Trạng thái Trở kháng cao - Công ty TNHH Tam Hùng

Trạng thái Trở kháng cao

Thứ ba - 22/01/2013 20:27
Để có phối ghép được nhiều Cổng ra song song với nhau thì thông thường các Ngõ ra này sẽ được mở theo tuần tự để trong bất cứ thời điểm nào cũng chỉ có 1 Cổng ra được phép xuất Dữ liệu, các Cổng còn lại phải ở trạng thái hở mạch để không gây đoản mạch cho các Cổng khác.
Trạng thái trở kháng cao Z

Trạng thái trở kháng cao Z


Trạng thái hở mạch này được gọi là Trạng thái Trở kháng cao Z = ∞ và được gọi là Trạng thái Logic thứ 3. Các mạch Logic nào có thêm Trạng thái Trở kháng cao thì được gọi là Mạch Logic 3 Trạng thái.

Chú ý: Trạng thái thứ 3 (Trở kháng cao) chỉ có tác dụng đối với Ngõ ra, không có tác dụng đối với Ngõ vào.


Mạch trên đây mô tả cho thấy có 3 Ngõ ra sử dụng ghép chung nhau gồm U1A, U1B và U1C. Vì vậy, nếu cả 3 Mạch Logic này cùng hoạt động đồng thời thì sẽ có trường hợp ít nhất có 1 Mạch có Trạng thái Logic nghịch đảo so với 2 Mạch Logic kia tức là có 2 Mạch Logic có Ngõ ra ở mức cao (bằng H) và 1 Mạch lại có Ngõ ra ở mức thấp (bằng L) thì dễ thấy rằng Ngõ ra có mức thấp có nguy cơ trở thành Tải của 2 Ngõ ra có mức cao vì vậy 3 Mạch trên phải hoạt động tuần tự sao cho ở mỗi thời điểm chỉ có 1 trong 3 Mạch Logic hoạt động mà thôi, 2 Mạch Logic còn lại phải ở trạng thái Trở kháng cao.

Quá trình hoạt động tuần tự của 3 Mạch Logic nói trên được thực hiện bằng cách sử dụng IC Giải mã U2 để tạo ra các lệnh CE1, CE2 và CE3 tuần tự nhau.


Chú ý: Nếu cả 3 Ngõ ra của IC U1 đều ở trạng thái trở kháng cao thì Ngõ vào của IC U3A là chân CLK bị hở mạch và ở trạng thái đầu vào bị hở mạch sẽ được coi là trạng thái mức cao.



Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết