Thầy Nguyễn Thúc Huy - Công ty TNHH Tam Hùng

Thầy Nguyễn Thúc Huy

Thứ hai - 14/01/2013 09:14
Thầy Nguyễn Thúc Huy là một người từng xuất thân trong một gia đình tư sản yêu nước và có truyền thống trí thức rất danh tiếng từ Dòng họ Nguyễn Thúc với những Giáo sư hàng đầu của Việt nam như Giáo sư nổi tiếng Nguyễn Thúc Đỉnh, Giáo sư Nguyễn Thúc Hào chính là anh trai đầu của thầy Nguyễn Thúc Huy.

Lúc tôi vừa vào trường Đại học Sư phạm Huế, lúc ấy thầy là Chủ nhiệm Khoa Vật lý của trường và thầy đã gặp tôi ở ngay trước cửa Văn phòng Khoa Vật lý. Khi vừa gặp tôi lần đầu tiên thầy nói với tôi:

Thầy nhận ra em rồi bởi vì năm ngoái thầy được trường Đại học Tổng hợp Huế mời đến tham gia nghe một bài thuyết trình của em do trường Đại học Tổng hợp Huế đứng ra tổ chức.

Lúc tôi đến tham dự được nghe em phát biểu và trực tiếp nghe được những ý kiến của trường Đại học Tổng hợp Huế và thầy cũng đánh giá được năng lực của em cũng như thấy rõ được sự non kém của Đại học Tổng hợp Huế lúc đó nhưng dù sao đi nữa, vì một lý do tế nhị, thầy không thể đứng ra biện hộ cho em để trường Đại học Tổng hợp Huế không bị mất uy tín vì họ phải có nhiệm vụ đào tạo cho hàng trăm Sinh viên của Khoa Vật lý...’;

Thầy lại nói tiếp:

Nhưng không sao cả, nếu em đã thuận lòng theo học ở trường này thì thầy sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện cho em phát huy được những năng lực của em trong học tập và nghiên cứu.

Thầy cũng có một cái xưởng nho nhỏ để sửa chữa các loại đồ dùng điện tử ở nhà, nếu em có chí thú thì có thể đến thăm thú và tìm hiểu thêm’;

Thầy nói cho tôi địa chỉ nhà và tôi xin hẹn với thầy chủ nhật đầu tiên sẽ đến và đúng hẹn tôi đã đến nhà thầy.

Thầy đã đón tôi lần đầu tiên trong một căn nhà rất đơn sơ nhưng rất đỗi ấm cúng của tấm lòng của một người thầy xứng danh với một Nhà Sư phạm mẫu mực, một nhà giáo nhân dân...

Những câu chuyện đầu tiên của thầy được mở ra trước mắt tôi, thầy khuyên tôi rằng:

Cuộc đời này rất nhiều sóng gió, ngay bản thân thầy cũng phải chịu nhiều thiệt thòi.

Mặc dù anh trai của thầy là Giáo sư Nguyễn Thúc Hào từng có danh tiếng rất lớn trong giới Trí thức và các nhà Khoa học hàng đầu của Việt nam nhưng bản thân thầy những năm trước đó không thể nào được đi làm nghiên cứu sinh tại Liên xô.

Bởi vì thầy là con em cán bộ tập kết từ Miền Nam ra Bắc và gốc gác gia đình của thầy là Tư sản yêu nước nên lúc thầy làm thủ tục đ đi làm nghiên cứu sinh thì không có vấn đề gì nhưng cứ lên tàu đ đi sang Trung Quốc (vì thời đó thường phải đi bằng tàu hoả đ sang Trung Quốc rồi sau đó mới sang được đến tận Nga) thì bắt đầu có chuyện:

Lúc tàu dừng lại tại Hữu nghị quan để kiểm tra các giấy tờ Xuất cảnh thì thầy lại bị Cơ quan Công an gọi về để kiểm tra lại Lý lịch vì có người đã gửi đơn nặc danh cho Cơ quan Công an tố cáo rằng thầy có Lý lịch không trong sạch.

Suốt gần mười năm thầy đã từng làm giảng viên của Đại học Sư phạm I Hà nội và mấy lần làm thủ tục đ đi nghiên cứu sinh ở Nga thầy đều bị quay trở về vì những lá đơn nặc danh kiểu vậy.

Vậy nên, thầy phải xin vào Huế để làm Chủ nhiệm Khoa Vật lý của trường Đại học Sư phạm Huế như em đã biết vậy...’;

Giọng thầy rất chua xót và ở khoé mắt của thầy cũng rơm rớm những giọt nước mắt vì xúc động và thầy lại nói tiếp:

Em có những ước mơ rất cao xa và ấp ủ những hoài bão rất lớn, thầy rất biết và rất hiểu em. Đứng về phương diện cá nhân thầy mà nói thầy rất ủng hộ em và sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà em cần đến sự giúp đỡ của thầy nhưng thật sự mà nói rằng ở trong tầm mức quan hệ của thầy cũng bị trói bó trong một khuôn khổ nhất định.

Vì thế, thầy khuyên em hãy tự gắng hết sức mình để phấn đấu, bản thân thầy cũng sẽ cố gắng hết sức để giúp em. Thầy chưa dám hứa trước được một điều gì đó với em nhưng thầy hy vọng rằng chúng ta hãy cùng cố gắng và cũng sẽ cùng đạt được một thành tựu nào đó cho em.

Trước mắt, nếu em đã có một chủ ý đ định hướng chuyên môn nào đó thì em hãy chuẩn bị cho thật tốt và hoàn chỉnh thành một đề tài, thầy sẽ giúp em giới thiệu với các Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật của Pháp cũng như Hội đồng Giáo dục của Pháp mà thầy từng có quen biết bởi thầy cũng đã từng làm Chuyên gia Giáo dục của Việt nam cho Bộ Giáo dục của Pháp tại Madagasca bảy năm liền nên thầy cũng có một uy tín nhất định đối với họ và khả năng có thể tiến cử em với họ...’;

Thầy lại dừng lại một chút vì do dự:

Nhưng mà em cũng biết đấy, người Pháp cũng có lòng tự trọng riêng của họ, để có được sự giúp đỡ của họ thì toàn bộ đề tài mà em cần phải làm đều phải được viết bằng tiếng Pháp hoàn toàn. Thầy không biết em có học được tiếng Pháp hay không?’;

Lúc đó, tôi sung sướng và khẳng khái trả lời với thầy rằng:

Thưa thầy em sẽ cố gắng học tiếng Pháp, em hy vọng rằng chỉ sau vài tháng thì em có thể viết được bằng tiếng Pháp để trình bày đề tài của em’;

Thầy nói:

Em có ý chí như vậy là rất tốt nhưng theo thầy biết thì tiếng Pháp vẫn khó học hơn ngôn ngữ thông thường như tiếng Anh... cho nên em cần phải cố gắng thật nhiều mới được!’;

Tôi cám ơn thầy và xin phép trở về vì cũng đã muộn, thầy muốn giữ tôi lại dùng cơm trưa với thầy nhưng trong thâm tâm tôi vẫn mang chút ngại ngần trong lần gặp đầu tiên nên tôi tìm cớ để tiện cáo từ. Thầy tiễn tôi ra cổng với một sự trìu mến thân thương hết lòng của một người thầy giáo đối với một đứa học trò nhỏ hiếu học, ham hiểu biết và không quản ngại khó khăn để vươn lên không ngừng.

Khi trở về trường, trên đường trở về tôi đã lao ngay vào các hiệu sách bên đường để mua ngay một loạt các sách học tiếng Pháp và sau khi ăn cơm trưa xong tôi đã lao ngay vào học tiếng Pháp.

Tôi đã tự học cật lực cả ngày lẫn đêm không nghỉ, kết quả chỉ sau một tháng vừa cả học vừa cả soạn thảo và biên soạn đề tài của tôi, tôi đã hoàn tất được một đề tài nghiên cứu khoa học theo một hướng mới của tôi và được thầy Nguyễn Thúc Huy trực tiếp xét duyệt và hiệu chỉnh lại. Thầy hết sức ngạc nhiên vì sự tiến bộ rất nhanh của tôi về tiếng Pháp. Thầy hỏi:

Vì sao em lại có thể học được tiếng Pháp nhanh như vậy? Thầy biết và hoàn toàn tin rằng đây là bản thảo do em tự viết hoàn toàn nhưng thầy không thể hiểu được làm sao em có thể vừa học và vừa viết được nhanh như vậy, trong lúc đó nó đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên môn!’;

Tôi trả lời thầy:

Thưa thầy, em tiến hành từng bước một:

Đầu tiên em sẽ chọn ra các từ vựng và sắp xếp chúng theo trình tự xuôi theo nghĩa của tiếng Việt để cho đủ các ý em cần diễn đạt;

Sau đó, em bắt đầu ghép nối giữa các danh từ, tính và mạo từ với nhau để hình thành các cụm từ chính;

Tiếp đến, em bắt đầu liên kết các cụm từ với các động từ và phối hợp theo các thì của chúng để có thành các câu và các mệnh đề hoàn chỉnh;

Cuối cùng, sau khi đã có các mệnh đề và các câu thì em bắt đầu phối hợp với các liên từ và các trạng từ, phó từ... để liên kết các câu và các mệnh đề với nhau tạo thành các câu phức...

Cứ như vậy, em tạo ra mộtqui trình xoắn ốc’ để nâng cao dần cấu trúc câu của em và cũng hoàn thiện dần bản thảo của em.

Điều đó có nghĩa rằng em không cần phải chờ cho đến khi học xong toàn bộ tiếng Pháp thì mới bắt đầu làm đề tài mà em đã bắt đầu tiến hành làm đề tài bằng tiếng Pháp ngay từ khi em bắt đầu khởi đầu học tiếng Pháp’;

Thầy gật gù:

Quả thật em có một phương pháp học ngôn ngữ rất là hay’;

Tất nhiên, bản thảo lúc đầu của tôi cũng không thể không tránh khỏi nhiều sai sót về mặt ngôn ngữ nhưng trên cơ sở có thêm sự uốn nắn của thầy, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó tôi đã hoàn thành toàn bộ đề tài của mình để kịp cho thầy giúp tôi gửi sang Pháp cho Hội đồng Khoa học và Giáo dục của Pháp để tìm người và những tổ chức hỗ trợ cho tôi.

Sau hơn một tháng kể từ lúc tôi vào học Đại học Sư phạm Huế, thầy gọi tôi lên Văn phòng Khoa Vật lý và nói rằng:

Có một Hội Hữu nghị Hợp tác và Phát triển của Pháp được gọi là CODEV (CoopérationDevelopement) của Pháp đang muốn tài trợ Học bổng cho các Sinh viên Khoa Pháp văn và thầy cũng đã gặp được họ để xin họ chiếu cố cho em một suất Học bổng đặc biệt để học tiếng Pháp giống như những Sinh viên Khoa Pháp văn, họ đã đồng ý và cho Khoa Vật lý năm suất Học bổng tất cả nên thầy sẽ dành riêng cho em một suất’;

Tôi cảm thấy vui mừng đến chảy nước mắt vì sự tận tình của thầy...

Chừng hơn một tháng sau, thầy bị ốm nặng, thầy cho người gọi tôi đến nhà rồi thầy bảo với tôi rằng:

Thầy đã gửi được đề tài của em cho Hội Khoa học và Giáo dục của Pháp, thầy được biết đích thân Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Pháp tại Việt nam là Clause Blanchmaison sẽ bảo lãnh cho em đi du học tại Pháp sau khi em kết thúc chương trình học tiếng Pháp nâng cao’;

Chừng một tháng sau thầy Nguyễn Thúc Huy đã qua đời vì ung thư gan và một người khác lên làm Chủ nhiệm Khoa Vật lý thay thầy đã không thích tôi vì thời đó khi mới vào trường với sự nông nổi bồng bột và cả sự sôi nổi của một Sinh viên trẻ tôi đã luôn thường tụ tập nhiều Sinh viên để tổ chức những buổi diễn thuyết một cách tự phát của tôi và nhiều khi những buổi diễn thuyết đó đã nổ ra trước mắt nhiều Giáo viên của Khoa Vật lý và họ cho rằng tôi huyênh hoang và khoác lác nên đã bắt đầu có những thiện cảm không tốt với tôi.

Thầy Nguyễn Thúc Huy mất đi là một tổn thất vô cùng lớn đối với tôi về chỗ dựa tinh thần, tình cảm và cả con đường sự nghiệp. Tôi như một con chim non đang tập bay nhưng không may Chim mẹ đã lìa đời để lại tôi một mình chới với giữa một bầu trời đầy phong ba bão táp mà tôi chưa đủ sức để tự hướng định được cho cuộc đời của mình./.

 

Huế 1989

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết