Nguồn tuyến tính - Công ty TNHH Tam Hùng

Nguồn tuyến tính

Thứ tư - 16/01/2013 23:13
Nguồn tuyến tính

Nguồn tuyến tính

Phần lớn các Thiết bị Điện tử đều hoạt động trực tiếp với dòng điện một chiều (DC) mà dòng điện này được tạo ra theo cách truyền thống kể từ rất lâu khi Kỹ thuật Điện tử được ra đời đó là sử dụng một nguồn Pin hoặc Ăc-qui và sau khi có Lưới điện Xoay chiều thì người ta thực hiện chuyển đổi điện áp từ Lưới điện Xoay chiều thành điện áp mà các Mạch Điện tử có thể hoạt động được.

Trên cơ sở đó, mạch biến đổi điện áp của Lưới điện Xoay chiều thành dòng điện một chiều DC được thực hiện một cách đơn giản bởi một Biến áp T và một mạch chỉnh lưu (có thể bằng 1 diode hoặc 2 diode hoặc Cầu chỉnh lưu diode…) sau đó sẽ lọc bằng tụ điện C.

Sau khi được chỉnh lưu thì dòng xoay chiều hình sine sẽ bị biến thành các xung bán – sine theo cùng một chiều không đổi nên sẽ tạo ra các gợn nguồn không ổn định có thể gây nhiễu loạn cho các Mạch Khuyếch đại có độ nhạy cao.




         Để đảm bảo khả năng lọc sạch gợn nguồn do các xung bán – sine gây ra, có thể sử dụng các mạch lọc nguồn phối hợp bằng cuộn cảm L và tụ điện C… tuy nhiên vẫn có nhiều biện pháp khác hiệu quả hơn để lọc gợn nguồn bằng cách sử dụng mạch lọc bằng Transitor như hình nói trên:

Nhờ có một mạch RC được tạo bởi R = 1k và tụ C = 1000µF ghép vào cực B của Transitor nên điện áp được giữ ở chân B của Transitor rất sạch vì hằng số thời gian phóng nạp của dòng điện do mạch RC nói trên tạo ra sẽ là τ RC lớn hơn rất nhiều lần so với độ dài của các gợn xung (ví dụ, nếu chỉnh lưu một nửa chu kỳ thì độ dài các gợn xung được tạo ra bởi tần số 50 Hz tương đương với khoảng 20mS. Nếu được chỉnh lưu cả hai nửa chu kỳ thì độ dài các gợn xung chỉ là 10mS) nên điện áp ở chân B của Transistor được giữ rất ổn định nhờ đó điện áp ra trên chân E của Transistor cũng sẽ được giữ rất ổn định theo hệ thức dưới đây:

UE ≈ UB – 0,7V đối với Transistor Silic

UE ≈ UB – 0,3V đối với Transistor Germany

Trong đó, UE là điện áp ra trên tải được tạo ra bởi chân E của Transistor và UB là điện áp được đặt tại chân B của Transistor do mạch RC tạo ra.

Theo trên, nếu Hệ số Khuyếch đại cường độ dòng điện (được gọi là β) càng lớn thì điện áp ra sẽ càng ổn định. Đồng thời nếu β càng lớn (có thể tra bảng thông số của các Transistor để biết được β của Transistor cần sử dụng là bao nhiêu) thì lại càng cho phép tăng giá trị của điện trở đầu vào cho cực B của Transistor nên Hằng số thời gian τ được tạo bởi RC sẽ càng lớn và nếu RC càng lớn bao nhiêu thì nguồn ra càng được lọc sạch bấy nhiêu.

Ưu điểm của mạch lọc sử dụng Transistor theo hình nói trên là tạo ra dòng điện sạch gợn tuyệt đối không gây ra các sóng nhiễu điện – từ giống như các mạch lọc nguồn sử dụng LC.
 

Các mạch nguồn Tuyến tính hoạt động dựa trên các nguyên lý dưới đây:

>>> Nguyên lý Tự cân bằng
>>> Nguồn Tích cực
>>> Nguồn Tích hợp IC 78XX & 79XX
>>> Nguồn Tích hợp LM317

>>> Nguồn dòng ổn áp DC song song

>>> Nguồn dòng ổn áp nối tiếp



Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn