Những đứa trẻ rồi sẽ lớn - Công ty TNHH Tam Hùng

Những đứa trẻ rồi sẽ lớn

Thứ hai - 14/01/2013 21:07
Có một câu nói rất đơn sơ nhưng rất đỗi ý nghĩa với cuộc đời tôi ‘Nhà văn lúc nhỏ cũng học văn’.

Câu nói đó đã đi suốt cả cuộc đời tôi trong gần ba mươi năm qua mà tôi luôn tự nuôi lớn mình bằng cách tự học hỏi và tự rèn luyện ý chí nghị lực vượt qua mọi trở ngại của số phận bởi ngay từ bé, mới chừng ba đến bốn tuổi, tôi từng một lần bị một con vật rất bé bò vào tai làm tôi cứ móc tay vào tai và kêu khóc khiến mọi người trong gia đình tôi lúc đó không biết làm cách gì ngoài việc dùng nước vôi trong đ vào đ giết con vật đó.

Sau đó, vì không thể cho bông vào đ ngoáy khô tai của tôi bởi lúc đó tôi quá bé, không thể đ yên cho mọi người làm sạch tai và kết quả là một tai của tôi đã bị thối, bị thủng màng nhĩ. Về sau đã bị viêm xương chủng nặng...

Hơn thế nữa, vì tôi là một đứa trẻ sinh thiếu tháng nên ngay từ lúc sinh ra đã có thể lực rất yếu, không chống chịu được với thời tiết lạnh nên đã bị sưng phổi rồi viêm mũi mãn tính... và cứ đến mùa đông thường bị đ bệnh nặng phải nằm viện tới hàng tháng trời.

Tôi biết rằng tôi không thể trông chờ cho đến khi mình khỏi bệnh mới có thể tiếp tục quay trở lại học vì hầu như năm nào cứ đến mùa đông là tôi lại bị đ bệnh nên tôi phải bất chấp cả những lúc đang nằm viện đ tự học bài lớp mà các bạn đã và đang học cũng như tự tìm đọc và tự học hỏi cả những chương trình học của các lớp trên của tôi đang học.

Tự học hỏi và tự rèn luyện đã sớm trở thành một thói quen ngay từ nhỏ đối với tôi. Cũng vì thế, nó cũng là một ‘đức tínhtốt nhưng đôi khi cũng bị nhiều người có tính vị kỷ hẹp hòi cho rằng tôi thiếu khiêm tốn bởi vì mỗi một khi tôi đã có tác phong và thói quen tự học thì tôi ít khi nhờ vả làm phiền người khác, không cần đến sự giải thích của người khác mà chỉ luôn muốn phát triển theo tư duy và theo sự nhận thức riêng của mình.

Đó cũng chính là một mặt trái không tốt đã gây cho tôi rất nhiều bất lợi, nhưng dù sao đi nữa, những khó khăn đó chỉ đến với tôi trong những khoảng khắc nhất định do sự bột phát nhất thời đối với một vài người mới gặp tôi lúc đầu nhưng khi họ hiểu được những hiểu biết cơ bản của tôi và thấu rõ được những hoàn cảnh và tác phong của tôi thì họ cũng đều có một thiện cảm thật sự rất lớn đối với tôi.

Nhờ vào việc vươn lên bằng cách tự học hỏi, tôi đã tự trang bị cho mình một khối lượng và một nền tảng kiến thức rất chắc chắn và rất phong phú nhưng một góc đ nào đó thiếubài bảntheo một tác phong nghiên cứu Khoa học Chính qui bởi tôi cũng đã dần dần dấn thân vào con đường nghiên cứu Khoa học theo kiểu tự phát mà không có được bất kỳ ai dẫn dắt nên có những nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu mà tôi không được biết đ áp dụng.

Ví dụ, có những phần trích dẫn trong các đ tài nghiên cứu Khoa học hoặc khi dẫn chứng đối với các bài báo cáo thì phải trích dẫn đầy đ tên gọi của Tiêu đ hoặc Đ tài hoặc Công trình đã được tham khảo, tên tuổi của tác giả, thuộc tạp chí nào hay tác phẩm nào, nhà xuất bản, năm xuất bản... đ những người có liên quan có thể đối chiếu.

Tôi không được biết những qui phạm tương tự như thế, cho nên, sau khi tốt nghiệp Phổ thông Trung học Quốc học Huế, tôi đã lặn lội từ Huế ra tận Viện Khoa học Tự nhiên Việt nam đ xin được tiếp kiến Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu xin được giúp đ đ có thể trở thành một Nhà Khoa học chính thống.

Đó là ngày 25 tháng 9 năm 1989, tôi được Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đích thân đón tiếp vì trước đó một năm tôi cũng đã công trình nghiên cứu đầu tay của tôi gửi đến Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu về Hệ thống Dự báo Địa chấn và Giáo sư đã từng phải đích thân chủ trì một cuộc họp với các Nhà Khoa học hàng đầu của Việt nam đ đánh giá kết quả của tôi và cuộc họp này từng có thầy Nga là Giảng viên Khoa hoá của trường Đại học Sư phạm Huế lúc đó đang công tác tại Hà nội cũng đã tham dự và chứng kiến, khi gặp tôi thầy đã kể lại một cách phấn chấn.

Vì đó là một ngày rất bận bịu của Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu, khi vừa gặp tôi, Giáo sư nói ngay:

Hôm nay tôi đang rất bận, sau bảy phút nữa tôi phải chủ trì một cuộc họp với Bộ Quốc Phòng cho nên tôi sẽ dành cho em năm câu hỏi về Vật lý Lý thuyết bởi vì tôi không có chuyên môn về Vô tuyến Điện tử cũng như về Kỹ thuật Bán dẫn nói chung, nếu em trả lời được các câu hỏi của tôi, tôi sẽ công nhận em là một Nhà Vật lý Lý thuyết thực thụ’;

Tôi rất bình tĩnh lắng nghe những lời của Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu và Giáo sư đã lần lượt đưa ra cho tôi năm câu hỏi với tốc đ trung bình vừa nghe hỏi vừa trả lời là 1 phút / 1 câu hỏi có nghĩa rằng Giáo sư vừa ra câu hỏi là tôi phải có câu trả lời được xuất ngôn ứng biến ngay.

Có những câu hỏi Giáo sư chưa kịp nói xong thì tôi cũng đã hiểu được ý của Giáo sư đ trả lời ngay khiến cho Giáo sư phải thốt lên rằng:

Em có được một lượng kiến thức vững vàng như vậy, khó có một Sinh viên nào đã từng tốt nghiệp đại học rồi có thể sánh được. Vậy tại sao trường Đại học Tổng hợp Huế từng có Công văn trả lời với tôi từ năm ngoái rằng em bị thần kinh?’;

Giáo sư vui vẻ nói tiếp:

Em đã được tôi đồng ý tiếp nhận trên phương diện cá nhân tôi nhưng theo qui chế Nhà nước ban hành thì đ có thể trở thành một Cán bộ Nghiên cứu Khoa học chính thức thì em phải có một bằng Đại học chính thức.

Dù là Đại học nào thì em cũng phải có một tấm bằng và trong thời gian em đang học Đại học thì em vẫn được hưởng một đặc ân là một Cộng tác viên Khoa học của Viện Khoa học Việt nam đ cùng tham gia các Đ tài Nghiên cứu Khoa học với các Cán bộ Khoa học của Viện’;

Ngay sau đó, Giáo sư gọi điện cho anh Nguyễn Văn Thắng lúc đó đang là Trưởng phòng Vật lý Lý thuyết lên đ giao nhiệm vụ cho anh Thắng sẽ trực tiếp giúp đ tôi trong thời gian đang học Đại học và thực hiện các Nghiên cứu của tôi tại Viện Khoa học Việt nam.

Anh Nguyễn Văn Thắng đã đón tôi về phòng làm việc của anh ấy và trong khi tôi cùng anh Thắng trao đổi với nhau thì tình cờ Phó Giáo sư Phó Tiến sỹ Đoàn Nhật Quang bước vào và anh Thắng vui vẻ giới thiệu tôi với Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang. Ngay lúc ấy Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang đã hỏi tôi:

Em đã từng đọc những sách và tài liệu nào?’;

Tôi thành thật trả lời:

Thưa Giáo sư, em đã đọc gần như tất cả các Tài liệu và Giáo trình về Vật lý Lý thuyết, Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Điện tử hiện có Việt nam và thậm chí nhiều Giáo trình Vật lý Lý thuyết do Nga xuất bản và được nhiều lưu học sinh tại Nga mang về!’;

Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang không tin vào câu hỏi của tôi liền tiếp tục hỏi lại:

Em nói rõ tên của từng quyển sách’;

Tôi đành phải kể tên lần lượt của tất cả những quyển sách mà tôi từng đọc và... thật vô phúc thay cho tôi... trong đó có một quyển được gọi là ‘Vật lý Hiện đại dành cho Kỹ sư’. Nghe đến đấy, ngay lập tức Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang xoáy ngay vào quyển sách đó:

Vậy em có biết tác giả là ai không?’;

Tôi nhanh nhảu trả lời:

Thưa Giáo sư là của Giáo sư Nomal người Anh’;

Giáo sư lại hỏi tiếp:

Thế em có biết dịch giả là ai không?’;

Lúc đó tôi mới lúng túng vì không đ ý đến tên của dịch giả nên không thể trả lời được.

Ngay lập tức Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang mắng tôi như té nước vào mặt tôi rằng:

Cậu chỉ là ngựa non háu đá và hung hăng, cậu cứ tưởng rằng cậu chỉ cần đọc được bấy nhiêu quyển sách thì có thể trở thành một nhà khoa học được hay sao? Cậu có biết chúng tớ phải phấn đấu bao nhiêu năm không?’;

Tôi không biết đ trở thành một nhà khoa học thực sự thì phải mất bao nhiêu năm nhưng tôi chỉ biết rằng đ có thể trở thành một nhà khoa học không nhất thiết phải được tính bằng số năm nghiên cứu mà phải được tính bằng giá trị và khối lượng kiến thức đã được đúc rút và có thể ứng dụng được vào thực tế là bao nhiêu và kết quả đạt được như thế nào...

Sau khi nghe một tràng quát tháo của Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang, tôi đã cảm thấy rằngkhông thể hy vọng được gì Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quangvà một sự tự ái nông nổi của tuổi trẻ đã làm tôi vội vã bỏ về.

Sau khi trở về Huế, tôi đã tìm lại quyển sáchVật lý Hiện đại dành cho Kỹ sư’ mà tôi đã đọc đ xem lại xem vì nguyên nhân nào mà Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang đã mắng tôi đến mức như vậy thì phát hiện rằng dịch giả của quyển sách đó chính là Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang...

Chỉ vì tôi không nhớ đến tên dịch giả trong một cuốn sách đã được dịch bởi Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang mà Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang đã sẵn sàng dìm chết một giấc mơ và hoài bảo của tôi đ trở thành một Nhân tài Trẻ tuổi cho đất nước sau này như tôi ư?

            Những đứa trẻ rồi sẽ lớn!

 

Hà nội 1989

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết