Nguồn Switching cách ly - Công ty TNHH Tam Hùng

Nguồn Switching cách ly

Thứ năm - 17/01/2013 17:49
Nguồn Switching cách ly

Nguồn Switching cách ly

Ưu điểm lớn nhất của Nguồn dòng Nối tiếp là cấu trúc mạch gọn nhẹ đơn giản, dễ lắp ráp và sửa chữa nhưng nhược điểm lớn nhất là không an toàn.

Trong trường hợp nếu IC nguồn bị hỏng thì toàn bộ điện áp vào sẽ giáng lên tải và có thể phá hỏng tải… Vì vậy, để đảm bảo cho sự an toàn của tải, thông thường cần phải thiết kế thêm mạch bảo vệ tải để khi điện áp ra cung cấp cho tải tăng đột biến hoặc vượt quá giá trị danh định thì nó sẽ phải ngắt nguồn.

Nhược điểm thứ hai nữa đối với loại Nguồn dòng Nối tiếp thường chỉ cho phép hoạt động tốt và an toàn đối với người sử dụng cùng với thiết bị khi điện áp vào không vượt quá 60V (nếu vượt quá 60V có thể gây giật điện cho người sử dụng nếu vô ý chạm tay vào mạch điện…).

Nhược điểm thứ ba là Nguồn dòng Nối tiếp chỉ cung cấp được một đường điện áp ra là đảm bảo độ ổn định tốt nhất. Trong nhiều trường hợp cần có nhiều đường điện áp ra với yêu cầu chính xác cao cho từng đường nguồn thì Nguồn dòng Nối tiếp không thể đáp ứng được.

Vì vậy, Nguồn dòng Cách ly được nghiên cứu phát triển để có thể cách ly được giữa điện áp vào và các đường điện áp ra cũng như có thể tạo ra được nhiều điện áp ra với độ chính xác và ổn định cao. 

          Một trong những loại Nguồn dòng Cách ly được biết đến một cách phổ biến nhất đó là Nguồn AT hoặc ATX cho Máy Vi tính như mô tả bởi hai hình trên đây.

          1.3.2. Định nghĩa

Nguồn dòng Cách ly thuộc các thế hệ Nguồn Switching về cơ bản chỉ khác với các loại Nguồn dòng Nối tiếp là các đường điện áp ra được cung cấp bởi Biến áp Xung thay vì được cung cấp thông qua Cuộn chặn L như đối với Nguồn dòng Nối tiếp.

Điều đó có nghĩa là trong Nguồn dòng Cách ly, Biến áp Xung được thay thế vai trò của Cuộn chặn L để tạo ra nhiều đường điện áp ra và nhờ vậy có thể cách ly nhau đảm bảo tính an toàn cao hơn.

Cũng nhờ vào khả năng truyền năng lượng qua Biến áp Xung nên điện áp vào có thể được thay đổi trong khoảng rộng hơn so với Nguồn dòng Nối tiếp (có thể cho phép hoạt động được với điện áp vào trong khoảng vài chục Volt đến vài trăm Volt).

Như vậy, về mặt ‘Nguyên lý Switching’ có thể nói rằng Nguồn dòng Nối tiếp và Nguồn dòng Cách ly đều có cùng bản chất Vật lý và Lý thuyết Cơ bản.

Tuy nhiên, do thực tế Nguồn dòng Cách ly thường được áp dụng cho những trường hợp điện áp vào được cung cấp từ Mạng điện lưới 110VAC ÷ 380VAC cho nên giữa hai hệ thống Nguồn dòng Nối tiếp và Nguồn dòng Cách ly có sự khác biệt nhau về thiết kế kỹ thuật chủ yếu ở phần Công suất của Nguồn cung cấp.

Dưới đây là một số loại IC sử dụng cho các loai nguồn Switching cách ly:

>>>  TL494/KA7500
>>>   Nguôn AT
>>>  Nguồn ATX
>>>  UC3842/UC3843…/UC3845
>>>  MB3778
>>>  Các loại Biến áp Switching

 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn