bộ Hồ sơ Dự thầu rất hoàn chỉnh và tốn rất nhiều công sức nhưng do có nhiều nhà thầu cùng tham gia nên cũng có thể trúng thầu mà cũng có thể không...’;

Nghe đến đó, tôi nghĩ rằng ông ta muốn ‘mặc cả’ để chơi nước đôi với tôi. Tôi cắt lời:

‘Vì thế anh muốn thương thuyết với tôi để tôi chấp nhận rằng nếu anh trúng thầu thì lúc đó tôi mới có thể bắt đầu được tính công trạng. Còn nếu bộ Hồ sơ mà tôi làm cho anh không trúng thầu thì coi như không được tính?’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Cậu hiểu được như vậy thì tốt quá, tạm thời cậu cứ làm cho tôi và sau khi trúng thầu thì tôi sẽ đền đáp công sức thoả đáng cho cậu’;

Tôi liền đề nghị:

‘Anh hãy thảo với tôi một bản hợp đồng xác định rõ phần hành công việc và quyền lợi mà tôi có thể nếu như anh trúng thầu’;

Ông Phùng Quang Minh vội khoát tay nói:

‘Công sức của cậu thì có ai dám đứng ra tranh giành đâu bởi đây là Dự án lớn nhất từ trước Công ty cho tới nay, đã không làm được thì ai dám tranh giánh công lao với cậu.

Trước sau cũng còn đó, với lại, cậu cũng quen biết khá nhiều anh em trong Công ty của tớ nên suy cho cùng cậu cũng là người quen với tôi đâu có lạ lùng gì mà cứ phải chắc lép với nhau cho nặng nề.

Sau khi trúng thầu thì cậu vẫn tiếp tục giúp tôi thực hiện, toàn bộ Dự án là công cả của cậu, còn gì hơn nữa đâu ...’;

Tôi định nói thêm với ông ta bởi cũng đã nghĩ ngay rằng ông ta là một kẻ cáo già nên tôi định từ chối không muốn làm nữa. Nhưng ông Phùng Quang Minh lại nói khích tôi:

‘Nếu cậu cảm thấy khó quá, không làm được thì để tôi thôi không làm Dự án này nữa bởi vì tôi cũng chẳng còn có thể trông cậy vào ai khác...’;

Câu nói đó của ông Minh đã chạm lòng tự ái nghề nghiệp của tôi khiến tôi phải buột miệng nói:

‘Thôi được, tôi sẽ chấp nhận đứng ra tổ chức cho anh một nhóm làm Hồ sưo Dự thầu, theo đề nghị của anh, mọi thứ sẽ được tính toán sau khi đã trúng thầu.

Sau khi trúng thầu tôi cũng sẽ tiếp tục thực hiện Dự án cho đến cùng nên tôi nghĩ là đến lúc đó cũng chưa muộn’;

Về phần tôi sau khi chấp nhận một ‘hợp đồng’ không thành văn với ông Phùng Quang Minh, tôi bắt đầu tuyển chọn nhân lực và tổ chức một đội ngũ để làm Hồ sơ Dự thầu cho ông Phùng Quang Minh đứng đại diện cho Công ty Thăng Long thì mới chợt nhớ ra rằng lúc này cũng đã là mùa đông và tôi cảm thấy lo ngại sức khoẻ của mình sẽ bị suy sụp ngay trong những ngày tới đây.

Đặc biệt, với cường độ làm việc quá căng thẳng thì chắc chắn là sức khoẻ của tôi sẽ bị suy sụp rất nhanh. Thế rồi một ‘sự cố’ bất ngờ đã xảy ra: Sau khi thiết lập xong Tổ làm thầu và trở về nhà tôi đã cùng một cậu nhân viên mới trong Tổ làm thầu cùng đi ăn phở và ngay tối hôm đó trở về nhà tôi đã bị ngộ độc thức ăn.

Suốt cả tối hôm đó gần như tôi bị tháo ruột và tưởng như bị kiệt sức có thể phải vào viện cấp cứu nhưng khi gần đến sáng thì bắt đầu đỡ hẳn và tôi cảm thấy yên ổn trở lại. Đến sáng thì tôi chỉ cảm thấy mệt nhưng bằng linh cảm thì tôi không còn thấy nguy hiểm nên quyết định nằm nghỉ ở nhà.

Trong ngày hôm đó, ông Phùng Quang Minh vì không thấy tôi đến nên gọi điện cho tôi và lo lắng hỏi. Tôi trả lời cho ông ấy biết sự việc đã xảy ra tối qua và bảo ông ta yên tâm rằng hôm sau tôi sẽ đến làm việc: Sáng hôm sau, khi tôi đến Công ty Thăng Long, ông Phùng Quang Minh đã thay tôi cắt đặt và bố trí chức vụ cho tất cả các nhân viên trong Tổ làm thầu và ông ta nói với tôi rằng:

‘Vì cậu không phải là người của Công ty nên cậu chỉ làm việc với tư cách là Chuyên gia. Tôi đã cắt đặt các Tổ trưởng và Tổ viên để thực hiện Hồ sơ thầu. Cậu hãy giúp tôi chỉ đạo toàn Tổ làm thầu nhé!’;

Nghe qua cách nói của ông Phùng Quang Minh, tôi đã biết ngay rằng ông ta đã có kế hoạch để chuẩn bị ‘lật đổ’ tôi sau khi ông ta thắng thầu. Tôi rủa thầm ‘khốn nạn thật, vậy là cái chiêu bài cũ mà phần lớn các Doanh nghiệp của Bộ Nội Vụ cũ trước đây tôi đã từng giúp họ làm các Dự án lại được lặp lại một cách tương tự ở chính Công ty Thăng Long’. Có lẽ là họ được ‘đào tạo cùng một trường’ nên cách làm của họ hoàn toàn giống nhau...

Tôi liền nói với ông Phùng Quang Minh:

‘Nếu vậy, anh phải ký với tôi hợp đồng làm chuyên gia và qui định rõ trách nhiệm của đôi bên’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Chiều nay, chúng ta sẽ họp cùng với Giám đốc của Công ty là ông Lê Đình Tòng thì cậu hãy đề đạt luôn thể’;

Đúng chiều hôm đó, cuộc họp đầu tiên được tiến hành để khởi động cho Tổ làm thầu bắt đầu vận hành. Ông Phùng Quang Minh giới thiệu tôi, với tư cách là Chuyên gia, trực tiếp với ông Lê Đình Tòng. Ông Lê Đình Tòng tỏ vẻ vui mừng và thuyết phục tôi:

‘Nếu được cậu giúp cho thì quá tốt, hiện thời Công ty đang rất khó khăn nên chưa thể đáp ứng được công xá cho cậu.

Vì thế, tôi mong rằng cậu và ngưòi của cậu hãy hết lòng giúp đỡ Công ty của chúng tôi, với tư cách là một Lãnh đạo cao nhất của Công ty, tôi xin hứa sẽ đảm bảo mọi quyền lợi cho cậu.

Trong thời gian thực hiện công việc, cậu hãy cứ làm việc trực tiếp với cậu Minh bởi tôi đã giao cho cậu Minh đứng ra đại diện cho Công ty để ký kết và thực hiện Dự án này.

Dù gì cũng mong cậu hãy dốc hết sức vì công việc là trên hết. Công ty Thăng Long là một Doanh nghiệp thuộc Bộ Công An nên rất biết giữ chữ tín lên hàng đầu và luôn có trách nhiệm đền đáp xứng đáng với công sức mà cậu đã từng bỏ ra’;

Nghe lời hứa có vẻ rất khẳng khái nhưng bằng linh cảm của mình, tôi cũng đã cảm thấy rằng đằng sau lời hứa ấy là cả một âm mưu đã và đang được dàn dựng rất công phu của ông ta cùng với gã Phùng Quang Minh khiến tôi do dự nói:

‘Tôi sẽ suy nghĩ thêm điều này và sẽ bàn lại cụ thể với các anh’;

Ông Lê Đình Tòng nói:

‘Dù gì thì gì, xin cậu hãy đặt công việc lên hàng đầu. Tôi xin hứa trước Công ty sẽ đảm bảo mọi quyền lợi cho cậu...’;

Tôi rủa thầm ‘đã đành là công việc là trên hết nhưng mà quyền lợi và mọi thủ tục pháp lý cho người lao động vẫn phải được đảm bảo chứ’ và bất giác tôi cảm thấy căng thẳng đến tột độ vì tôi không chỉ phải tập trung toàn bộ trí lực của mình cho công việc mà còn phải đấu trí với cả ông Lê Đình Tòng cùng ông Phùng Quang Minh trước những mưu kế mà họ đang tính sẵn với tôi.

Sau khi bước ra khỏi phòng làm việc của ông Lê Đình Tòng, tôi nói ngay với ông Phùng Quang Minh:

‘Tôi muốn bàn lại cụ thể với anh!’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Chúng ta sang quán trà bên cạnh Công ty nhé’;

Tôi đồng ý và đi cùng ông Phùng Quang Minh vào quán trà để cùng bàn công việc, ông Minh nói:

‘Cậu hãy cứ yên tâm mà làm cho tôi đi, cậu thấy đấy, tôi cũng đã báo cáo cụ thể với Lãnh đạo của Công ty rồi, còn gì để cậu phải nghi ngờ tôi nữa. Mọi thủ tục giấy tờ bây giờ chỉ có tính hình thức thôi, cậu đừng chắc lép với tôi quá sẽ làm cho thái độ công việc trở nên nặng nề phức tạp’;

Một cảm giác khó chịu khi tôi nghĩ rằng họ đường đường là những Doanh nghiệp Nhà nước và hơn thế họ thuộc Bộ Công An mà lại có những cung cách làm ăn không minh bạch. Tôi đang nghĩ ‘có lẽ mình nên từ chối thì vẫn còn kịp’, nhưng ông Phùng Quang Minh liền nói thêm:

‘Cậu cũng thấy đấy, giữa chúng ta có rất nhiều mối quan hệ quen thân với nhau, chẳng lẽ cậu cứ muốn làm cho sự việc trở nên quá nghiêm trọng về mặt hình thức hay sao.

Nếu cậu còn gì chưa thoả mãn thì cậu cũng có thể gặp trực tiếp Giám đốc Công ty để đề đạt thêm như ông ấy đã hứa với cậu lúc nãy’;

Tôi nói rằng:

‘Nếu tôi có gặp anh hay gặp Giám đốc của anh thì cũng chỉ cần yêu cầu được hợp pháp hoá chức danh của tôi trong Dự án này, trên cơ sở đó sẽ xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm mỗi bên’;

Ông Minh kỳ nèo:

‘Tôi đã bảo với cậu rồi, chúng ta sẽ cùng làm cùng hưởng. Không ai có thể ăn tranh phần của cậu bởi vì sau khi trúng thầu thì cậu cũng vẫn là người đứng ra giúp tôi thực hiện Dự án cho đến khi kết thúc.

Cậu có thấy không, đó chính là quyền lợi và trách nhiệm của cậu rõ rành rành như vậy rồi còn gì nữa!?’;

Tôi đành tự nghĩ rằng ‘thôi thì cứ hãy coi như là mình mới bắt đầu cuộc đời sự nghiệp nagy từ đầu như từ bao lâu nay mình vẫn từng làm vậy. Mình cũng sẽ phải có cách để tự bảo vệ cho mình và phải hết sức thận trọng mới được’, tôi chấp nhận:

‘Thôi được, tôi sẽ tính toán mọi việc với anh sau khi anh đã trúng thầu. Bậy giờ tôi sẽ tập trung toàn bộ tư tưởng vì công việc’;

Ông Phùng Quang Minh tỏ vẻ sung sướng và nói:

‘Có vậy chứ, thế mới gọi là tác phong của một thanh niên’;

Tôi mặc lòng cho ông ta khen tụng mơn trớn:

‘Tôi sẽ chính thức điều hành Tổ làm thầu ngay từ ngày hôm nay’;

Trong thâm tâm tôi cũng đã có một trù tính sẵn, bởi tôi cũng đã tự đứng ra tuyển chọn thêm ba nhân viên mới gồm hai cô bé vừa mới tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ làm phiên dịch tiếng Anh và một cậu nữa cũng vừa mới tốt nghiệp về Kỹ thuật ở Đại học Bách khoa.

Tôi hy vọng rằng bọn họ sẽ trở thành những cánh tay đắc lực của tôi và cũng sẽ là những người bảo vệ quyền lợi cho tôi. Nhưng kỳ thực, tôi cũng đã không lường trước được tình huống chính những người do tôi trực tiếp tuyển dụng đã bán đứng tôi sau này.

          Cũng rất may, mùa đông đó tôi không gặp những trận ốm nhừ tử như những năm trước đó, tôi vẫn đi lại khá linh hoạt mặc dầu hai đầu gối và mấy đầu ngón tay vẫn sưng lên vì bệnh khớp mỗi khi đông về...

Tôi làm việc cật lực cả ngày lẫn đêm, hàng ngày tôi vẫn phải đến Văn phòng Công ty để đôn đốc công việc: Lên kế hoạch thực hiện và phân bổ cho người thực hiện, mọi việc sẽ được kiểm tra lại vào cuối ngày.

Khi về đến nhà tôi vẫn còn phải tranh thủ cho tới khuya để kiểm duyệt lại những gì đã làm và những gì sẽ phải làm trong ngày mai để lập kế hoạch cho ngày hôm sau, thậm chí cho những ngày sắp tới.

Trong vòng một tuần, kể từ lúc nhận được Bộ Hồ sơ Mời thầu bằng tiếng Anh dày cỡ 3000 trang từ ông Phùng Quang Minh, tôi đã ‘gặm nhấm’ bằng kỹ năm cuốn Hồ sơ Mời thầu đó và cũng lên kế hoạch ‘đáp trả’ bằng ba cuốn Hồ sơ Dự thầu cũng bằng tiếng Anh hoàn toàn...

Bên cạnh đó, việc thực hiện Hồ sơ Dự thầu không chỉ có dịch Hồ sơ Mời thầu và biên soạn Hồ sơ Dự thầu bằng tiếng Anh mà còn phải thực hiện thiết kế tiền sơ bộ và tiền khả thi cho toàn Dự án sẽ có thể thực hiện để hoạch định các công đoạn, qui trình, khối lượng công việc bao gồm trang thiết bị – vật tư – phụ tùng cùng với nhân công để ước tỉnh tổng trị giá của Gói thầu khi chính thức thực hiện.

Dĩ nhiên rằng việc ước tính giá khi bỏ thầu phải được chúng tôi thực hiện hết sức chính xác bởi bó cũng là một trong những yếu tố quyết định khả năng trúng thầu của chúng tôi:

Nếu trị giá bỏ thầu thấp thì cơ hội trúng thầu sẽ rất cao nhưng khi chúng tôi bắt tay thực thi thì nó sẽ trở thành khó khăn với chúng tôi bởi giá trị thầu thấp thì lợi nhuận khi thực hiện cũng sẽ rất thấp.

Tôi phải cân nhắc và tính toán hết sức thận trọng về tổng trị giá bỏ thầu trong Hồ sơ Dự thầu của chúng tôi. Cũng rất may, tôi đã liên hệ được với rất nhiều ‘đối tác’ Hàn Quốc mà nhiều năm trước đây tôi đã từng ký kết một số hợp đồng mua nhập thiết bị và vật tư thông qua họ cho những Dự án trước đây. Tôi đã tìm cách liên hệ với họ trở lại:

Trong số các ‘đối tác’cũ người Hàn Quốc trước đây có rất nhiều người cũng đã từng làm ăn khá lâu dài tại Việt nam. Có nhiều người đã gần như ở hẳn tại Việt nam trong suốt mười năm qua, họ vẫn kiên trì bám trụ để tìm kiếm những cơ hội làm ăn ở Việt nam.

‘Thương trường’ của Việt nam cũng đã làm cho họ ngày càng bị ‘biến chất’ hơn so với thời kỳ đầu mà tôi gặp họ: Nếu trước đây họ chân tình vồn vả bằng chính những tình cảm chân thành với tôi bao nhiêu thì bây giờ họ lại tỏ ra chỉ quan tâm đến cái lợi cho cá nhân họ.

Tất nhiên họ cũng hiểu được rằng, trong thời gian qua, thông qua những hợp đồng mà tôi đã từng làm với họ cũng đã từng mang lại quyền lợi xác đáng cho họ. Nhưng điều mà tôi muốn nói rằng trong những hợp đồng trước đây nếu những gì nằm trong khả năng của họ thì họ sẵn sàng cung cấp cho tôi một cách hữu nghị với giá gốc.

Ngược lại, nếu những gì họ không thể cũng cấp thì họ rất thoải mái giới thiệu cho tôi trực tiếp gặp gỡ và làm việc với những đối tác khác mà họ có quen biết hoặc là trong hệ thống đường dây làm ăn của họ.

Còn bây giờ thì họ ‘ôm trọn gói’, kể cả nhiều hạng mục họ không cung cấp được thì họ cũng muốn đứng ra làm trung gian để cung cấp toàn bộ khiến cho công việc trở nên rất phức tạp.

Từ chỗ họ chỉ là những Nhà cung cấp Chuyên dụng cho một số lĩnh vực hoặc một số chức năng nào đó của một Tập đoàn lớn của Hàn Quốc, họ đã trở thành những ‘hàng mẹt’ để cung cấp và buôn bán tất cả những ‘thượng vàng hạ cám’ nghĩa rằng tất cả những gì có thể mua được và những gì có thể bán được là họ đều làm tất.

Tôi biết rằng nếu phải chấp nhận nhiều hạng mục của Dự án phải thông qua trung gian thì giá thành sẽ bị đội lên rất nhiều nên tôi kiên quyết bóc tách những hạng mục mà các đối tác quen của tôi có thể đảm bảo được sẽ cung cấp cho tôi với giá gốc.

Những hạng mục khác sẽ được tìm kiếm tiếp tục cho tới khi tìm được nguồn cung cấp chính gốc thì mới được chấp nhận.

Nhờ có nhiều năm lăn lộn trên Thương trường nên khả năng tiếp cận các Nhà cung cấp của tôi cũng rất phong phú và rất nhanh nhạy nên chỉ trong vòng không quá hai mươi ngày, tôi đã thu thập tìm kiếm được nhiều Nhà cung cấp Thiết bị chính thức cho Dự án với giá gốc của cả Châu Âu và Mỹ để có thể cung cấp đủ thiết bị, vật tư và phụ tùng cho Dự án sau này cũng như cung cấp được những thông số cần thiết cho việc lập Hồ sơ Dự thầu hiện tại.

Trong vòng bốn mươi ngày, toàn bộ Bộ Hồ sơ Dự thầu cũng đã được dàn dựng hoàn chỉnh để có thể cho phép đóng quyển và nộp cho Tổng thầu LILAMA để bỏ thầu.

Lúc đó, một nữ nhân viên văn phòng của Công ty Thăng Long được điều tới để phối hợp chỉnh sửa lại toàn bộ nội dung của Hồ sơ Dự thầu trước khi đóng quyển và ký tên cũng như đóng dấu để nộp LILAMA.

Có lẽ, cô nhân viên này đã được sự chỉ đạo của ông Phùng Quang Minh và ông Lê Đình Tòng nên khi kiểm tra đến phần trình bày về Lý lịch trích ngang của những người thực hiện Dự án, cô ta đã gạch bỏ phần Lý lịch của tôi cùng với những người của tôi trong lúc tôi đã chuẩn bị rất đầy đủ mọi Lý lịch trích ngang của tất cả mọi thành viên của cả Công ty Thăng Long đang tham gia thực hiện lập Hồ sơ thầu.

Lúc in thử, tôi kiểm soát lại và phát hiện không có, tôi hỏi:

‘Tại sao lại thiếu phần Lý lịch của tôi và những người của tôi?’;

Cô ta ranh mãnh trả lời:

‘Ồ, xin lỗi anh, em nhập thiếu’;

Thực chất, việc nhập hồ sơ để đóng quyển không phải là do cô ta thực hiện mà là do người của tôi đã trực tiếp thực hiện và việc đó đã được ngưòi của tôi làm rất cẩn thận và chu đáo bởi điều này liên quan đến quyền lợi của chúng tôi sau này.

Vì vậy, phần Lý lịch của chúng tôi bị thiếu là do chính cô ta tự ý xoá bỏ trên máy tính, không phải là nhập thiếu như cô ta biện hộ...

Tôi biết đây là một âm mưu, và tôi yêu cầu:

‘Cô hãy in đúng bản gốc mà tôi đã làm nếu không có sai sót gì về phía các Thủ tục và Hồ sơ Pháp lý của Công ty Thăng Long. Trong trường hợp có sai sót thì cô có thể chỉnh lý và bổ sung thêm, mọi cái khác cô không được phép xoá bỏ’;

Cô ta im lặng và làm theo lời của tôi để in lại toàn bộ Hồ sơ theo bản gốc trên máy tính mà tôi đã giao cho cô ta vì không hề có sai sót gì ngoài vấn đề về Lý lịch của chúng tôi mà cô ta vô cớ xoá bỏ.

Cho đến đây tôi đã nghĩ rằng cần phải hết sức đề phòng những hành động mờ ám của bọn họ mới được.

Tuy nhiên sau đó, tôi cũng không giám sát được việc tiến hành Photo copy ở bên ngoài do người của Công ty Thăng Long nên tôi cũng không biết được rằng phần Lý lịch của tôi và của những người của tôi có bị loại bỏ hay không vì khi đóng quyển, ký tên và đóng dấu rồi sau đó mang nộp Hồ sơ thì tôi không còn thời gian để kiểm tra nữa.

 Lại nói đến công việc đóng quyển, lúc được giao nhiệm vụ đóng quyển, những nhân viên của Công ty Thăng Long đều được giao một mật lệnh là tìm cách loại bỏ tất cả những gì liên quan đến tôi và người của tôi ra khỏi Hồ sơ Dự thầu.

Việc in ấn đã được tôi kiểm soát rất chặt chẽ và tôi cũng luôn để mắt đến cô nhân viên văn phòng mà đã trực tiếp xoá bỏ phần lý lịch của chúng tôi nên khi đến nhận bản gốc của bộ Hồ sơ Dự thầu để mang đi Photo, cậu nhân viên của Công ty Thăng Long cũng không hề biết những việc đã xảy ra.

Còn việc cô nhân viên văn phòng vì bị tôi phát hiện nên vừa không dám tiếp tục giở trò và cũng vừa hậm hực nên quên mất việc phải lưu ý lại ‘sự cố’ đã xảy ra nên toàn bộ Hồ sơ đã được copy lại nguyên bản theo đúng bản gốc được in ra.

Rốt cuộc, toàn bộ Hồ sơ Dự thầu cũng đã được hoàn tất trong giai đoạn đầu, tôi thở dài nhẹ nhõm và cũng bắt tay vào nghiên cứu lại toàn bộ nội dung những công việc mà tôi đã làm để tiếp tục cho những giai đoạn tiếp theo trong thời gian chờ đợi kết quả ở Tổng thầu LILAMA.

Một tuần sau khi nộp quyển cho LILAMA, chúng tôi được mời đến để họp bàn cho việc phỏng vấn của Tư vấn của LILAMA đối với các nhà thầu con. Vị Tư vấn của LILAMA trực tiếp làm việc với chúng tôi là một người Thái lan người cao to và có nước da đen sì như là người Châu Phi, nói tiếng Anh rất khó nghe và đặt ra cho chúng tôi hàng loạt câu hỏi mà họ cũng đã thông báo trước cho chung tôi để chuẩn bị trước đó ba hôm.

Nội dung của cuộc thảo luận này không khó bởi chúng tôi cũng đã được chuẩn bị. Kết thúc cuộc đàm phán, chúng tôi trở về với một hy vọng tràn trề và hoàn toàn tin tưởng.

Về phía LILAMA, sau khi kết thúc các cuộc đàm phán giữa họ với các ‘ứng cử viên’ gồm Công ty Thăng Long và những đối thủ của Công ty Thăng Long thì họ vẫn chưa thể đi đến quyết định là chọn Công ty Thăng Long hay sẽ chọn đối tác nào làm nhà thầu con cho Gói thầu Phòng Chống Cháy, buộc họ phải yêu cầu chúng tôi làm thêm Hồ sơ Bổ sung.

Phía Công ty Thăng Long cũng bắt đầu cảm nhận được sự thắng lợi của họ sắp bắt đầu nên cũng đã bắt đầu thể hiện những động thái rất rõ ràng cho kế hoạch ‘lật đổ’ của bọn họ đối với tôi và những người của tôi:

Trong phần Hồ sơ Bổ sung, LILAMA đã yêu cầu phía Công ty Thăng Long phải nêu rõ các vị trí cốt cán trong đội ngũ chỉ đạo kỹ thuật thực thi Dự án kèm theo Sơ đồ Tổ chức Công ty cũng như Sơ đồ Tổ chức Nhân lực...

Tôi đã chỉ đạo việc đề bạt những người của Công ty Thăng long và chúng tôi vào những vị trí thích ứng của Dự án. Nhưng sau khi họp Lãnh đạo của Công ty Thăng Long, tôi và những người của tôi lại bị gạch ra khỏi danh sách những người thực hiện chính mặc dù ông Minh gặp tôi và trực tiếp nói với tôi rằng:

‘Công ty Thăng Long là một Doanh nghiệp thuộc Bộ Công An nên cơ cấu nhân sự và quản lý nhân sự rất phức tạp.

Cậu không phải là người của Công ty nên cậu chỉ đạo Dự án giúp cho tôi theo danh nghĩa là Chuyên gia, không thể đứng ở cương vị là chỉ đạo kỹ thuật của Dự án được’;

Tôi nói:

‘Nếu vậy, anh hãy làm quyết định cho tôi là một Chuyên gia!’;

Ông Phùng Quang Minh lại nói:

‘Sao cậu cứ chắc lép vậy, việc đã đến lúc gần xong rồi...’;

Tôi tức tối nói với ông Minh rằng:

‘Nếu vậy, sáng ngày mai tôi sẽ làm việc cụ thể với Lãnh đạo Công ty vê việc này’;

Sáng hôm sau tôi đến Phòng Giám đốc để gặp ông Tòng – Giám đốc của Công ty Thăng Long. Vừa gặp tôi, ông Tòng lấy ra cả một cây thuốc 555 còn mới nguyên và nói:

‘Cậu hãy mang về mà hút, tôi rất biết cậu đã có rất nhiều công sức để giúp chúng tôi.

Mọi việc tôi đã giao cho cậu Minh quyết định nên cậu cứ làm việc với cậu ta là được, nếu có gì không phải thì cậu cứ nói trức tiếp với tôi. Tôi sẽ giải quyết cho cậu thoả đáng...’;

Tôi nói:

‘Tôi cần phải có một quyết định chính thức từ phía Công ty...’;

Ông Tòng nói:

‘Thực ra cậu cũng thấy đấy, hiện tại chỉ là giai đoạn đấu thầu và khả năng trúng trật ra sao còn chưa rõ.

Việc quyết định bổ nhiệm hay phân công phần hành là liên quan đến tiền lương và thưởng mà bởi vì công việc này chưa có kết quả chắc chắn.

Hơn nữa, trong lúc Công ty của chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn chưa thể đáp ứng được cho mọi người về lương bổng hàng tháng nên tạm thời chưa thể đáp ứng cho cậu vào lúc này, tôi sẽ ghi nhận điều đó.

Tôi nghĩ rằng, cậu hãy cố gắng giúp đỡ chúng tôi. Nếu thành công thì công lao của cậu vẫn là lớn nhất’;

Tôi nói:

‘Nhưng mà ông Minh có những biểu hiện không minh bạch với tôi nên tôi quyết định sẽ không tiếp tục làm nữa’;

Ông Tòng vội khẩn khoản:

‘Không được, cậu đừng vậy bởi Công ty cũng đã bỏ ra rất nhiều tiền để làm việc này rồi. Nếu cậu bỏ cuộc giữa chừng thì Công ty sẽ phải chịu thiệt hại rất lớn, tôi xin đứng ra đảm bảo với cậu’;

Tôi nói:

‘Vậy thì anh hãy ký hợp đồng với tôi, đó là cách bảo đảm nhất cho quyền lợi của tôi...!’;

Ông Tòng lại nói:

‘Cậu đã không tin cậu Minh thì chớ, lại không tin tôi nữa hay sao. Tôi có thể nói rằng với tư cách là một Lãnh đạo cao nhất của Công ty Thăng Long, tôi hứa sẽ đảm bảo quyền lợi cho cậu nếu thắng thầu.

Hơn nữa, nếu thắng thầu thì cậu cũng sẽ là người tiếp tục đứng ra cùng tôi thực hiện Dự án cho đến cùng bởi nếu chúng tôi không thể cầu viện người khác làm Hồ sơ Dự thầu thì cũng không thể nhờ ai khác thực thi Dự án cho chúng tôi.

Đây là Dự án lớn nhất đối với chúng tôi nên rất khó thực hiện nếu không có cậu. Cậu có thấy rằng mọi việc nằm trong tay cậu hay không?’;

Tôi cảm thấy mình đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan nhưng tôi cũng đã nắm chắc được con át chủ bài bởi toàn bộ các bản gốc của Hồ sơ Dự thầu trên máy tính cho đến nay đều do tôi giữ nên đó là lợi thế của tôi.

Hơn nữa, trong lúc tiến hành làm Hồ sơ Dự thầu, tất cả cuối trang của cả ba cuốn Hồ sơ Dự thầu đều có ghi rõ tên tôi và những người của tôi thực hiện một cách rất cẩn thận mà trong khi copy thành các bản sao để đóng quyển bọn họ không thể xoá được tất cả các dòng này cho đến khi mang nộp cho LILAMA thì điều này vẫn được xác nhận đầy đủ nên trong trường hợp bất khả kháng thì tôi vẫn có những bằng chứng để kiện Công ty Thăng Long đã sử dụng Bản quyền của tôi trong Hồ sơ Dự thầu...

Vì công việc cũng đã trên đà kết thúc nên tôi nghĩ rằng mình không nên bỏ cuộc giữa chừng như vậy. Chỉ có điều, bây giờ cũng đã là những ngày cuối năm, trong lòng tôi cũng như mọi người ai ai cũng muốn trong những ngày này phải có được một khoản thu nhập kha khá để mua sắm cho dịp Tết sắp đến.

Vậy mà ông Tòng với tư cách Lãnh đạo Công ty Thăng Long chỉ biết ‘động viên’ anh em làm việc cật lực với một lời hứa rằng ‘Công ty sẽ có thưởng’ còn bao giờ thưởng thì đó là ‘việc của Công ty’ còn việc của tôi là cứ hùng hục mà làm như một con Robot.

Mặc dù cái khoản thưởng của ông Tòng và ông Minh hứa thì tôi chưa có thời gian để nghĩ tới là bao giờ thì tôi sẽ được nhận và sẽ được nhân bao nhiêu nhưng trong thâm tâm tôi, tôi vẫn thầm tự an ủi mình rằng ‘vì mình cũng chưa thể giúp họ khẳng định được rằng họ sẽ thắng thầu hay không nên mình cũng chưa có lý do gì để buộc họ phải đáp ứng cho mình những điều kiện mà mình muốn...’, nghĩ vậy tôi đành phải tiếp tục hoàn tất những công việc còn lại.

Đến ngày 25 tháng 2 năm 2004 tức là ngày 30 Tết chúng tôi được LILAMA hạn định kỳ hạn nộp Hồ sơ Bổ sung. Những người trong Tổ làm thầu của Công ty Thăng Long đã xin phép Lãnh đạo của họ để về nghỉ Tết trước đó hai ngày.

Còn chúng tôi, những kẻ ‘làm thuê’ vẫn phải nai lưng ra làm việc quần quật để đảm bảo sáng 30 Tết (25/2/2004) mang Hồ sơ Bổ sung sang giao nộp cho LILAMA.

Sau khi giao nộp xong Hồ sơ, tôi quay trở về Văn phòng Công ty Thăng Long để sao chép lại toàn bộ Hồ sơ Dự thầu mà chúng tôi đã làm giúp cho Công ty Thăng Long trong suốt thời gian vừa qua vào bốn cái đĩa CD và giao cho ba người của tôi (gồm hai nữ nhân viên phiên dịch tiếng Anh và một cậu phụ trách về Kỹ thuật) và nói rằng:

‘Đây là bản quyền của tất cả chúng ta, chừng nào Công ty Thăng Long đồng ý trả đầy đủ tiền công xứng đáng với công sức của chúng ta thì mọi người mới giao lại một trong bốn chiếc đĩa này cho họ.

Ngược lại, nếu họ không thanh toán đầy đủ cho chúng ta thì họ không được phép sử dụng kết quả của chúng ta để thực hiện Dự án nếu như họ trúng thầu sau Tết.’;

Ngừng một lát, tôi giải thích thêm:

‘Các bạn biết đấy, chúng ta phải làm việc một cách cật lực không kể ngày đêm bất chấp khối lượng công việc rất lớn và chúng ta đã làm nên những điều thần kỳ:

Trong tất cả các kỳ hạn giao nộp Hồ sơ chúng ta luôn đúng hẹn không sớm một phút mà cũng không muộn một phút.

Sự chính xác về thời gian của chúng ta đã khiến cho Ban Chấm thầu của LILAMA phải kính nể...

Trong lúc đó, Công ty Thăng Long vẫn cố tình có những hoạt động phá đám và cố tình gạt bỏ chúng ta ra khỏi danh sách những người thực hiện chính của Gói thầu nói chung và của Tổ làm Hồ sơ thầu nói chung và hiện nay họ cố tình không thoả thuận những điều kiện có lợi cho chúng ta mặc dù họ vẫn triệt để khai thác sức lao động của chúng ta.

Vì thế, chúng ta cần phải tự bảo vệ quyền lợi cho chính chúng ta bằng cách bảo vệ bản quyền đã được ghi lại trên các đĩa CD này.

Tôi tin tưởng mọi người và mọi người cũng đã đồng sức đồng lòng với tôi nên tất cả các đĩa CD đều được sao chép như nhau và tôi đưa cho mỗi ngưòi giữ một bản để xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bạn.

Nếu không có được sự đồng ý của tôi thì các bạn không được phép giao lại cho người của Công ty Thăng Long’;

Mọi người của tôi đều cùng gật đầu với tôi ra vẻ hiểu biết.

Sau đó, chúng tôi xoá toàn bộ các văn bản gốc đã được soạn thảo trên tất cả các máy tính của Công ty Thăng Long.

Sau khi đã làm xong mọi việc cần thiết, tôi dùng xe máy phi thẳng một mạch 450 km để từ Hà nội về đến Quảng Bình cùng bố mẹ tôi đón Tết ở quê nhà trong sự kinh hoàng của bố mẹ tôi vì tôi đã quá liều lĩnh khi phải phi xe máy một mình trên cả một chặng đường dài như vậy.

Những ngày Tết yên bình đã đến với tôi và gia đình tôi mặc dù tình trạng Kinh tế trong những ngày Tết chẳng có gì cải thiện bởi chúng tôi không hề được Công ty Thăng Long ‘bố thí’ cho một khoản nào thoả đáng ngoài việc được ứng trước tiền công tạm thời là mỗi người một triệu rưỡi để về ăn Tết và vẫn phải ghi biên bản nợ với Công ty Thăng Long (khi được lĩnh tiền, tôi đã phải tự rủa thầm trong bụng ‘tại sao họ chặt chẽ và chi ly với đồng tiền mà họ chi ra trong lúc họ lại lơ là và coi thường công sức lao động của người khác đến vậy?’ nhưng không khí gia đình vẫn ấm cúng vui vẻ và tôi cũng đã được quẳng bớt cái gánh nặng công việc trong mấy ngày Tết nên cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm...

Trong những ngày Tết ở quê, tôi tranh thủ đi thăm thú bạn bè cũ, cũng vừa rất muốn nhưng lại vừa không muốn:

Tôi rất muốn được đi thăm bạn bè bởi tôi đã đi xa quê nhà những nhiều năm trời nên cũng rất muốn gặp lại những bạn học cũ. Còn gì vui hơn được ngồi lại với những đứa bạn cũ để hàn huyên bù khú, ôn nghèo kể khổ với chúng trong những ngày tháng vẫn còn cắp sách tới trường.

Nhưng một nửa tôi vẫn không muốn bởi phần lớn những đứa bạn tôi cũng đều đã lập gia đình, đã có con cái lớn tướng rồi trong lúc mình vẫn đang trơ trọi nên khi gặp bạn đang sum vầy trong tổ ấm của bọn họ thì tôi cũng không khỏi chạnh lòng và một điều khiến cho tôi cảm thấy sĩ diện là không đủ tiền ‘lì xì’ cho lũ trẻ của những đứa bạn.

Tôi thở dài vì nghĩ rằng mình lại vướng vào một việc ngu dại nhất đời và tự hỏi ‘tại sao đường là những Doanh nghiệp của Bộ Công An lại có những cung cách làm việc kiểu như vậy?... Mặc xác, cứ quên tất cả mà vui vẻ với mấy ngày Tết!’.

Những ngày Tết rồi cũng sớm qua mau, chúng tôi quay trở lại Hà nội để tiếp tục công việc. Lợi dụng việc chúc Tết, ông Tòng và ông Minh đã gọi điện mời riêng từng người của tôi đến để chúc Tết và nói chuyện với bọn họ theo cùng một nội dung:

‘Trước hết anh rất cám ơn em vì em đã đóng góp rất nhiều công sức cho Công ty thông qua việc làm Hồ sơ Dự thầu vừa qua. Nếu em có ý định muốn vào Biên chế của Công ty thì anh sẽ đề đạt cùng Ban Lãnh đạo Công ty để xem xét và...’;

Bất kỳ một người nào trong số những người cùng làm với tôi đều không khỏi xiêu lòng trước lời đề nghị được xem xét để được tuyển vào Biên chế Nhà nước của một Doanh nghiệp Nhà nước bởi tuy rằng có thể đồng lương thấp kém một chút nhưng mà công việc ổn định. Vậy là, các cô các cậu như được mở lời và đã đồng ý:

‘Nếu được nhận vào Biên chế của Công ty thì em xin làm việc cho Công ty với tất cả trách nhiệm và khả năng của mình...

Em xin giao lại cho Ban Lãnh đạo Công ty toàn bộ bản gốc của Hồ sơ Dự thầu của Dự án đã được copy vào đĩa CD của em’;

Vậy là các vị lãnh đạo đáng kính của Công ty Thăng Long đã đạt được mục đích lôi kéo người của tôi ‘bán rẻ’ tôi và cũng đã tự bán rẻ chính mình cho họ chỉ để đổi lấy một lời hứa hão huyền của bọn họ rằng sẽ được tuyển vào Biên chế còn nếu theo tôi thì họ chỉ được giỉ quyết công việc tạm thời trước mắt theo Dự án này...

Tôi cũng đã lường trước được cả chuyện này nhưng thực tình vì những công việc mà tôi đã làm thật sự đã vượt quá khả năng của mình khiến cho tôi không thể đủ bình tĩnh để xử lý những vấn đề khác ngoài công việc chính và mục đích chính.

Bọn họ đã biết lợi dụng vào những sơ hở của tôi và lợi dụng vào tình trạng căng thẳng của tôi để ra đòn khiến tôi không kịp trở tay và không kịp phòng bị trước những ngón đòn của họ.

Cuối tháng ba, đầu tháng tư năm 2004, Công ty Thăng Long trúng thầu: Ông Phùng Quanh Minh kiêu ngạo tuyên bố dõng dạc trước toàn Công ty Thăng Long rằng:

‘Chúng ta đã chiến thắng một cách oanh liệt, sau khi xong được Dự án này thì chúng ta sẽ trở thành nổi tiếng vì đã làm được một Dự án lớn nhất từ trước tới nay’;

Nghe lời tuyên bố của ông Minh, tôi cười thầm trong bụng ‘đúng là Công ty Thăng Long chưa bao giờ làm một việc như vậy cho nên ông ta cứ nghĩ rằng xong việc này thì tên tuổi của ông ta có thể được khắc vào bảng vàng. Ông ta chưa bao giờ dám nghĩ đến những việc khác to tát hơn như vậy gấp bội lần’.

Mặc kệ, tôi cứ để ông ta huyênh hoang với cái danh hão huyền chẳng lấy làm to tát so với tôi và lại càng lố bịch hơn khi mà sự chiến thắng ấy lại không phải là do công lao của chính ông ta mà chính là của tôi và của những người của tôi...

Trong đời tôi, tôi đã từng làm không dưới hai mươi Dự án lớn nhỏ trong vòng mười năm qua, những Dự án có trị giá tương đương với Dự án này (vào khoảng hơn một triệu Dollar Mỹ) thì cũng không dưới ba Dự án, những Dự án cỡ trên mười triệu Dollar Mỹ cũng không dưới năm lần và thậm chí Dự án lớn nhất mà tôi đã từng thực hiện cho Bộ Nội Vụ và cả Chính phủ đã từng lên tới trên ba trăm triệu Dollar Mỹ (tương đương với tổng trị giá để xây dựng toàn bộ Nhà máy Nhiệt Điện Mở rộng 300 MW Uông Bí đang được tiến hành và Gói Phòng Chống Cháy mà Công ty Thăng Long chỉ là một trong tổng số ba mươi tư gói thầu của toàn bộ Nhà máy Nhiệt Điện Uông Bí).

Ngay từ lúc tôi bắt tay vào thực hiện Công trình đầu tiên thì đó cũng là Dự án đầu tiên trong đời tôi và cũng là Dự án lớn nhất trong đời tôi, nhờ có Dự án ấy mà tôi đã từng được sang đàm phán trực tiếp tại Hàn Quốc và Nhật bản trong năm 1994 với tư cách là một Kỹ sư Trưởng của Dự án...

Trong mười năm qua, tôi đã quen với sự lãnh đạm trước những thành quả của chính mình bởi đối với tôi, sau khi mình kết thúc một công việc nào đó cho dù nó có to tát hay vĩ đại đến mấy thì điều quan trọng đối với tôi là mình đã được trải nghiệm và kinh nghiệm cũng như kỹ năng và những hiểu biết bằng tư duy của chính mình.

Ngoài những điều đó ra, danh vọng, tiếng tăm và những quyền lợi khác thì tôi chưa bao giờ đặt thành vấn đề là bởi vì tôi nghĩ rằng ‘mỗi một khi mình đã có năng lực thực sự trong tay thì bất kỳ lúc nào mình cũng có thể làm được một danh vọng một cách chính đáng bằng đúng năng lực và công sức của mình’. Điều đó đã khiến cho tôi không vội vã đua chen về danh vọng và địa vị...

Cũng chính vì thế, những gì mà ông đang hùng hồn tuyên bố trước những đồng nghiệp và Lãnh đạo của Công ty Thăng Long về việc thắng thầu chẳng làm tôi mảy may động lòng một chút nào. Không những vậy, tôi càng cảm thấy ấu trĩ thay cho ông ta.

Sau khi Công ty Thăng Long trúng thầu, bọn họ cũng đã có đầy đủ trong tay toàn bộ bản gốc của Hồ sơ Kỹ thuật của Dự án mà trong thời gian tôi chỉ đạo việc Lập hồ sơ dự thầu đã làm đầy đủ cho họ bằng cách hứa hão với những người của tôi để lấy các đĩa CD một cách quỉ quyệt.

Tuy vậy, họ vẫn nhận thức được rằng chặng đường khởi đầu của Dự án mà họ phải thực hiện sẽ còn rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập một cơ cấu tổ chức, điều hành, hoạch định kế hoạch lên qui trình và các công đoạn thực hiện. Thiết lập tiến độ và các giai đoạn... nói tóm lại là trăm thứ ‘bà rằn’ mà họ không thể kham được cho nên họ vẫn tiếp tục thuyết phục tôi tham gia cùng với họ với những câu nói cũ rích:

‘Cậu cũng đã thấy đấy, bây giờ chúng ta đã thắng thầu và cậu vẫn tiếp tục công việc với chúng tôi...’;

Tôi nói:

‘Tôi chỉ đồng ý nếu các anh có một hợp đồng chính thức với tôi’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Bây giờ tôi được bổ nhiệm làm Giám đốc của Dự án này nên tôi sẽ làm một quyết định bổ nhiệm Giám đốc Kỹ thuật cho cậu’;

Nói rồi ông ta làm cho tôi một Hợp đồng ngắn hạn với thời gian ba tháng kể từ lúc Công ty Thăng Long bắt đầu thắng thầu là ngày 31/3/2004 cho đến 30/7/2004.

Ông ta giải thích rằng:

‘Cậu yên tâm rằng hết thời hạn này thì tôi sẽ lại ký với cậu một hợp đồng khác tiếp theo...’;

Nhìn bản hợp đồng chỉ có mỗi chữ ký của ông Phùng Quang Minh mà không có con dấu, tôi rủa thầm ‘đã làm hợp đồng ngắn hạn lại còn không có dấu má gì cả. Liệu rằng ông định cho tôi là trẻ con hay sao, để tôi xem ông định giở những trò gì với tôi sau này’, tôi hỏi:

‘Tại sao không có dấu?’;

Ông Minh giảo hoạt giải thích:

‘Cậu cũng biết đấy, hiện giờ tôi đã được Công ty đồng ý cho phép thành lập một Trung tâm mới hạch toán độc lập của Công ty Thăng Long để thực hiện Dự án này và những Dự án khác về sau này.

Trước mắt, vì mới được thành lập nên chưa có con dấu riêng nên tôi chỉ có chữ ký tạm thời với cậu, sau này khi tôi chính thức có con dấu thì tôi sẽ có một văn bản khác chính thức với cậu’;

Tôi nghĩ bụng ‘không biết các Doanh nghiệp khác không thuộc Bộ Công An có dám làm kiểu như thế này hay không? Còn đối với những Doanh nghiệp thuộc Bộ Công An mà tôi từng làm việc với họ thường xuyên xảy ra tình trạng sử dụng các Văn bản, Thủ tục giấy tờ và Công văn thoe kiểu không có số lưu Công văn, không có dấu Cơ quan’ và tôi cũng đã quá quen với kiểu làm của họ.

Tôi lại nghĩ thêm khác ‘chẳng lẽ họ không hiểu các qui định và pháp qui của Nhà nước đối với Văn bản, Thủ tục, Công văn... Hợp đồng hay sao mà không tuân thủ hay là vì biết mà cố tình bất chấp như vậy?

Nếu biết mà bất chấp thì quả là tày trời. Nếu không biết mà không tuân thủ thì cũng quả là đáng sợ bởi họ là một trong những Cơ quan đại diện cho Pháp luật và Quyền lực Nhà nước lại không gương mẫu tuân thủ các qui định và pháp qui Nhà nước thì thử hỏi ai sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh...?’.

Khi cầm bản hợp đồng ngắn hạn không có dấu của ông Phùng Quang Minh, ông ta rỉ rả thêm vào tai tôi:

‘Tạm thời cậu cứ vui lòng hưởng mức lương hai triệu đồng một tháng, sau khi Dự án kết thúc, tôi sẽ hạch toán lợi nhuận và sẽ chia thưởng thêm cho cậu. Cậu cứ yên tâm đi’;

Tôi rủa thầm ‘đúng là một kiểu bóc lột sức lao động: Với tư cách là một Giám đốc Kỹ thuật của một Dự án lớn nhất Công ty Thăng Long và của Tổng cục Hậu cần – Bộ Công An từ trước tới nay mà mức lương chỉ có hai triệu đồng, còn việc ông ta hứa thưởng ư? Chờ cho đến Tết Công gô mà lấy nhé’ và tôi biết chắc chắn rằng ông ta sẽ chấm dứt mọi việc với tôi nagy sau khi hạn của hợp đồng mà tôi cầm trong tay đã kết thúc và tôi chẳng còn cơ hội để mà chờ được lĩnh thưởng khi mà Dự án được kết thúc.

Mặc dầu vậy, tôi vẫn ‘vui vẻ’ cầm cái hợp đồng vô giá kia của ông Minh đã đưa cho tôi.

Những ngày tháng tiếp theo trong cái thời hạn ba tháng của hợp đồng đã khiến tôi vô cùng khổ sở bởi tôi đã bị bọn họ cô lập khỏi những người mà trước đây tôi đã từng tuyển chọn với hy vọng là mình có một độ ngũ chân rết có thể bảo vệ quyền lợi cho tôi nhưng không những những người trước đây của tôi đã không bảo vệ quyền lợi cho tôi mà lại còn nghe theo sự xúi giục của bọn họ để chống đối lại những yêu cầu về quyền lợi của tôi.

Tôi thầm nghĩ ‘rồi các cô các cậu cũng sẽ tự sáng mắt ra sau khi bọn họ đã thành công trong việc tẩy chay tôi, các vị đừng nghĩ rằng bọn họ sẽ sẵn sàng tuyển dụng các vị vào biên chế như bọn họ đã từng hứa đâu’ và thực chất ‘số phận hiện tại’ của các vị cũng chẳng hơn gì tôi:

Tất cả cũng đều nhận được mỗi người một bản hợp đồng ngắn hạn ba tháng với duy nhất chữ ký của ông Phùng Quang Minh mà không có dấu như tôi kèm theo lời hứa của ông ta rằng ‘sau khi Trung tâm của tôi chính thức có con dấu thì tôi sẽ ký hợp đồng tuyển dụng vào biên chế cho các bạn...’. Vậy nhưng, ma lực của lời hứa đã có sức thuyết phục cực lớn đối với tất cả những ai đã từng được nghe bọn họ hứa.

Trong suốt thời gian ba tháng, những người trong Tổ thực hiện Dự án đã tìm mọi cách tranh thủ bắng hết năng lực làm việc của tôi, họ tìm cách khai thác tất cả những thông tin về kỹ thuật, thiết kế và phương pháp quản lý một Dự án đang vượt quá sức họ...

Về phần tôi, tôi phải gánh phần trách nhiệm nặng nề và khó khăn nhất là nghiên cứu đánh giá và phân tích rủi ro (Rick Analysis and Hazardous Assessement) cho toàn bộ Nhà máy Điện để qui hoạch và phân bố cho đúng mật độ các Thiết bị dự báo và Chống cháy một cách hợp lý cũng như chỉ định các loại, hạng, cấp độ Phòng Chống Cháy cho thật phù hợp với các điều kiện cháy nổ cục bộ của từng Khu vực và từng Bộ phận của Nhà máy.

Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến cáo và khuyến nghị hoặc bắt buộc các Gói thầu khác cũng phải tuân thue theo các Chỉ định Kỹ thuật của tôi về An toàn Cháy nổ...

Để làm được điều đó, tự tôi phải nghiên cứu trên 5000 bản vẽ tổng thể và cận chi tiết cùng với khoảng 30.000 trang Hồ sơ Kỹ thuật của toàn bộ ba mươi tư Gói thầu của toàn Nhà máy Điện.

Đó là cả một khối lượng công việc khổng lồ so với bất kỳ một cá nhân nào. Đặc biệt, toàn bộ khối lượng công việc đó tôi phải làm trong một thời gian không quá một tháng rưỡi.

Công việc đó đã khiến cho tôi bị hao tổn quá nhiều tâm lực mà tôi không còn có dủ thời giờ và tâm trí để có thể đề phòng được những mưu kế của những kẻ đang tìm cách để hạ bệ tôi.

Phần nữa, trong phần hành trách nhiệm của một Giám đốc Kỹ thuật, tôi không thể không hướng dẫn và chỉ đạo cho họ những bước thực hiện và phải thực hiện một cách cụ thể như thế nào...

Kết quả, sau một thời gian ngắn, từ chỗ lúng túng ban đầu, bộ máy của Dự án cũng đã được lên guồng và đi vào vòng quay của qui trình thực hiện. Trên cơ sở đó, tất cả những qui trình và công đoạn cũng đã được hoạch định cụ thể với tiến độ và mục tiêu rõ ràng.

Khi đã nhìn thấy được một guồng máy thực sự vào khuôn phép, ông Minh bắt đầu thực hiện kế hoạch ‘lật đổ’ tôi: Ông ta dung túng người dưới quyền không làm theo những công việc mà tôi giao để khiến cho công việc bị đình trệ, LILAMA bắt buộc phải có sự phản đối đối với tôi vì họ cho rằng tôi không đủ khả năng để tiếp tục công việc của một Giám đốc Kỹ thuật và ông Minh đã thực hiện được kế hoạch của ông ta để thay thế người thân tín của ông ta vào vị trí của tôi.

Tôi cũng phải thầm khen cho ông ta đã có một kế hoạch lật đổ rất tinh vi và rất công phu bởi ông ta không tự tay ra quyết định kết thúc trách nhiệm của tôi mà ông ta đã chơi một ‘nước lùi’ bằng cách tự gây ra những sai sót của Dự án đang làm để khiến cho LILAMA phải cảnh cáo Công ty Thăng Long về năng lực thực hiện Dự án:

Trên cơ sở đó, ông ta đã dùng một chiêu ‘mã hồi’ tiếp theo để qui trách nhiệm cho tôi là một Giám đốc Kỹ thuật nhưng không đảm trách được nhiệm vụ đã giao phó.

Vậy là ông ta đường hoàng cách chức của tôi mà ngay cả LILAMA cũng không thể biết được chiêu bài và thủ đoạn quá tinh vi của ông ta trong việc thay thế Giám đốc Kỹ thuật của Dự án. Bởi vì theo cam kết và qui định đối với các Nhà thầu con cũng như Tổng thầu, vị trí Giám đốc Kỹ thuật là một vị trí rất quan trọng không dễ gì được phép thay thế mà tất cả các Nhà thầu con cũng như Tổng thầu phải cam kết bảo đảm rằng những người thực hiện kỹ thuật chính của Dự án phải theo sát Dự án cho tới khi kết thúc: Không dược phép rời bỏ trách nhiệm cũng như không được phép thay thế...

Sau khi thay thế được tôi được vài tháng, ông Minh tiếp tục quay sang thôi hợp đồng với những người của tôi, chỉ giữ lại một cậu làm về Kỹ thuật bởi cậu ta vốn dĩ là một người tháo vát nhanh nhẹn và rất có năng lực trong việc thực hiện những khâu chủ chốt của Dự án.

Tất nhiên, cũng chỉ với các hợp đồng ngắn hạn với mức lương rẻ mạt hết chỗ nói (và cũng kèm theo một lời hứa hão xa vời cho ‘tương lai chói ngời’ của cậu ta) ký liền nhau để giữ cho cậu ta một cái ‘ghế’ trong khi mà ông Minh vẫn còn cần đến cậu ta.

Dĩ nhiên, cậu ta được giữ lại là bởi vì cậu ta có năng lực thực sự mà người của Công ty không Thăng Long không thể thay thế được, sức vóc và năng lực thì làm việc bằng ba mà lương bổng chỉ được đáp ứng bằng một thì Công ty Thăng Long tội gì mà không giữ cậu ta lại.

Về phần cậu ta, vừa mới ra trường, trước lời hứa hão của một kẻ già dặn trong việc thuyết phục nhiều người bán sức lao động rẻ mạt cho ông ta thì cũng mù quáng nghe theo, của đáng tội nữa là cho dù không muốn nghe theo thì cũng chẳng còn chỗ nào để bán sức lao động có thể khả dĩ hơn hiện tại được nữa.

Thôi thì cứ đành phải trông đợi một chút vậy, biết đâu...

Sau hơn một tháng tôi đến gặp ông Tòng để yêu cầu được giải quyết lại toàn bộ tiền công đã từng giúp cho Công ty Thăng Long. Khi tôi gọi điện để hẹn gặp, ông ta nói:

‘Cậu làm cho ông Minh nên cứ đến ông Minh mà làm thủ tục thanh toán. Tôi không có trách nhiệm gì trong chuyện này’;

Tôi điên tiết:

‘Vậy lúc trước Tết tôi nói với anh rằng tôi sẽ thôi việc và không thể làm tiếp nữa thì anh khẩn khoản bảo tôi phải làm cho anh bởi vì nếu tôi không tiếp tục làm thì chính Công ty bị thua lỗ chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Minh.

Tại sao bây giờ anh lại nói rằng anh hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc này?’;

Ông Tòng nói:

‘Trước đây khác, bây giờ khác’;

Tôi nói:

‘Cùng một Công ty, cùng một Giám đốc mà hai lần nói chuyện lại bảo rằng trước khác và bây giờ khác hay sao? Vậy thì Công ty của anh là loại Công ty gì vậy?’;

Ông Tòng cúp máy điện thoại. Tôi rủa thầm ‘khốn nạn đến thế là cùng!’ Mặc dầu vậy, tôi vẫn viết một đơn hẹn gặp cho ông Tòng.

Vài ngày sau, ông Lê Anh Son – Chánh Văn phòng của Công ty Thăng Long cho gọi tôi lên và nói:

‘Cậu muốn thanh toán khoản tiền trước Dự án à? Hợp đồng của cậu đâu? Cậu muốn được thanh toán thì cậu phải có hợp đồng, đó là nguyên tắc cậu hiểu chưa?’;

Tôi giả bộ ngây ngô:

‘Bây giờ tôi mới được anh dạy đó, trước đây tôi đã yêu cầu ông Minh và cả ông Tòng ký hợp đồng với tôi nhưng họ đều bảo với tôi rằng cứ làm xong đi rồi ký hợp đồng cũng chưa muộn’;

Ông Son nói:

‘Vậy thì đi gặp ông Minh mà ký hợp đồng đi rồi lĩnh tiền’;

Tôi hỏi:

‘Bây giờ phải ký với ông Minh như thế nào?’;

Ông Son nói:

‘Đó là việc của cậu với ông Minh’;

Tôi hỏi tiếp:

‘Giám đốc của Công ty không có trách nhiệm gì về việc này hay sao?’;

Ông Son nói:

‘Ông Minh mời cậu về thì chính ông Minh phải có trách nhiệm với cậu. Giám đốc không có trách nhiệm gì về việc này’;

Tôi hỏi lại:

‘Các ông mời một Chuyên gia đến giúp cho các ông một Dự án lớn mà Giám đốc Công ty không quan tâm và không liên quan vậy thì nếu người làm Chuyên gia không hoàn thành được trách nhiệm gây tổn hại cho Nhà nước thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trước Pháp luật?’;

Ông Son nói rành rọt:

‘Chính ông Minh và người được mời làm Chuyên gia phải chịu trách nhiệm toàn bộ trước Pháp luật’;

Tôi căn vặn:

‘Chẳng có một Cơ quan nào khoán trắng trách nhiệm xuống đầu cấp dưới như Công ty Thăng Long của các anh!’;

Tôi đành bất đắc dĩ phải ra về với một sự căm phẫn và uất ức vô cùng, tôi quyết không thể để bọn họ chơi tôi đến nước này được.

Sau đó tôi tìm gặp ông Minh, ông ta hỏi:

‘Cậu cần thanh toán khoản tiền nào?’;

Tôi rủa thầm ‘thế này thì quá lắm’, tôi nói:

‘Anh thanh toán cho tôi khoản tiền trước Dự án!’;

Ông ta hỏi một cách dè bỉu như kiểu tôi đang xin tiền bố thí:

‘Cậu cần thanh toán bao nhiêu?’;

Tôi cố gắng nén nhịn:

‘Tự anh biết anh phải thanh toán cho tôi bao nhiêu’;

Ông Minh nói:

‘Cậu phải ra giá’;

Tôi điên tiết:

‘Cái giá mà tôi ra là ông phải ra Toà đó’;

Ông Minh cười thâm hiểm:

‘Cậu định kiện tôi ra Toà à? Vì cớ gì? Tôi đố cậu kiện được tôi!?’;

Tôi nói:

‘Anh không phải thách!

Anh đã làm sai trái quá nhiều rồi, tự anh không chịu biết lỗi để giải quyết thật thoả đáng cho tôi mà anh lại còn làm già với tôi hay sao?’;

Ông Minh nói:

‘Cậu kiện tôi tức là kiện Bộ Công An, tôi đố cậu dám kiện’;

Tôi nói:

‘Tôi cho anh một thời gian để anh tĩnh tâm và suy nghĩ về những hành động sai trái của anh đối với tôi trong thời gian qua:

Nếu anh tự biết sửa lỗi và thanh toán cho tôi thoả đáng thì coi như không có gì xảy ra.

Ngược lại, nếu anh cứ tiếp tục lợi dụng anh là người đại diện cho Bộ Công An để tiếp tục những việc làm càn rõ của anh thì tôi sẽ cho anh ra Toà là điều chắc chắn’;

Ông Minh cười ngạo mạn ra kiểu đắc thắng, tôi mặc kệ gã.

Gần cuối năm 2004, trước Quốc hội, tôi tình cờ gặp một Thư ký riêng của Thủ tướng Phan Văn Khải vì mười năm trước đây tôi từng chỉ đạo một Dự án lớn do Bộ Nội Vụ đứng ra thực hiện cho Chính phủ nên tôi cũng đã từng gặp gỡ và làm việc với rất nhiều Lãnh đạo đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.

Anh ấy hỏi tôi về công việc và cuộc sống của tôi như thế nào, tôi buột miệng than phiền về việc Công ty Thăng Long đã có những hoạt động gian trá nên anh Thư ký riêng của Thủ tướng hỏi tôi:

‘Có bằng chứng gì xác đáng hay không?’;

Tôi nói:

‘Tôi có đầy đủ những bằng chứng về các việc làm mờ ám của Công ty Thăng Long.

Không những vậy, tôi vẫn còn lưu rất nhiều Hồ sơ của nhiều Dự án mà các Doanh nghiệp của Bộ Nội Vụ trước đây đã từng thực hiện cho thấy rằng phần lớn các Doanh nghiệp của Bộ Nội Vụ trước đây cũng như của Bộ Công An bây giờ phạm pháp rất nghiêm trọng’;

Anh Thư ký liền đề nghị:

‘Nếu vậy, cậu hãy gửi cho tôi toàn bộ những Hồ sơ đó để trình Thủ tướng. Tôi nghĩ rằng, cần phải có những biện pháp mạnh đối với các Doanh nghiệp của Bộ Công An trong Quốc hội sắp tới!’;

Tôi nói:

‘Nếu được như vậy thì tôi cũng cảm thấy rất hài lòng’;

Sau đó, tôi trở về nhà và gom nhặt tất cả các Hồ sơ của tất cả các Dự án mà tôi đã từng thực hiện cho các Doanh nghiệp của Bộ Nội Vụ trước đây. Tuy rằng những Dự án đó không còn hiệu lực bởi thời hạn của các Dự án cũng đã hết và phần lớn những người trước đây từng làm chủ các Dự án đó cũng đã phần lớn bị sa lưới Pháp luật và có nhiều Doanh nghiệp của Bộ Nội Vụ đã đổ bể nhưng đó cũng là những bằng chứng xác đáng về những vi phạm của các Doanh nghiệp vẫn còn hoạt động và đủ để khẳng định rằng không thể hợp pháp nếu để cho các Doanh nghiệp của Bộ Công An vẫn tiếp tục hoạt động.

Vì thế, thông qua Quốc hội Khoá 11 năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã chính thức ban hành sắc lệnh buộc giải thể các Doanh nghiệp thuộc Bộ Công An để ngăn ngừa tiêu cực từ những Cơ quan cầm nắm Pháp luật và Quyền lực Nhà nước...

Còn về vụ việc của riêng tôi đối với Công ty Thăng Long, anh Thư ký nói với tôi rằng:

‘Cậu hãy liên hệ với những Luật sư giỏi để đề nghị họ giúp đỡ cho cậu trong việc khiếu kiện với Công ty Thăng Long’;

Thực tâm, tôi vẫn muốn để dành cho ông Minh một quãng thời gian cho ông ta tự suy nghĩ về những hành vi phạm tội của ông ta và tự sửa chữa. Trong trường hợp, nếu ông ta vẫn ngoan cố thì lúc đó tôi sẽ chính thức kiện ông ta và Công ty Thăng Long cũng chưa muộn...

Đến cuối năm 2004, một trong hai cô phiên dịch mà đã từng làm với tôi trong Tổ là Hồ sơ thầu, sau khi đã lợi dụng cả hai cô này để loại bỏ tôi thì họ cũng đã sa thải cả hai cô, đã bị tai nạn xe máy và hỏi tôi:

‘Em vừa bị tai nạn xe máy nên phải bồi thường cho người bị nạn, chữa xe... nên em rất cần tiền. Anh xem liệu có thể yêu cầu Công ty Thăng Long thanh toán cho em khoản tiền trước Dự án được không?’;

Tôi trả lời:

‘Tôi không biết, để tôi liên hệ lại với ông Minh xem sao’;

Tôi gọi điện cho ông Minh nhưng nhìn thấy số máy của tôi, ông ta không chịu nghe máy. Tôi buộc phải nhắn tin vào máy ông ta với nội dung rằng ‘một trong hai cô phiên dịch đã từng làm cho Dự án nay đã bị tai nạn nên rất cần được anh châm chước thanh toán tiền cho cô ấy để cô ấy giải quyết các hậu quả tai nạn’.

Ông Minh cũng chẳng thèm đếm xỉa.

Tôi cáu tiết và trút điên vào một tin nhắn tiếp theo ‘Ông có còn là một con người nữa không đấy? Tôi đề nghị ông hãy giúp đỡ cho một cô gái đã từng làm cho các ông và vì cô ấy bị tai nạn, ông tiếc gì một chút tiền công chẳng đáng là bao cho cô ấy mà không chịu trả lời?’.

Vài phút sau tôi nhận được một loạt các tin nhắn nhưng không phải từ số máy của ông ta mà là từ một số máy khác với nội dung đe doạ sẽ hành hung tôi. Bất ngờ trước những tin nhắn lạ, tôi phân vân và sau cùng cũng đoán được chính ông Minh đã đứng đằng sau những tin nhắn này.

Tôi cảm thấy tức lộn ruột và thầm nhủ ‘thế này thì quá đáng lắm, không thể chấp nhận được cho hành vi của một Công An’. Ngay lập tức, tôi nhắn lại cho ông ta ‘tôi biết rằng ông chính là kẻ chủ mưu của những tin nhắn khủng bố tôi. Đây là những hành động không thể tha thứ được và tôi sẽ đưa ông ra Toà vì tội này’.

Tiếp sau đó, ông ta liên tục cho người gọi điện trực tiếp vào máy điện thoại của tôi với những lời đe doạ càng ngày càng trở nên táo tợn hơn...

Thậm chí, ông ta yêu cầu ông Tòng chính thức có Công văn gửi cho Tổng cục Bưu điện buộc Tổng cục Bưu điện cắt điện thoại Mobi của tôi. Tôi rủa thầm ‘các ông ép bức ngưòi khác trắng trợn đến thế là cùng’. Tôi phải nhờ Thư ký riêng của Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Bưu điện nối lại dịch vụ Mobi cho tôi.

Nhiều lần thấy tôi viết đơn kiện ông Minh, mẹ tôi cấm:

‘Mẹ cấm con không được kêu kiện bất kỳ ai, việc làm ăn giữa con và ông ta nếu có xích mích với nhau thì tốt hơn hết nên dàn hoà và nhường nhịn mốt chút. Con cứ chấp nhận chịu thiệt và bảo ông ta thanh toán cho con được chừng nào thì hay chừng ấy.

Không hơn thua gì một chút tiền công ma đưa nhau ra để kiện cáo, mẹ không đồng ý cho con làm những việc như vậy đâu’;

Trong thâm tâm, mẹ tôi cứ nghĩ rằng để đến nông nỗi này là do tôi sai chứ không nghĩ rằng Công ty Thăng Long đã cố tình gây ra những sai phạm đối với tôi. Mẹ tôi nói tiếp:

‘Người ta là một Cơ quan Nhà nước, người ta làm gì cũng đều phải tuân thủ theo đúng những qui định của Pháp luật Nhà nước. Con đã thiếu bình tĩnh cân nhắc trước những xử lý công việc khiến cho họ phải có vấn đề với con là tự con phải sửa chữa chính mình.

Con đã không làm được như vậy lại còn đòi kiện họ là thế nào?’;

Tôi không muốn giải thích cho mẹ tôi về những sai phạm của Công ty Thăng Long bởi tôi không muốn lôi kéo mẹ tôi vào chuyện này vì tôi hiểu rằng đây là một vụ việc hết sức phức tạp.

Hơn nữa, với những tin nhắn khủng bố mà ông Minh và người của ông ta ném vào máy điện thoại của tôi sẽ càng làm cho mẹ tôi lo lắng hơn vì những hành động côn đồ nguy hiểm của ông Minh.

Thế rồi, mặc dù tôi cố gắng dấu kỹ những vụ việc đe doạ của ông Minh đối với tôi nhưng tôi cũng không lường được tình huống là em gái của tôi đã mượn điện thoại di động của tôi để nhắn tin cho bạn và tình cờ đọc được những tin nhắn ‘chết người’ kia và thưa chuyện lại với mẹ tôi vậy là mẹ tôi liền hỏi:

‘Con cho mẹ số điện thoại của ông Minh để mẹ làm việc với ông ấy’;

Tôi vùng vằng chối:

‘Con nghĩ rằng mẹ đừng nên dây vào việc của con, những việc như thế này rất phức tạp. Mẹ không thể giải quyết được đâu!’;

Mẹ tôi nài nỉ:

‘Con cứ cho mẹ biết, mẹ sẽ làm rõ sự việc này!’;’

Tôi kiên quyết không để mẹ tôi biết số điện thoại của ông Minh.

Thế rồi sau khi tôi đã đi làm, mẹ tôi gọi điện cho em gái út của tôi cũng đang đi làm ở cơ quan của nó để hỏi số điện thoại của cậu Học viên cũ của Học viện Kỹ thuật Quân sự mà trước đây đã khẩn khoản đề nghị tôi tham gia vào Dự án của Công ty Thăng Long và mẹ tôi gọi điện cho cậu ta:

‘Cháu cho bác biết số điện thoại của cậu Minh, bác cần phải nói chuyện với cậu ta’;

Cậu Học viên cũ biết là mẹ tôi muốn gặp ông Minh vì việc của tôi nên liền nói:

‘Bác để cháu gọi điện cho ông Minh hỏi ý ông ấy thế nào đã!’;

Mẹ tôi nói:

‘Được rồi, bác sẽ chờ tin của cháu. Hãy giúp bác liên hệ với cậu Minh thật sớm nhé, bác rất nóng lòng về việc này’;

Chừng nửa tiếng đồng hồ sau ông Minh gọi điện cho mẹ tôi và nói:

‘Con trai của bác có triệu chứng không bình thường về thần kinh nên ông Tòng Giám đốc của cháu nói với anh em trong Cơ quan rằng nếu nó đến Công ty sẽ cho người bắt giam...’;

Mẹ tôi nghe nói vậy liền căm uất nói:

‘Các anh nói gì lạ vậy? Nó bị thần kinh mà có thể chỉ đạo giúp các anh làm Hồ sơ Dự thầu được hay sao?

Khi các anh cần người thì các anh nói hay nói tốt, khi được yêu cầu thanh toán thì anh tìm cách bêu riếu và hạ nhục nhân phẩm người khác...

Thôi được rồi, tạm thời việc này tôi chưa cần phải tính đến, bây giờ anh định thanh toán tiền nong cho nó như thế nào?’;

Ông Phùng Quang Minh nói:

‘Bác yêu cầu nó viết cho bác một giấy Uỷ quyền đề nghị bác với tư cách là người Giám hộ của nó đến làm việc với Cơ quan thì Cơ quan sẽ giải quyết cho bác’;

Nghe lão Minh nói vậy, trong thâm tâm mẹ tôi cũng chỉ mong rằng họ chấp nhận thanh toán cho tôi cho dù không nhiều nhặn gì thì cũng sẵn sàng chấp nhận miễn là họ làm cho xong chuyện.

Ngay tối hôm đó, khi tôi đi làm về, mẹ tôi bắt buộc phải viết lại giấy Uỷ quyền cho mẹ tôi.

Tôi cực chẳng đã phải viết lại giấy Uỷ quyền cho mẹ tôi. Ngay chiều hôm ấy mẹ tôi đến tìm gặp ông Minh và ông Minh làm ra vẻ rất tử tế:

‘Cháu rất thương cậu ấy, cháu đã gọi cho cậu ấy rất nhiều lần để đến Công ty thanh toán nhưng mà cậu ta chẳng hề đến’;

Mẹ tôi nói:

‘Anh nói gì mà lạ vậy, nếu anh và con tôi không có sự tình gì thì đời nào mà nó không muốn đến Công ty để thanh toán tiền.

Chẳng qua vì các anh làm việc tắc trách không tuân thủ các qui định và pháp qui của Nhà nước mà khiến cho nó phải bực tức...’;

Lão Minh vội cãi lại:

‘Chúng cháu là Cơ quan Nhà nước, hơn nữa là Cơ Quan Công An nên chúng cháu phải làm đúng Luật pháp chứ dám vi phạm để chết à?’;

Mẹ tôi hỏi:

‘Anh nói vậy thì tại sao anh không ký hợp đồng với con tôi?’;

Lão vội nói ngay:

‘Có chứ sao lại không? Cháu còn giữ hợp đồng với nó trong tủ, nếu bác cần thì cháu lấy cho bác xem: Hàng tháng Công ty vẫn tiếp tục trả lương cho nó mà nó vẫn không đến nhận.

Nó đã tự ý bỏ việc, kể từ khi nó bỏ việc cho đến nay nó đã khiến cho cháu phải khốn đốn vì không có người điều hành thay, cháu còn chưa phạt hợp đồng với nó...

Thử hỏi nó làm vậy có đúng với cháu hay không?’;

Mẹ tôi vì cũng chưa được biết việc lão Minh chỉ ký hợp đồng ngắn hạn với tôi sau khi trúng thầu mà vẫn cứ tưởng rằng gã ký dài hạn với tôi kể cả từ trước cho tới giờ bởi trước khi mẹ tôi đến gặp gã tôi vẫn chưa hề nói lại với mẹ tôi mọi chuyện nên mẹ tôi ngồi im không muốn tranh cãi thêm, định bụng sau khi về nhà hỏi lại tôi cho rõ.

Mẹ tôi nói tiếp:

‘Anh cũng nói rằng anh đã từng bảo nó đến để thanh toán mà nó chẳng đến thôi thì tôi cứ coi như anh đã nói đúng và bây tôi đến gặp anh để thanh toán thay cho nó. Vậy thì anh định sẽ thanh toán cho nó bao nhiêu và lúc nào sẽ chính thức trả tiền cho nó?’;

Ông Minh lấp lửng:

‘Việc này... cháu sẽ bàn lại với Lãnh đạo của Công ty!’;

Mẹ tôi nói:

‘Rõ ràng là các anh chưa có thiện chí thanh toán chứ không phải là các anh gọi nó đến để thanh toán mà nó không chịu đến’;

Ông Minh cãi lại:

‘Nó đến đây đập bàn đập ghế nên ông Tòng là Giám đốc của Công ty Thăng Long bảo rằng nó bị thần kinh và tuyên bố rằng nếu nó còn dám đến đây một lần nữa thì sẽ bắt giam’;

Mẹ tôi liền nói:

‘Vậy thì tại sao anh lại nói rằng nó không hề đến? Không những là nó đã từng đến đây để yêu cầu các anh thanh toán mà vì các anh bức ép nó khiến nó tức giận mà phải làm loạn tại Công ty của các anh.

Tôi sẽ kiện các anh vì tội dám xúc phạm đến nhân phảm và danh dự của con trai của tôi.

Cộng với cung cách làm việc của các anh với tôi, tôi khẳng định rằng các anh không muốn thanh toán tiền cho nó mà chẳng qua vì các anh sợ chúng tôi kiện cáo nên các anh chỉ có làm giấy mời nó đến cho có lệ nhằm qua mặt cấp trên của anh thôi.

Anh cứ trình lên cấp trên của anh để giải quyết lại tiền nong cho nó, tôi sẽ chờ đợi sự trả lời của các anh’;

Sau khi trở về mẹ tôi mới khẳng định với tôi rằng:

‘Lâu nay mẹ cứ tưởng là con làm sai, chứ hôm nay sau khi mẹ gặp trực tiếp ông Minh thì mới nhận thấy được bộ mặt thật của ông ta.

Con hãy cứ yên tâm mà làm việc của con, mẹ sẽ đứng ra làm rõ việc này cho con. Mẹ không thể cho phép bọn họ lợi dùng quyền lực của Nhà nước để bức ép con trai của mẹ được’;

Tôi cố khuyên can mẹ tôi:

‘Nếu có kiện thì con phải đứng ra kiện họ chứ mẹ đừng nên dính tay vào việc này bởi vì bọn họ thì đông người, mẹ không đủ sức để đấu lý với bọn họ đâu!’;

Mẹ tôi nói:

‘Con đang là trai trẻ, mẹ không muốn con dính dáng đến những tranh chấp về Pháp luật và kiện tụng. Mặc dù con đúng nhưng chỉ cần một lần ra Toà là một lần làm cho con bị sụt giảm uy tín và gây nên những dị nghị không hay cho công việc làm ăn của con sau này’;

Sau khi mẹ tôi trở về nhà và nghe mẹ tôi thuật lại mọi chuyện, tôi tức giận gửi cho ông Phùng Quang Minh một bức thư qua Email với nội dung:

Gửi ông Phùng Quang Minh

Công ty Thăng Long – Bộ Công An

          Tháng 11 năm 2003, ông đã mời tôi đến giúp ông chỉ đạo kỹ thuật và phiên dịch để lập Hồ sơ Dự thầu cho Gói thầu Phòng chống cháy – Nhà máy Điện Mở rộng Uông Bí 300 MW – Dự án Đấu thầu Quốc tế. Nhưng ông đã lần lữa không chịu ký hợp đồng lao động với tôi mặc dù ông vẫn cố tình thuyết phục tôi phải tiếp tục giúp ông.

Tháng 4 năm 2004 ông đã trúng thầu mới bắt đầu ký với tôi một hợp đồng ngắn hạn cho tôi với cương vị là Giám đốc Kỹ thuật của Gói thầu M12 Phòng Chống Cháy kể từ thời điểm đã trúng thầu (tức là chỉ có hiệu lực sau tháng 4 năm 2004).

Hết thời hạn của hợp đồng, ông đã buộc tôi phải thôi việc. Sau đó tôi đã đến tìm ông Lê Đình Tòng – Giám đốc của ông với các yêu cầu dưới đây:

1.       Ký quyết định thôi việc cho tôi hoặc vẫn phải tiếp tục trả lương cho tôi

Việc này đã được ông Lê Đình Tòng uỷ quyền cho ông Lê Anh Son, Chánh Văn phòng trả lời cho tôi rằng: Hợp đồng đã được ký với tôi đã hết hạn nên không còn hiệu lực để tiếp tục trả lương cho tôi cũng như không cần phải có quyết định thôi việc.

Nhưng sau đó, ngày 15 tháng 10 năm 2005 ông đã mời mẹ tôi đến để thương thuyết về việc thanh toán cho tôi thì mức thanh toán bao nhiêu ông cũng không thèm nói đến mà ông lại bảo rằng tôi thôi việc không có quyết định của Công ty nên ông đòi sẽ phạt hợp đồng với tôi!?

2.       Thanh toán cho tôi khoản tiền trước hợp đồng

Tức là trong giai đoạn mà tôi giúp ông thực hiện Hồ sơ Dự thầu từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 4 năm 2004. Ông Lê Anh Son trả lời cho tôi biết rằng, để có thể thanh toán khoản tiền đó thì tôi phải có hợp đồng. Nếu không có hợp đồng thì tôi không thể được thanh toán vì nguyên tắc thanh toán tiền của Nhà nước là phải có đầy đủ các chứng từ pháp lý.

Tôi thừa nhận là ông Lê Anh Son đã nói đúng. Nhưng căn cứ vào các điều luật dân sự, tôi sẽ chứng minh rằng chính ông và Công ty Thăng Long đã vi phạm các điều luật lao động vì đã sử dụng người lao động mà không có hợp đồng lao động với người lao động:

a.       Đứng về mặt nguyên tắc lao động dân sự

Người chủ lao động có giá trị pháp lý cao hơn người lao động vì phải có trách nhiệm đưa ra các yêu cầu, nội qui cùng khối lượng công việc... kèm theo các điều khoản của hợp đồng để người lao động có trách nhiệm phải tuân thủ.

Trên cơ sở đó, chủ lao động phải có trách nhiệm đảm bảo mọi quyền lợi cho người lạo động theo những điều đã cam kết trong hợp đồng:

Điều đó có nghĩa rằng người lao động không có hiệu lực pháp lý cao hơn để buộc chủ lao động phải ký hợp đồng với người lao động mà chỉ có chủ lao động mới có quyền ký hợp đồng với người lao động;

Căn cứ vào điều nói trên thì ông và Công ty Thăng Long phải có trách nhiệm ký hợp đồng với tôi. Việc ông không ký hợp đồng với tôi là ông đã sai phạm nên ông phải chịu trách nhiệm về việc phải thanh toán cho tôi theo yêu cầu của tôi.

b.                 Đứng về nguyên tắc các thủ tục Nhà nước

Ông là người đại diện cho Cơ quan Nhà nước và ông thừa hiểu rằng mọi khoản thanh toán và chuyển tiền đều phải được căn cứ vào các Hợp đồng, chứng từ, biên bản xác nhận... vì vậy ông phải có trách nhiệm yêu cầu người lao động phải ký hợp đồng với ông ngay từ lúc bắt đầu công việc chứ không phải sau khi công việc đã kết thúc.

Nếu ông ký hợp đồng với người lao động sau khi công việc đã kết thúc thì đó chỉ là một hình thức để hợp pháp hoá các thủ tục hành chính. Và đã nói đến việc hợp thức hoá thì dù theo bất kỳ lý giải nào, đó cũng là những hình thức gian trá.

Ông biết rõ các nguyên tắc của Nhà nước, vậy tại sao ông không chịu ký hợp đồng với người lao động ngay khi công việc mới bắt đầu mà phải chờ cho tới khi công việc kết thúc, người lao động yêu cầu được thanh toán thì lúc đó ông mới yêu cầu phải có hợp đồng?

Liệu rằng lúc này hợp đồng đó có đảm bảo sự chuẩn mực theo đúng các cơ sở pháp lý của Nhà nước đã qui định và liệu rằng hợp đồng đó có đảm bảo được quyền lợi thoả đáng cho người lao động khi mà công việc dã kết thúc rồi, lúc này không còn chứng lý để xác nhận cho công sức của người lao động đã bỏ ra?

c.       Đứng về nguyên tắc của các Nhà chức trách

Ông không chỉ đại diện cho một Doanh nghiệp Nhà nước mà ông còn là một Cán bộ Công An đại diện cho các Cơ quan Pháp luật của Nhà nước. Với vị trí của ông:

Lẽ ra ông phải đưa ra các văn bản pháp qui hướng dẫn cho người lao động phải thực hiện ký kết hợp đồng lao động và tuân thủ theo các điều kiện của hợp đồng để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Ngược lại ông đã không làm điều đó khi người lao động bắt đầu thực hiện công việc nhưng sau khi kết thúc công việc thì ông mới quay sang yêu cầu người lao động phải có hợp đồng chính thức với ông. Có phải rằng ông đã lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết về các điều luật lao động của người lao động để nhằm mục đích ép bức tiền công của người lao động?

Căn cứ vào những điều nói trên tôi hoàn toàn khẳng địng rằng ông là người nắm rõ các điều luật lao động và đại diện cho nhà chức trách phải bảo hộ quyền lợi cho người lao động thông qua các hợp đồng lao động nhưng ông đã vi phạm vì không thực hiện.

Nếu không biết mà không thực hiên thì đó là lỗi do vô ý – thiếu hiểu biết. Nhưng nếu biết mà không thực hiện tức là cố ý – có chủ tâm.

Chủ tâm của ông đã rõ rằng ông cố tình không ký hợp đồng với người lao động nhằm mục đích gây khó khăn và chèn ép người lao động khi thanh toán. Căn cứ vào đó, tôi có thể buộc ông phải thanh toán cho tôi với giá trị cao nhất có thể của các hợp đồng dân sự vì tôi không phải là người vi phạm các điều luật lao động.

Và chủ tâm này của ông càng được khẳng định hơn vì những bằng chứng xác thực dưới đây:

1.       Ông bắt buộc tôi phải thoả thụân với ông sau khi công việc đã hoàn thành

Rõ ràng rằng, trước khi bắt đầu công việc ông đã cố tình không thoả thuận mà chỉ hứa sẽ đảm bảo quyền lợi cho tôi để thuyết phục tôi phải thực hiện công việc cho ông và sau khi công việc đã được kết thúc thì ông mới bắt đầu yêu cầu tôi phải thoả thuận với ông để ký hợp đồng và thực hiện các phương thức thanh toán thì lúc này lợi thế đã thuộc về ông. Tôi bị buộc phải chấp nhận tình thế phải thoả thuận với ông theo mức mà ông đưa ra;

2.                 Ông không có thiện chí thanh toán thực sự

Mặc dù ông đã có Công văn mời tôi đến thanh toán tiền thực sự nhưng đó chỉ là văn bản để ông chứng tỏ cho các Cấp lãnh đạo của ông  thấy rằng ông sẵn sàng thanh toán cho tôi nhưng thực chất sau khi ông hẹn, tôi đến thì ông lấy cớ bận không đến và vì những điều dưới đây:

a.       Tập thể Công ty của ông cùng vào hùa với ông

Vì tôi đã từng đến Công ty Thăng Long để gặp ông Lê Anh Son như đã được trình bày trên, tôi không thể thoả thuận với ông khi mà cả Công ty của ông cùng vào hùa với ông để bảo vệ cho quyền lợi của Công ty và quyền lợi của cá nhân ông (vì việc không ký hợp đồng lao động với tôi đã được Công ty của ông ủng hộ ông ngay từ đầu).

b.       Ông không chấp nhận đề nghị của tôi

Vì lý do trên, tôi đã mời ông đến Văn phòng Đại diện của Tập đoàn Woojin Hàn Quốc ở số 5 Láng Hạ – Hà nội (vì lúc đó tôi đang làm cho Văn phòng Đại diện Hàn Quốc) để thương thuyết với Luật sư riêng của: Llúc đầu ông cũng hứa là ông sẽ đến nhưng rốt cuộc ông đã không đến.

Rõ ràng rằng ông không có thiện chí thực sự để thanh toán cho tôi:

Công văn mà ông gửi cho tôi để mời tôi đến thanh toán chỉ là động tác giả chỉ để che mắt cấp trên.

c.       Ông đã dùng các hành vi trấn áp tôi buộc tôi phải thanh toán với ông

Cho đến nay, tôi vẫn còn lưu lại ít nhất là một tin nhắn của chính ông nhắn vào máy điện thoại của tôi rằng ông sẽ cho bọn đao búa hỏi tội tôi. Vậy thì điều gì có thể giúp ông phủ nhận rằng trước đó ông đã không gây áp lực cho tôi buộc tôi phải thanh toán theo mức mà ông sẽ đưa ra cho tôi!?

Tiếp sau đó ông đã thuê mướn rất nhiều người khác đe doạ sẽ giết tôi bằng cả tin nhắn và bằng cả gọi điện thoại vào máy di động của tôi.

d.       Ông vẫn chơi nước đôi với tôi

Cho đến nay, mặc dù nhiều lần tôi đã yêu cầu ông phải thanh toán nhưng ông vẫn không thể hiện sự thiện chí thực sự của ông:

Ngày mồng 6 tháng 10 năm 2005 vừa qua ông đã yêu cầu cô Phan Thị Sinh gọi điện cho tôi bảo tôi đến Công ty của ông để thanh toán tiền, sau đó, tôi đã gửi Email cho cô Sinh yêu cầu ông với nội dung dưới đây:

-----Original Message-----
From: thang Long [mailto:tlc-bca@hn.vnn.vn]
Sent: Saturday, January 04, 2003 5:05 PM
To: Dr Tran Phuc Anh
Subject: Re: Em Sinh

Anh Anh,

Theo anh bao nhieu thi hop ly, anh cu dua ra con so, em se noi lai voi anh Minh va ca hai se ban bac thong nhat.

Em Sinh

----- Original Message -----

From: Dr Tran Phuc Anh

To: tlc-bca@hn.vnn.vn

Sent: Thursday, October 06, 2005 5:22 AM

Subject: Em Sinh

Rất cám ơn em vì em đã gọi điện cho anh, nhưng em hỏi xem ông Minh định trả cho anh bao nhiêu tiền?

Nếu ông ấy trả được như anh dự định thì anh đến còn không thì thoi, coi như anh chưa nhận được cuộc gọi này của em vì ông Minh lợi dụng vào việc anh không có Hợp đồng để trả rẻ cho anh nên anh không thể chấp nhận.

Theo nội dung đối thoại nói trên, cho đến nay ông vẫn chơi nước đôi với tôi, tôi yêu cầu ông phải tự xác thực khối lượng công việc của tôi và chính ông phải đưa ra một giá trị thanh toán hợp lý với công sức của tôi thì ông lại hỏi ngược tôi yêu cầu ông phải trả cho tôi bao nhiêu!?

Rõ ràng rằng, ông thừa biết tôi không có lợi thế để buộc ông thanh toán cho nên ông bắt tôi phải tự ‘lượng sức mình’ để thanh toán với ông theo mức mà chỉ hợp lý với cá nhân ông.

Với kiểu nước đôi như vậy ông vừa có thể kéo dài thời gian không thanh toán cho tôi và vừa để tránh được sự phán xét của pháp luật:

Trong thời gian này ông sẽ nghe ngóng tình hình nếu tôi đuối lý và đuối thế thì may mắn lắm ông chỉ trả cho tôi rất ít hoặc thậm chí là tôi phải chấp nhận mất trắng... ngược lại nếu tôi thắng thế thì ông mới chấp nhận sòng phẳng!?

Ông Phùng Quang Minh đáng kính! Ông chỉ qua mặt được những người không hiểu sâu về luật pháp chứ đối với những người nắm hiểu sâu sắc về luật pháp thì ông không thể biện bạch được đâu!

Sự thể hiện thiếu thiện chí của ông đã được nói trên chính là cái đuôi của một con cáo già đã phải lộ nguyên hình mặc dù đã được che đậy rất kỹ bằng các thủ đoạn nghiệp vụ của ông và ông đã lợi dụng vào những khe hở của Pháp luật Nhà nước để tự tư lợi cho ông và bức bách người lao động.

Hơn thế nữa, ông đã từng đe doạ giết tôi đã chứng tỏ bản chất Mafia của ông và tự ông đã cáo buộc chính ông cố tình phạm pháp.

Ông giải thích như thế nào trước Pháp luật đối với tất cả những vi phạm của ông đã được kể trên?

 

Vài ngày sau, vào ngày đầu tuần, ông Minh đã gọi điện cho mẹ tôi:

‘Bác hãy nói với nó trực tiếp đến Công ty mà giải quyết Công nợ ’;

Mẹ tôi hỏi lại:

‘Thế sao anh lại bảo là nó bị thần kinh nên yêu cầu phải có người Giám hộ đến giải quyết thay cho nó?’;

Ông Phùng Quang Minh liền nói:

‘Việc bảo rằng nó bị thần kinh là tự bác nói chứ tôi không nói!’;

Mẹ tôi cảm thấy đắng nghét miệng vì sự tráo trở lật mặt của gã Phùng Quang Minh khốn kiếp:

‘Anh nói thế mà nghe được sao? Đời nào một người mẹ lại tự nói rằng con trai mình bị thần kinh cơ chứ?’;

Gã liền nói:

‘Bác đã nói vậy thì tôi không nói chuyện với bác nữa!’;

Mẹ tôi cố với thêm một câu:

‘Các anh đã không thèm nói chuyện với con tôi đã đành, với tôi anh cũng không nói chuyện nữa thì anh nói chuyện với giống gì?’;

Gã liền cúp điện thoại, mẹ tôi bàng hoàng và cảm thấy thất vọng vô cùng trước sự gian giảo của một Nhân viên Công An trước những vụ việc liên quan đến tôi.

Bất giác những giọt nước mắt vỡ ra trên đôi má nhăn nheo vì tuổi tác của mẹ tôi, mẹ tôi thầm nghĩ ‘con tôi cũng chẳng có tội tình gì với các người, dẫu gì nó cũng có chút công lao. Các người đã không đãi đằng nó tử tế thì chớ lại nỡ lòng tước đoạt công lao của nó và còn bức hại nó nữa hay sao?’.

Đến tối, sau khi tôi đi làm về, mẹ tôi nói:

‘Mẹ sẽ làm đơn kiện gửi lên Tổng cục Cảnh sát’;

Tôi nói:

‘Mẹ đừng làm vô ích và mất công, con nghĩ rằng bọn họ đã dám làm những việc càn rỡ như vậy là đã có tay trong ở Tổng cục Cảnh sát rồi. Sẽ không ai hơi đâu đứng ra giải quyết cho đơn kiện của mẹ đâu!’;

Mẹ tôi nói:

‘Con hãy cứ yên tâm, mẹ sẽ gửi đơn kiện lần lượt cho các Cơ quan chức năng. Nếu họ vẫn không chịu giải quyết, lúc đó mẹ sẽ nhờ những người có quyền lực lớn can thiệp’;

Tôi hỏi:

‘Mẹ định nhờ ai?’;

Mẹ tôi nói:

‘Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh hiện nay là Phó Tổng cục Trưởng của Tổng cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế’;

Tôi nói:

‘Chắc gì ông ấy đứng ra giúp mẹ?’;

Mẹ tôi nói:

‘Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh từng rất thân với bố của con, hơn nữa trước đây bác của con nguyên là Giám đốc Công An Huế từng ký quyết cho chú ấy đi học ở ngoài này từ thời kỳ mà chú ấy vẫn còn là một cán bộ hành chính của Công An Huế.

Kể từ bấy đến giờ chú ấy mới có cơ hội để thăng tiến quyền lực như bây giờ, chú ấy không thể quên ơn ấy.

Hơn nữa, con không hề sai phạm mà do Công ty Thăng Long cố tình làm trái Pháp luật...’;

Tôi vội cắt lời mẹ tôi:

‘Đó là chuyện ngày xưa chứ bây giờ thì...’;

Mẹ tôi nói:

‘Dù gì đi nữa, con hãy cứ yên tâm! Nếu đơn kiện của mình nói đúng lý đúng tình thì mẹ không tin rằng các Cơ quan Pháp luật không thể khoanh tay đứng nhìn được’;

Tôi nói:

‘Nhưng mà mẹ kiện Công ty Thăng Long là một đơn vị trực thuộc của Bộ Công An, muốn hay không muốn thì nó cũng sẽ gây mất uy tín cho Bộ Công An nên họ không thể giúp mẹ thắng kiện được đâu!’;

Mẹ tôi nói:

‘Càng là Cơ quan Công An thì họ càng phải làm rõ sự vụ để cảnh gaiso nghiêm ngặt những ngưòi được giao nắm giữ những trọng trách và quyền hành của Đảng và Nhà nước’;

Tôi nói :

‘Đó là mẹ nghĩ như vậy chứ những người có thể giúp mẹ kiện tụng lại không nghĩ như vậy mà họ muốn che đậy để các thế lực chống đối Nhà nước và Chính phủ không có cơ hội để biêu riếu các vi phạm của Bộ Công An trước dư luận công chúng’;

Mẹ tôi khẳng định:

‘Càng không muốn bị bêu riếu thì họ càng phải xử lý nghiêm chỉnh mọi vi phạm có thể xảy ra đối với Bộ Công An’;

Sau khi nhận được đơn của mẹ tôi gửi lên Văn phòng của Cục Cảnh sát Kinh tế – Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công An: Cục Cảnh sát cũng đã mời mẹ tôi lên làm việc trực tiếp:

Khi mẹ tôi đến gặp và làm việc với Phòng thường trực, một nữ Nhân viên Văn phòng hướng dẫn lại cho mẹ tôi trình tự làm đơn kiện theo đúng các qui định và một anh Nhân viên thường trực hỏi:

‘Xin lỗi bác đang làm gì hay đã từng làm gì và ở đâu?’;

Mẹ tôi chìa thẻ Cựu Chiến binh và các giấy tờ khác liên quan, anh thường trực thấy vậy liền đổi giọng niềm nở:

‘Bác dám kiện một Cơ quan thuộc Bộ Công An là bác rất mạnh dạn đó, không mấy ai dám làm như bác đâu.

Vậy nên bác cứ làm đầy đủ mọi thủ tịc và hồ sơ cần thiết cho việc kiện cáo để gửi cho chúng tôi và chúng tôi xin lưu ý với bác rằng bác phải chờ cho đến khi nào Công ty Thăng Long phải chính thức trả tiền cho bác và bác cũng đã cầm được tiền trong tay với sự thoả mãn thì lúc ấy bác mới có thể rút lại đơn kiện từ phái chúng tôi.

Bác đừng vì bọn họ hứa hão để rồi vội rút đơn về là rắc rối lắm đó.

Tôi nghĩ rằng sự việc này sẽ hết sức rắc rối nên bác hãy cố gắng hết sức bình tĩnh và kiên trì để giải quyết công việc cho thấu đáo’;

Mẹ tôi nghe vậy liền cám ơn những người nhân viên An ninh ở Văn phòng Thường trực của Tổng cục Cảnh sát.

Đồng thời lúc ấy, Cục Cảnh sát Kinh tế cũng đã có Công văn gửi cho Công ty Thăng Long cùng Tổng cục Hậu cần – Bộ Công An là Cơ quan Chủ quản của Công ty Thăng Long.

Công ty Thăng Long đành phải có Công văn mời chính thức mẹ tôi đến làm việc. Tôi đã viết giấy Uỷ quyền cho mẹ tôi và cô phiên dịch đã từng làm cùng với tôi và trước Tết năm 2004 đã đề nghị tôi thương lượng với Công ty Thăng Long giải quyết cho cô ấy tiền vì bị tai nạn xe máy.

Đúng hẹn, mẹ tôi cùng cô ấy đến làm việc. Khi vừa bước vào Văn phòng của Công ty Thăng Long, ông Minh giới thiệu với mẹ tôi:

‘Đây là anh Cường, Phó Chánh Văn phòng của Công ty’;

Và ông Minh tiếp tục quay sang phía cô phiên dịch đi cùng mẹ tôi rồi nói với ông Cường:

‘Đây là cô..., là một trong hai phiên dịch xuất sắc của Dự án của chúng ta trong thời gian qua’;

Và cả hai vị đều khen lấy khen để:

‘Các anh đều biết em có rất nhiều đóng góp cho Công ty nhưng vì Công ty hãy còn nhiều khó khăn nên chưa giải quyết được cho em cho thật xứng đáng.

Trước hết bọn anh xin nhận lỗi với em và sau đó...’;

Mẹ tôi chỉ nhìn thấy ông Minh và ông Cường – Phó Chánh Văn phòng của Công ty Thăng Long nên liền cắt lời:

‘Trong đơn kiện mà tôi đã gửi cho Tổng cục Cảnh sát là tôi kiện ông Tòng – Giám đốc của Công ty Thăng Long về vụ việc có liên quan đến con trai của tôi.

Nếu không có ông Tòng thì tôi không làm việc!’;

Ông Cường nói:

‘Con của bác ký hợp đồng với cậu Minh đây nên nếu bác có kiện thì bác hãy kiện cậu Minh đây chứ bác kiện Giám đốc là sai!’;

Mẹ tôi nói:

‘Các anh nói như trẻ con tập nói vậy mà nghe được à? Cậu Minh cho dù là gì đi nữa thì khi ký kết hợp đồng với con tôi đều phải được sự đồng ý của Giám đốc của các anh cho nên Giám đốc của các anh phải chịu trách nhiệm trong việc này.

Nếu các anh nói vậy thì tôi hỏi các anh việc chấm thi tuyển sinh chỉ do Ban chấm thi thực hiện chứ Hiệu trưởng của một trường và Giám đốc Sở Giáo dục đâu có trực tiếp chấm thi nhưng nếu Ban chấm thi vi phạm thì Giám đốc Sở Giáo dục phải bị cách chức đầu tiên sau đó Hiệu trưởng cũng bị cách chức rồi tiếp đến mới xử lý những người vi phạm trực tiếp trong Ban chấm thi...’;

Cả hai vị đều chịu thua lý không thể lừa mẹ tôi để chỉ trút tội lên đầu mỗi ông Minh. Hai vị lại bắt đầu quay sang tìm cách để lèo lái... mẹ tôi quay sang nói với cô phiên dịch:

‘Hôm nay chúng ta đến để làm rõ với Công ty Thăng Long về những vụ việc đã từng xảy ra giữa Công ty Thăng Long và con bác cùng với cháu. Cháu hãy cố gắng ghi lại biên bản thật đủ toàn bộ nội dung của buổi làm việc ngày hôm nay’;

Nghe vậy, cả hai gã cùng quay sang cô phiên dịch tiếp tục lấy lòng với những giọng điệu cũ rích:

‘Cả Công ty rất quí và thương em, chẳng qua vì thời gian qua Công ty đang rất khó khăn nên chưa thể giải quyết thoả đáng cho em được. Bây giờ em mới có dịp đến Công ty nên các anh mới co cơ hội để tỏ bày với em, nếu em thấy có gì mà các anh chưa phải với em thì em hãy cứ đề đạt, các anh sẽ trình Lãnh đạo Công ty giải quyết thoả đáng cho em’;

Cô phiên dịch nghe vậy thì lại một lần nữa mắc lởm bọn họ đành ngoan ngoãn nghe theo sự chỉ đạo của bọn họ. Mẹ tôi biết là cô phiên dịch đã trúng phải gian kế của bọn họ nên cũng cố gắng giữ bình tĩnh và cũng cố gắng để hướng dẫn cho cô bé ghi lại những điều đối chất giữa hai bên.

Vì con trai của mình mà mẹ tôi đã cố nhịn nhục cho đến cùng để giữ được sự bình tĩnh sáng suốt trong suốt cả một quãng thời gian dài đấu lý với hai gã ‘súc sinh’ đội lốt người thay nhau để cố tình hạ gục mẹ tôi qua những lời lẽ biện hộ manh trá.

Trong quá trình ‘đàm phán’ bọn họ luôn cố tình tung ra những câu nói và những lời lẽ rất khiêu khích nhằm khiến mẹ tôi tức giận để có thể bỏ cuộc nhưng mẹ tôi đã quyết tâm phải đấu thắng bọn họ để bảo vệ danh dự và quyền lợi cho con trai của mình.

Tôi cảm thấy vừa hạnh phúc bởi trong cuộc đời mình, tôi đã từng có một người mẹ hết sức mẫu mực dạy dỗ cho mình từ tấm bé cho tới lúc nên người và cho đến lúc gặp phải những sự việc như vầy nhưng mẹ tôi vẫn kiên trì để đấu lý và chọi trí giành lại cho tôi sự công bằng...

Tôi càng căm uất sự hèn hạ và đê tiện của bọn họ bao nhiêu thì tôi càng cảm thấy thương cho mẹ tôi bấy nhiêu: Vì tình cảm của một người mẹ đối với một đứa con mà đã khiến mẹ bất chấp gian nan và cả hiểm nguy...

Tôi biết rằng mẹ tôi bị dằn vặt nhiều lắm bởi cho đến gần cuối cuộc đời mẹ tôi phải ‘chạm trán’ với những thủ đoạn nham hiểm và bẩn thỉu của Thương trường, không những vậy lại do chính những kẻ cầm nắm quyền lực Nhà nước bị hũ bại và suy đồi đạo đức gây ra nên mẹ tôi càng quyết tâm ‘chiến đấu’ với bọn họ đến cùng.

Mẹ tôi quyết không dung nhận những lề thói xuống cấp của Xã hội...

Bọn họ nói:

‘Hôm nay, chúng tôi sẽ giải quyết những cộng nợ giữa Công ty với con trai của bác:

Đây là các chứng từ xác nhận con trai của bác đã ứng tiền Công ty’;

Bọn họ đẩy về phía mẹ tôi ba cái chứng từ ghi rõ ngày tháng mà tôi đã từng ứng tiền của Công ty Thăng Long với tổng số tiền là ba triệu đồng trong đó có một triệu rưỡi được ứng để về Tết năm 2004 (ngay cả tiền để về quê ăn Tết cũng không được thưởng mà bị ghi nợ!!!):

Mẹ tôi xem qua tất cả những chứng từ và cảm thấy tức điên ruột khi nghĩ rằng ‘các anh đã không chịu thanh toán tiền công cho con tôi một cách thoả đáng lại còn hèn hạ quay lại đòi tiền của con tôi từ các khoản nợ rất vặt vãnh, các người có thể khốn nạn hơn nữa không?’.

Mẹ tôi cố trấn tĩnh hỏi:

‘Vì sao con tôi có số nợ này với Công ty?’;

Cả hai gã điềm nhiên trả lời:

‘Vì cậu ta tới đây để làm việc!’;

Mẹ tôi hỏi:

‘Vậy thì công cán của con tôi các anh tính như thế nào?’;

Bọn họ trả lời :

‘Chỉ có thưởng mà không có công!

Bởi vì khi cậu ta đến đây đã không ký hợp đồng với chúng tôi mà chỉ hứa miệng với nhau rằng sau khi xong việc sẽ có thưởng mà thôi nên không thể trả lương cho cậu ta được’;

Mẹ tôi nói:

‘Không ký hợp đồng là vì các anh cứ nấn ná không chịu ký hợp đồng với con tôi chứ không phải là con tôi không ký hợp đồng với các anh. Vậy thì sai trái là do các anh chứ không phải là con tôi.

Cứ cho rằng nếu các anh thưởng thì các anh sẽ thưởng bao nhiêu?’;

Bọn họ nói:

‘Nhiều cũng gọi là thưởng mà ít cũng gọi là thưởng. Điều này phụ thuộc vào chúng tôi...’;

Mẹ tôi hỏi ngay:

‘Vậy thì các anh định bao nhiêu cứ nói ngay đi?’;

Bọn họ lại loanh quanh:

‘Chúng tôi sẽ họp lại với Lãnh đạo với Công ty để quyết định lại việc này và trả lời cho bác sau’;

Mẹ tôi cố giữ bình tĩnh để nói:

‘Các anh liên tục sai phạm là vì các anh không hiểu luật hay là có hiểu mà cố tình vi phạm?

Tôi nói để các anh hay rằng: Muốn có thưởng thì trước hết phải có công đã mà có công tức là phải có tiền lương.

Bây giờ, trước hết các anh hãy nói rõ cho tôi biết các anh định xếp lương cho con tôi là bao nhiêu?’;

Bọn họ nói:

‘Căn cứ vào chức năng công việc của con bác để chúng tôi xếp lương cho cậu ta’;

Mẹ tôi hỏi:

‘Vậy thì các anh bổ nhiệm cho con tôi làm gì?’;

Bọn họ nói:

‘Con của bác chỉ là một Kỹ thuật viên thuần tuý’;

Bọn họ đưa ra một văn bản viết tay do chính ông Phùng Quang Minh ‘đề bạt’ tôi làm Kỹ thuật viên và cũng không có dấu còn hai nhân viên Phiên dịch của tôi được chính ông Tòng ký quyết định nhận làm nhân viên đánh máy (dĩ nhiên là mức lương của nhân viên đánh máy thấp hơn rất nhiều so với mức lương của một nhân viên Phiên dịch cho một Dự án lớn. Điều này chứng tỏ sự điêu trá và gian ngoan hết chỗ nói của Công ty Thăng Long). Mẹ tôi nén giận hỏi:

‘Tại sao hai nhân viên Phiên dịch do con trai tôi đưa tới thì được chính Giám đốc ký quyết định phân công công việc mà riêng con tôi lại chỉ được anh Minh ký quyết định vả lại không có con dấu.

Điều đó khẳng định những việc làm gian dối của các anh nhằm muốn phủ nhận công lao của con trai của tôi.

Tôi hỏi các anh làm như vậy có còn là đạo đức của một con người nữa hay không?’;

Bọn họ nói:

‘Bác nói quá lời, con của bác làm những gì thì chúng tôi xếp đặt nó đúng phần hành và chức trách đó, đời nào mà chúng tôi làm trái.

Bằng cứ xác đáng qua các văn bản ở đây cho thấy rằng con trai của bác chỉ là một nhân viên kỹ thuật thuần tuý mà thôi. Bác đừng nghĩ rằng con trai bác có thể làm được những việc ghê gớm’;

Câu nói miệt thị đó đã khiến mẹ tôi vô cùng tức giận, mẹ tôi hỏi:

‘Nếu trước khi thắng thầu mà con tôi chỉ là một kỹ thuật viên thuần túy thì tại sao sau khi trúng thầu con tôi lại được đề bạt là Giám đốc Kỹ thuật? Không dễ gì từ vị trí một Kỹ thuật viên để bỗng chốc trở thành một Giám đốc Kỹ thuật được.

Nếu các anh thừa nhận rằng con trai tôi từng là Giám đốc Kỹ thuật sau khi các anh thắng thầu thì trước đó nó cũng đảm đương ít nhất với một vị trí tương tự như vậy’;

Bọn họ đuối lý bèn nói rằng:

‘Cứ cho là như vậy thì mức lương mà con trai bác đã đồng ý với chúng tôi như hợp đồng ấy là hai triệu mỗi tháng’;

Mẹ tôi nói:

‘Con trai tôi vì bị các anh bức ép nên phải chấp thuận hai triệu mỗi tháng, không lý gì với tư cách là một Chuyên gia Trưởng mà phải chấp nhận một đồng lương rẻ mạt như vậy cả.

Một người như tôi cũng thừa hiểu rằng vì các anh sợ phải trả cho con trai của tôi một khoản tiền rất lớn cho việc thuê mướn con trai tôi làm Chuyên gia Trưởng cho các anh nên các anh đã tìm mọi cách để phủ nhận công lao của nó. Thử hỏi, các anh làm như vậy có quá đáng lắm không?’;

Bọn họ bưng bít:

‘Chúng tôi đường đường là một Doanh nghiệp có uy tín, chúng tôi làm gì cùng phải biết tuân thủ pháp luật, sao bác quá lời với chúng tôi như vậy. Bác không biết rằng chúng tôi có thể kiện bác vì đã xúc phạm đến danh dự của Công ty chúng tôi sao?’;

Mẹ tôi cảm thấy rằng bọn họ thật quá sức hợm hĩnh trước những sai trái rành rành mà vẫn thản nhiên như không. Sự thản nhiên của họ khiến mẹ tôi suy nghĩ ‘hay là vì họ không hiểu biết về Luật pháp mà đã vô tình vi phạm, chẳng lẽ một Cơ quan thuộc Bộ Công An lại không hiểu Luật pháp hay sao hoặc là họ trắng trợn tới mức đã cố tình vi phạm quá nhiều lần mà thành quen rồi?’.

Mẹ tôi ngờ vực hỏi:

‘Các anh tuân thủ Luật pháp mà các Văn bản, Hợp đồng và các Thủ tục của các anh không có con dấu, không có số Công văn. Đó là Luật pháp của các anh ư?’;

Bọn họ trợn tròn mắt vì khiếp đảm và hỏi lại:

‘Thưa cụ, cụ đã từng làm gì vậy?’;

Mẹ tôi nói:

‘Con tôi là một Tiến sỹ và tôi là mẹ của Tiến sỹ, các anh đã hiểu chưa?

Chỉ vì tôi đã về hưu chứ nếu không thì các anh không dễ ức hiếp con trai tôi đến mức như vậy đâu.

Nhưng tôi cũng nói để các anh biết, các anh biết Pháp luật mà cố tình phạm pháp thì tội của các anh không thể dung thứ được đâu.

Các anh nói đi: Bao giờ các anh thanh toán tiền cho con trai tôi và thanh toán bao nhiêu?’;

Cả hai gã đều ấp úng nói:

‘Xin cụ thư cho chúng tôi, để chúng tôi trình xin ý kiến của Lãnh đạo và sẽ trả lời cho cụ sau’;

Tuy vậy, hai gã vẫn không chừa những thủ đoạn bỉ ổi tiếp theo hòng để có ý đồ lâu dài về sau này, các gã nháy mắt với nhau để thực hiện tiếp ‘kịch bản’ cuối cùng và quay sang phía cô Phiên dịch nói:

‘Em định thanh toán riêng ra hay thanh toán chung vào một khoản với con trai của bác ấy?’;

Chưa kịp để cô phiên dịch quyết định, các gã liền tấn công luôn:

‘Anh biết là em rất vất vả nên cũng rất muốn thanh toán thoả đáng cho em, nếu em đồng ý thì anh sẽ viết riêng cho em một giấy thanh toán và se thanh toán riêng cho em’;

Mẹ tôi biết rằng bọn họ đã tính đến một diệu kế là ‘điệu hổ ly sơn’ để một lần nữa gây ly gián mối quan hệ giữa tôi với những người làm cùng với tôi nhằm để sau này nếu có gì bất trắc thì chỉ có tôi và mẹ tôi một mình chống đỡ với bọn họ, tôi không còn đồng minh để bảo vệ quyền lợi cho tôi trước các Cơ quan Pháp luật.

Cô Phiên dịch nghe những lời ve vuốt ngọt ngào của bọn họ, không kịp hiểu được thủ đoạn của bọn họ, bởi cô ta chỉ mới ra trường chưa từng vấp váp nên không thể hiểu được mưu mô của những kẻ già đời trên Thương trường, thì vội vàng nói rằng:

‘Nếu được như vậy thì em xin các anh làm giấy thanh toán riêng cho em đi kẻo vì em cũng đang rất cần tiền’;

Sau đó, bọn họ yêu cầu cô Phiên dịch ửa lại nội dung biên bản ‘cuộc họp’ theo những trình tự và lời lẽ được bọn họ sửa lại theo hướng có lợi cho bọn họ. Toàn bộ biên bản được copy thành hai bản: Mẹ tôi giữ một bản và bọn họ giữ một bản.

Ông Phùng Quang Minh lần lượt ký danh vào các trang của biên bản và đưa cho mẹ tôi một bản sao.

Mẹ tôi hỏi:

‘Thế các anh không đóng dấu vào biên bản này cho chúng tôi à?’;

Ông Cường Phó Chánh Văn phòng nói:

‘Chỉ có thế thôi, không có dấu...’;

Mẹ tôi tức lộn ruột nhưng vẫn phải nén chịu và thầm nghĩ ‘đúng là một cung cách làm ăn phạm pháp đáng sợ’.

Cuộc gặp gỡ kéo dài từ lúc hai giờ rưỡi chiều cho tới tám rưỡi tối mới tạm thời kết thúc mà không lấy làm mãn nguyện với mẹ tôi, qua cuộc gặp gỡ này mẹ tôi càng nhìn thấy rõ hơn bộ mặt thật của Công ty Thăng Long.

Và cuối cùng bọn họ viết cho cô Phiên dịch một văn bản xác nhận là hứa sẽ thanh toán nhưng không nói rõ số tiền là bao nhiêu và bao giờ sẽ thanh toán cho cô ta.

Sau khi xem kỹ biên bản xác nhận, cô Phiên dịch hỏi lại:

‘Thế nhưng mà các anh định thanh toán cho em bao nhiêu và lúc nào sẽ thanh toán?’;

Bọn họ tủm tỉm cười thâm hiểm nói:

‘Bao giờ các anh thanh toán xong cho con trai bác ấy thì đến lượt thanh toán cho em và em sẽ biết là bao nhiêu’;

Cô Phiên dịch mới chợt hiểu ra và đứng ngây người, uất ức không nói thêm được câu nào.

Mẹ tôi thầm nghĩ ‘các người chẳng còn chút lương tâm và sỉ nhục chút nào cả, đã hiếp đáp con trai của tôi thì chớ lại còn tìm cách để hiếp đáp cả một đứa con gái chỉ bằng tuổi con gái của các người, tôi quyết sẽ không tha cho các người trước Pháp luật’.

Tóc mẹ tôi đã bạc thêm rất nhanh chỉ trong vài ngày ngắn ngủi vì phải lặn lội đi tìm những người có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh kiện giữa con trai mình với Công ty Thăng Long: Tuổi già và bệnh tật lại tiếp tục đổ xuống hành hạ mẹ tôi.

Chỉ vì con trai mình mà mẹ tôi đã một lần nữa gắng gượng bất chấp tất cả những nguy nan và luôn tự động viên rằng mình sẽ thắng để tiếp tục gửi đơn kiện đến các Cơ quan Thẩm quyền có chức năng giải quyết vụ việc

Mẹ tôi vẫn cố tin rằng Pháp luật luôn bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của mọi Công dân và vẫn cố hy vọng rằng những kẻ nào cố tình phạm pháp sẽ phải sớm đền tội trước Pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩ Việt nam.

Trong đôi mắt của mẹ tôi vẫn ánh lên niềm tin và hy vọng vô bờ bến./.

 

Hà nội 2005

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết