Nia - via chom-ban (Chiến hạm) - Công ty TNHH Tam Hùng

Nia - via chom-ban (Chiến hạm)

Thứ ba - 15/01/2013 17:31
Nếu không có ước mơ con người không thể lớn; Thành công lớn khởi đầu từ hoài bão tuổi ấu thơ

Vừa bước chân lên boong chiếc tàu chiến Campuchia, một viên sỹ quan Campuchia cao to vạm vỡ với nước da sạm nắng đang chỉnh tề trong bộ Quân phục sỹ quan chìa bàn tay thô ráp thân thiện bắt tay tôi.

          Ngay lúc ấy, theo suy nghĩ cá nhân tôi nghĩ rằng phần lớn người Campuchia ở tuổi ngoài ngoại ngũ tuần trở đi đều biết tiếng Pháp nên tôi mở lời 'ướm thử' với một câu chào bằng tiếng Pháp:

          'Bonjour monsieur!' (Xin chào);

          Viên sỹ quan Campuchia hết sức vui vẻ và chân tình đáp lại bằng tiếng Pháp:

          'Bonjour monsieur!' (Xin chào);

          Bất chợt ngay lúc ấy cả tôi lẫn người sỹ quan Campuchia gần như bắt gặp được sự thân thiện khi cả hai cùng có thể nói chuyện được với nhau bằng tiếng Pháp, câu chuyện được tiếp tục kéo dài dường như không có hồi kết thúc mặc cho những đoạn đối thoại giữa chúng tôi bị lạc chìm trong tiếng máy nổ của chiếc tàu đang được chạy thử và bị át đi trong tiếng gió khi con tàu đang được các sỹ quan Hải quân Việt nam điều khiển chạy thử trên sông Hậu giang.

          Tôi được biết, viên sỹ quan Campuchia cũng đã từng được học tiếng Pháp ở Phnompenh trong thời kỳ đang học ở phổ thông trung học, sau đó được gia nhập Hải quân Hoàng gia Campuchia và được cử sang đào tạo ở Nga 4 năm nên viên sỹ quan Campuchia cũng biết tiếng Nga khá thành thạo.

          Không những thế, sau khi Campuchia được Tình nguyện quân Việt nam giúp đỡ giải phóng đất nước, viên sỹ quan Campuchia được sang đào tạo tiếp tại Việt nam 4 năm nữa. Điều đó đã giúp cho viên sỹ quan Campuchia có một khả năng về ngoại ngữ rất tốt và cũng nhờ đó viên sỹ quan đã được cất nhắc với một chức vụ quan trọng xứng đáng với năng lực chuyên môn và khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ.

          Tôi tự giới thiệu về mình với viên sỹ quan Campuchia:

          'J'ai apprendu le francais jusque 1989 au 1991 à l'École Normale Superieur de Hue, Departement de Physic' (Tôi từng học tiếng Pháp từ năm 1989 đến năm 1991 ở trường Đại học Sư phạm Huế, tại Khoa Vật lý);

          Khả năng phát âm tiếng Pháp khá chuẩn của tôi khiến viên sỹ quan Campuchia tỏ vẻ thán phục hỏi lại:

          'Seulement deux ans?' (Chỉ có hai năm thôi à?);

          Tôi gật đầu đáp lại:

          'Oui' (Vâng);

          Đột nhiên, một ham muốn bột phát khiến tôi hơi lưỡng lự một chút và dường như không thể kiềm chế được, tôi bày tỏ sự mong muốn của mình:

          'Je voudrais apprendre le Cambodien, pouvez Vous m'aider?' (Tôi muốn học tiếng Campuchia, ông có thể giúp tôi không?);

          Viên sỹ quan Campuchia lấy làm hãnh diện sung sướng và có chút hơi băn khoăn hỏi lại tôi:

          'Combien de jour que Vous restez ici?' (Anh ở lại đây mấy ngày?);

          Tôi trả lời:

          'Seulement dix jours' (Chỉ mười ngày thôi);

          Viên sỹ quan thoáng chút lo ngại nói:

          'Le Cambodien est très difficile, j'esperais que Vous ne pouvez pas l'apprendre pendant le temp très court!' (Tiếng Campuchia rất khó, tôi nghĩ rằng anh không thể học được trong một thời gian quá ngắn);

          Tôi phấn chấn quyết tâm:

          'Si Vous m'aidez en accordant, je peux...!' (Nếu ông giúp đỡ tôi, tôi có thể học được);

          Viên sỹ quan Campuchia hồ hởi đáp:

          'Je suis entierement d'accord' (Tôi hoàn toàn đồng ý);

          Vậy là tôi đã cố gắng tranh thủ thời gian rỗi rãi vào các buổi tối ít ỏi của mình đến phòng khách của viên sỹ quan Campuchia đang lưu trú tại Việt nam để học tiếng Campuchia và ban ngày vào những lúc công việc có thể cho phép chúng tôi ở bên cạnh nhau hoặc tôi có thể làm việc hoặc bên cạnh những người lính thuỷ Campuchia thì tôi đều tận dụng cơ hội để nói bằng tiếng Campuchia với họ.

          Bằng cách học như vậy, tiếng Camphuchia của tôi tiến bộ nhanh chóng chỉ sau vài ngày khiến viên sỹ quan Campuchia phải kinh ngạc và càng nhiệt tình giúp tôi học tiếng Campuchia hơn.

          Về phần tôi, ngay từ thuở nhỏ đã từng phải theo bố mẹ và gia đình đến sinh sống ở nhiều nơi vì bố tôi luôn phải đi thành lập các đơn vị mới cho ngành Ngoại thương của tỉnh Bình - Trị - Thiên:

          Khi cả gia đình tôi chuyển vào sống ở Đông Hà từ năm 1978, bố tôi làm thủ trưởng của một Cơ quan Xuất - Nhập khẩu Việt - Lào đóng tại Đông Hà nên các Đơn vị Kinh tế của nước bạn Lào cũng thường xuyên qua lại trao đổi hàng hoá với Cơ quan của bố tôi, nhờ vậy tôi cũng đã tranh thủ học được một chút ít tiếng Lào và rồi một lần theo bạn học cùng lớp vào Chùa nhân ngày Phật đản đã được một nhà sư ở Đông Hà dạy tiếng Phạn (Sanskrit) mà tôi có được một 'vốn liếng' kha khá về ngôn ngữ của các Quốc gia sử dụng ngôn ngữ 'Lào - Thái - kh'mer' và điều quan trọng nhất là nhờ đó mà khám phá được cách học tiếng Campuchia như thế nào nhanh chóng nhất.

          Tuy rằng, tiếng kh'mer của người Campuchia có nhiều khác biệt so với tiếng Lào và tiếng Thái nhưng nhiều từ vựng mới thuộc về các lĩnh vực Văn hoá, Nghệ thuật, Chính trị và Khoa học Kỹ thuật đều vay mượn lẫn nhau nên phần lớn các từ mới trong ngôn ngữ Lào, Thái và kh'mer gần giống nhau hoặc giống nhau hoàn toàn.

          Có một điều, khi chưa học chữ Lào và chữ Thái cũng như chữ viết của người Campuchia, thoạt đầu mới nhìn qua nét chữ tôi cứ ngỡ là tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Campuchia đều viết giống nhau vì đều có cùng một kiểu mẫu tự ngoằn nghoèo... nhưng sau khi học viết thì tôi mới nhận ra rằng chỉ có chữ Lào và chữ Thái mới gần giống nhau, riêng chữ viết Campuchia thì hoàn toàn khác so với chữ Lào và chữ Thái.

          Viên sỹ quan Campuchia giải thích bằng tiếng kh'mer cho tôi biết:

          "chôn - chiền kh'mai môt nị - jề phia - xa sanskrit nẫng phia - xa b'rây cừ-chia pi phia-xa-môt rơ-boọc India, " (người dân tộc kh'mer cổ đại nói tiếng Phạn và tiếng Bhrâmi - là hai ngôn ngữ cổ đại của người Ấn độ, cho đến nay tiếng Phạn chỉ được sử dụng trong Phật giáo);

          Hơi chậm rãi, viên sỹ quan Campuchia dừng lại chốc lát và tiếp tục nói với tôi:

          "cà - ràu nịch, chôn - chiền kh'mai tớp nị - jề phia - xa kh'mai, nự-tài muồi mộ-hạ-mât-xia-lay nự phnompenh boọng-crù phia-xa sanskrit nẫng phia-xa brây" (sau này, người kh'mer mới bắt đầu nói tiếng kh'mer - chỉ còn một trường đại học ở Phnompenh dạy tiếng Phạn và Bhrâmi);

          Tôi hiểu rằng, khác với tiếng Lào và tiếng Thái, tiếng Campuchia phần lớn bắt nguồn từ tiếng Phạn và Bhrâmi nên cách phát âm của tiếng Campuchia chịu ảnh hưởng của tiếng Phạn và Bhrâmi và tiếng Hindu của Ấn độ ngày nay cũng từng được phát triển trên cùng ngôn ngữ Sanskrit và Bhrâmi nên giữa tiếng kh'mer và tiếng Hindu của Ấn độ phần nào có nhiều từ vựng na ná giống nhau cả về phát âm và ý nghĩa diễn đạt.

          Vì lẽ đó, tiếng kh'mer không chỉ có nhiều khác biệt về từ vựng mà còn khác hẳn về chữ viết so với chữ Lào và chữ Thái.

          Bên cạnh đó, các ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á phần lớn còn chịu ảnh hưởng của tiếng Hán, tuy nhiên, khi được vay mượn luôn bị biến âm theo cách phát âm địa phương, chẳng hạn từ Hán - Việt nói 'thập' tức là mười, người Lào và người Thái đều nói là 'xịp' thì người Campuchia nói 'xập' tức là gần giống cách phát âm của Hán - Việt và giống với cách phát âm gốc của người Quảng Đông - Trung Quốc (phần lớn các số đếm từ 1 đến 10 của tiếng Lào, tiếng Thái đều vay mượn từ tiếng Hán. Riêng tiếng Campuchia chỉ có số đếm ở hàng chục mới vay mượn tiếng Hán chẳng hạn như 'xam xập' là 30, 'xa xập' là 40... còn các số đếm từ 1 đến 10 thì tiếng kh'mer có nguồn gốc từ Phạn ngữ).

          Khi đã trở thành 'đôi bạn' thân thiết, viên sỹ quan Campuchia hỏi tôi:

          'Boong riên phia - xa kh'mai thuơ à - vây?' (anh học tiếng Campuchia để làm gì?);

          Tôi cười xoà và đáp:

          "kh'nhong choòng riên phia - xa kh'mai, mẫn-tôốc thuơ a-vầy" (tôi thích học tiếng kh'mer thôi, không để làm gì);

          Không hiểu sao, kể từ lúc bé tôi đã có một ước nguyện muốn học được nhiều thứ tiếng trên Thế giới và cho đến nay tôi đã từng được học nhiều ngôn ngữ khiến tôi nghiệm lại rằng những gì mà thuở bé tôi từng ao ước thì giờ đây tất cả đều trở thành sự thật.

          Không chỉ có vậy, khi tôi còn bé, gia đình tôi thường phải chuyển chỗ ở theo sự thuyên chuyển công tác của bố tôi. Cứ đến độ cuối năm hoặc đến kỳ nghỉ hè tôi được bố mẹ cho về quê. Quê tôi nằm bên một nhánh nhỏ của thượng nguồn sông Danh.

          Hồi ấy, hoà bình mới lập lại, mỗi khi trở về quê, sau khi xuống bến xe ở Ba Đồn chúng tôi phải đi đò qua sông Danh rồi mới đi bộ thêm gần chục km qua các làng kế bên thì mới về được làng tôi. Mỗi khi được đi thuyền trên sông Danh chúng tôi lại có dịp được nhìn thấy những chiếc tàu Hải quân Việt nam hoặc đang buông neo giữa sông hoặc đang lừ lừ chạy trên dòng sông Danh quen thuộc.

          Mặc dù đó chỉ là những tàu chiến loại nhỏ nhưng trong con mắt trẻ thơ của tôi, những chiếc tàu Hải quân ấy quá kỳ vĩ đối với tôi. Mỗi khi được nhìn thấy những chiếc tàu Hải quân xuôi ngược trên dòng sông Danh và được nhìn thấy những khẩu pháo cùng với hệ thống khí tài trang bị trên tàu bỗng dưng tôi ao ước sau này sẽ trở thành một Chiến sỹ Hải quân giống như những người lính thuỷ đang thấp thoáng trên boong tàu.

          Lớn hơn chút nữa, khi gia đình tôi chuyển vào Đông Hà, lúc ấy tôi lên 7 tuổi, Đông Hà từng là tuyến đầu bên kia chuyến tuyến thuộc Nguỵ quân Sài Gòn chiếm đóng. Khi tôi vào đến Đông Hà, những cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi và cuốn hút tôi nhất chính là sự ngổn ngang những phế liệu của chiến tranh nào là vỏ đạn, nào là mảnh bom, nào là xác xe tăng hay là những khẩu súng máy bị hỏng nát.

          Những phế phẩm của chiến tranh đã gợi cho tôi sự tò mò ham muốn trở thành một nhà chế tạo vũ khí sau này bởi sau khi chính tay tôi nhặt nhạnh và tháo lắp những khẩu súng hỏng hoặc những thứ máy móc bất kỳ có thể tìm kiếm được đã cuốn hút tôi vì sự tinh vi và mới lạ của nó.

          Cho đến khi vì nghịch phải kíp nổ khiến tôi bị trọng thương mà tôi đã thay đổi lại những ham muốn của mình: Trong tâm trí và tinh thần của một đứa trẻ của tôi lúc ấy đã kịp nhận thức rằng Vũ khí là những thứ rất nguy hiểm không thể trở thành mục tiêu để tôi phấn đấu. Phần nữa tôi cũng nhận thức được phần nào rằng 'xã hội sẽ ngày càng văn minh hơn, chiến tranh cũng sẽ được chấm dứt vĩnh viễn trên Thế giới' vì lẽ đó ham muốn trở thành một nhà chế tạo Vũ khí của tôi sẽ không còn chỗ đứng cho tôi sau này tôi trưởng thành.

          Kể từ sau khi bị nạn vì kíp nổ, tôi đã nhanh chóng 'biến hình' vào một thế giới tinh vi hơn đó chính là Kỹ thuật Điện tử và Vô tuyến điện.

          Bởi lẽ vì cũng vào thời kỳ ấy, sau khi miền Nam vừa được giải phóng chưa được bao lâu thì Chiến tranh Biên giới Tây - Nam lại nổ ra, những đơn vị Tình nguyện quân của Việt nam từ khắp mọi miền đất nước lại lên đường sang Campuchia để đánh đuổi bọn Polpot.

          Có nhiều đơn vị trên đường hành quân đã ghé vào dừng chân ở Cơ quan của bố tôi, trong số đó, có một đơn vị Bộ đội Thông tin đã dừng chân và tập huấn cấp tốc ngay tại Cơ quan của bố tôi hơn một tuần.

          Đó chính là một dịp may hiếm có khiến tôi tò mò tìm cách lân la lại gần các anh lính thông tin mỗi khi các anh 'triển khai tác chiến' thực hiện liên lạc với các đơn vị bạn.

          Tôi không biết các anh đang gọi cho ai và ở đâu thông qua các máy bộ đàm nhưng mỗi khi được nghe thấy các mật lệnh được sử dụng khi đối thoại và nhìn thấy những máy móc cùng với cột attenna cao vút là trong óc tôi lại ao ước trở thành một nhà sáng chế Vô tuyến điện.

          Con người tôi cũng thật đa mang, cứ mỗi khi nhìn thấy một điều gì đó mới lạ là tôi lại chợt ao ước mình trở thành một người khám phá về điều đó sau này và cứ như vậy tôi luôn luôn nảy sinh nhiều ham muốn và liệu rằng tôi có phải là người 'thuỷ chung' với một ước mơ hay không và liệu rằng với nhiều ước mơ bột phát nảy sinh liên tục mỗi khi mục kích được điều gì đó mới lạ thì sau này tôi có đạt được tất cả hay không?

          Kỳ thực, nhờ những ước muốn luôn luôn bột phát với những điều mới lạ được mục kích đã khiến cho tôi luôn say mê tìm hiểu và học hỏi trên nhiều lĩnh vực và nhờ đó khi tôi trưởng thành đã có được một vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

          Kỳ lạ hơn nữa, những gì mà thuở bé tôi từng ao ước mong mỏi thì sau này khi lớn lên tôi đều có 'duyên' để được thực hiện hoặc được trải qua ít nhất một lần:

          Tôi đã trở thành một trong những Chuyên gia hàng đầu về Kỹ thuật Vô tuyến điện của Quân đội như những gì mà tôi từng mong mỏi và tôi cũng đã từng trở thành một Chuyên gia hỗ trợ Hải quân cho việc đảm bảo các Khí tài Chiến đấu và Hệ thống Thông tin của Hải quân như tôi đã từng mong ước trở thành một chiến sỹ hải quân mà thuở bé mỗi khi được nhìn thấy tàu hải quân neo đậu trên dòng sông Danh của quê tôi...

          Trong hơn mười năm qua tôi đã từng tham gia công tác đảm bảo Phương tiện Khí tài chiến đấu bao gồm sửa chữa, nâng cấp và chế tạo Trang thiết bị Khí tài mới cũng như từng làm Chuyên gia Kỹ thuật cho tất cả 6 Quân - Binh chủng (gồm Phòng Không, Không quân, Hải quân, Tăng thiết giáp, Thông tin và Bộ binh) hiện có của Quân đội Nhân dân Việt nam.

          Càng trải qua những công việc ấy tôi càng nghiệm lại những gì mà tôi đạt được trong ngày hôm nay đều luôn được nảy mầm và chắp cánh từ những ước mơ và ham muốn của tuổi thơ.

          Tuổi thơ của tôi đã được bay cao và trưởng thành từ những ấu trĩ ban đầu: Cuộc đời tôi đã thực sự sang trang khi được nhiều Chuyên gia Kỹ thuật Quân sự đánh giá trình độ chuyên môn của tôi xứng đáng là một trong những Chuyên gia Kỹ thuật Quân sự hàng đầu của Việt nam, không những vậy, tôi là một 'Chuyên gia đa lĩnh vực' trong tất cả mọi lĩnh vực thuộc Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ Quân sự.

          Càng đạt được những kết quả mới trong nghiên cứu Khoa học và thực thi thì tôi càng nhận thức được giá trị và ý nghĩa to lớn của những mơ ước nhỏ nhoi của tuổi thơ và trở thành hoài bão lớn lao đeo đuổi xuyên suốt cả cuộc đời tôi.

          Giá thử thuở bé tôi không có những ước mơ ấy thì chắc rằng ngày hôm nay tôi không thể có được những thành công ngoài tưởng tượng như vậy. Giá thử tôi không kiên trì nhẫn nại và say mê học hỏi khám phá thì ngày hôm nay tôi không thể có được những kinh nghiệm đáng quí và càng không thể có những sáng tạo mới trong công việc và sự nghiệp của mình.

          Có lẽ rằng con người không thể khôn lớn và trưởng thành nếu không có những ước mơ ở tuổi ấu thơ và được nung nấu bền bỉ trở thành hoài bão xuyên suốt cuộc đời mình.

          Câu chuyện lại trở về thực tại, những lần xuống tàu Campuchia, tôi bắt chuyện với các lính thuỷ Campuchia khi có thời gian rỗi rãi hoặc giao tiếp với họ trong công việc. Những lúc ấy tôi cố gắng vận dụng hết khả năng tối đa những vốn từ kh'mer mà tôi đã học được để trau dồi từ vựng và luyện kỹ năng nghe nói đối thoại.

          Đó chính là cách để tôi học tiếng Campuchia và bất kỳ ngôn ngữ nào một cách hiệu quả nhất chỉ trong một thời gian ngắn nhất.

          Bản thân tôi, khi được tiếp chuyện với những người ngoại quốc biết nói tiếng Việt đều khiến cho tôi có một thiện cảm đặc biệt. Điều đó cũng hoàn toàn được nảy sinh tự nhiên đối với những người Campuchia khi tôi giao tiếp được với họ bằng tiếng kh'mer.

          Tôi luôn chiếm được sự cảm mến chân thành của tất cả những thành viên người Campuchia trên chiến hạm của họ kể từ những sỹ quan chỉ huy cho đến những người lính thuỷ. Càng chiếm được thiện cảm của họ, tôi càng được họ khích lệ và tận tâm giúp tôi học tiếng kh'mer tốt hơn.

           Dần dần tôi bắt đầu nghe được nội dung những cuộc đối thoại trực tiếp giữa những người Campuchia với nhau. Buổi tối khi trở về phòng khách của tôi, tôi tranh thủ xem Đài truyền hình Cần Thơ truyền chương trình bằng tiếng kh'mer để rèn kỹ năng nghe. Mặc dầu vậy, những người Campuchia đều khẳng định với tôi rằng Đài truyền hình Cần Thơ phát tiếng kh'mer rất khó nghe bởi vì mặc dầu cũng là tiếng kh'mer nhưng người kh'mer ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cách phát âm của tiếng Việt nên tiếng kh'mer của người kh'mer ở Việt Nam bị biến âm khác xa so với cách phát âm gốc của người Campuchia. Ngay cả đối với người Việt Nam nói tiếng Việt mỗi vùng cũng đều có sự khác biệt trong phát âm khiến cho người miền Bắc cũng khó nghe được người miền Nam nói hoặc ngược lại...

          Cho dù là như vậy thì tôi cũng phải cố gắng nghe bởi vì nếu nghe được phần nào đó thì tôi cũng sẽ rút ra được những sai biệt giữa cách phát âm chuẩn của người kh'mer ở Campuchia với cách phát âm bị biến tấu của người kh'mer ở Việt Nam để có thể tự tìm ra một 'chân lý' cho cái đúng trong cách phát âm.

          Bởi vì rằng không chỉ có tiếng kh'mer mà nhiều ngôn ngữ khác trên Thế giới cũng bị biến âm khi phát âm ngay đối với người bản xứ và càng bị biến âm nhiều hơn khi người ngoại quốc sử dụng.

          Đặc biệt nhất là tiếng Anh vì cách phát âm của tiếng Anh vốn dĩ là bất qui tắc trong âm tiết nên khi được những người ở nhiều Quốc gia khác sử dụng sẽ gây ra rất nhiều 'dị dạng' khiến cho người nghe nếu không có kinh nghiệm sẽ khó nhận ra được người 'phát ngôn' của mình đang muốn nói với mình điều gì.

          Chính tôi cũng đã phải lúng túng rất nhiều khi giao tiếp bằng tiếng Anh đối với những người ở các nước không sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ, mặc dù tiếng Anh của họ rất thành thạo nhưng họ phát âm theo cách riêng của họ khiến tôi rất khó hiểu được ý của họ nếu họ nói nhanh và dài...

          Với tất cả nghị lực và quyết tâm của mình, dần dần tôi cũng đã khắc phục được sự cách biệt về ngôn ngữ giữa tôi và những người lính thuỷ Campuchia trong thời gian làm việc cùng họ ở trên chiến hạm của họ.

          Trên con tàu ấy, không chỉ có những người lính thuỷ Campuchia mà còn có tới vài chục cán bộ chiến sỹ và kỹ sư Kỹ thuật Hải quân của Việt Nam cùng đang làm việc để giúp Campuchia sửa chữa khôi phục lại con tàu của họ đã bị hỏng và từng bị ngừng hoạt động hơn mười bốn năm nay.

          Sau gần một năm sửa chữa, con tàu đã được khôi phục và được chạy thử, viên sỹ quan chỉ huy người Campuchia nói với tôi:

          'chao-xạ-một via-y-lôp, nia-via kh'nhong t'rơu lệch nẫng t'rơu khôt. Kh'nhong t'rơu dôộc moọc Hongkong đàm-bây chuôc-chôn, pòn-tài mẫn chuốc-chôn ban' (bọn cướp biển tấn công, tàu chúng tôi bị chìm và bị hỏng, sau đó chúng tôi trục vớt và mang sang Hongkong sửa chữa nhưng không sửa được);

         

 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết