Trí nhớ - Công ty TNHH Tam Hùng

Trí nhớ

Thứ hai - 14/01/2013 08:09
Vì thể lực yếu ngay từ sau khi lọt lòng bởi tôi bị sinh thiếu tháng, tôi luôn bị ốm nặng và kéo dài khi tiết trời thay đổi nhất là cứ đến độ đông về. Kháng sinh là loại thuốc duy nhất đã giúp tôi thoát khỏi tay tử thần qua bất kỳ trận ốm nào nhưng cũng vì tôi đã phải sử dụng quá nhiều kháng sinh do quá nhiều trận ốm mà tuổi ấu thơ của tôi từng trải qua nên nó đã phá huỷ trí nhớ của tôi.

Trí nhớ của tôi kém đến nỗi ‘học trước quên sau’, tôi phải khổ sở biết nhường nào khi phải học bảng cửu chương từ lớp 3 đến lớp 5 mà không tài nào thuộc được mặc dù chí khí và lòng kiên nhẫn để học bài thì có thừa.

Tôi ‘đãng trí’ tới mức mà nhiều lần bố tôi dặn dò điều gì đó và chỉ một lát sau tôi đã quên và không làm theo lời căn dặn của bố tôi đã khiến cho nhiều lần bố tôi đã mắng tôi trước mặt mẹ tôi rằng :

‘Thằng này chắc là không có trí khôn!?’;

Mẹ tôi nghe bố tôi mắng vậy rất lấy làm xót lòng và nói:

‘Nó thông minh có thừa, chỉ tại vì nó phải tiêm nhiều kháng sinh quá mà trở nên như vậy thôi!’;

Trước sự mẫn cán và chăm chỉ của tôi trong việc học hành hàng ngày nhưng rốt cuộc học lực của tôi không tiến bộ chút nào cả, mẹ tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều về điều đó và cuối cùng mẹ tôi cũng đã nghĩ ra cách để ‘huấn thị’ cho tôi phải vận dụng cách suy luận và biết cách vận dụng.

Ví dụ, khi học bảng cửu chương 5, nếu là 5 x 10 bằng 50 bởi vì nó gấp lên mười lần nên rất dễ dàng suy ra ngay mà không cần phải làm phép tính và 5 x 5 thì sẽ bằng một nửa tức là bằng 25 và cũng dễ dàng suy ra ngay mà không cần làm phép tính nào cả... và mẹ tôi khuyên tôi không nên học thuộc một cách máy móc bởi nếu chỉ học thuộc một cách máy móc thì chỉ là ‘có kiến thức’ mà không có tư duy tức là chỉ ‘biết’ nhưng sẽ không ‘hiểu’ vì thế mà trở thành kẻ ‘có học’ mà không biết làm vì không vận dụng được.

Kể từ khi tôi biết cách suy luận và vận dụng những gì đã biết để suy ra những gì chưa biết thì tôi hoàn toàn không cần đến trí nhớ của mình nhiều như khi phải ‘học gạo’ như bao nhiêu cậu học trò khác.

Đó cũng chính là phương pháp để tôi tự hình thành được tư duy ngay từ bé. Nhờ biết cách tự phát triển tư duy ngay khi tôi còn bé nên ngay sau đó ít lâu học lực của tôi tiến bộ trông thấy và không chỉ dừng lại đó mà tôi đã tự  phát triển để tự học hỏi và mày mò cả các giáo trình của các lớp và các cấp cao hơn mà không cần phải có người lớn giảng giải thêm điều gì.

Có thể, nhờ vào sự chỉ bảo của mẹ tôi biết cách phát huy và vận dụng tư duy mà tôi đã đạt được những tiến bộ nhanh chóng một cách bất ngờ trước con mắt của mọi người hoặc cũng có thể tôi là một đứa trẻ ‘thông minh vốn sẵn tính trời’ hoặc cũng có thể vì tôi không có thể lực khỏe mạnh nên ‘ông Trời đã rất công bằng’ cho tôi khả năng về tư duy để bù lại những gì mà tôi đã phải chịu thiệt thòi.

Mặc dầu vậy, cho dù muốn nói gì thì nói, tôi chỉ bắt đầu có học lực thực sự ngay sau khi tôi áp dụng phương pháp suy luận và biết cách vận dụng những gì đã biết để suy ra những gì chưa biết mà mẹ tôi đã chỉ bảo cho tôi nên tôi nghĩ rằng ‘ông trời’ ấy chính là mẹ tôi và cho dù tôi có là một đứa trẻ ‘thông minh vốn sẵn tính trời’ thì sự thông minh ấy cũng là do dòng máu di truyền của mẹ tôi đã dành cho tôi.

Đặc biệt, lúc ấy tôi chỉ mới học lớp 5 nhưng tôi đã bắt đầu tìm hiểu và tự học các giáo trình bổ túc văn hóa của mẹ tôi là lớp 7 + 1, 7 + 2... thậm chí là các giáo trình lớp 9 và lớp 10 rồi lớp 11 và lớp 12 khiến cho tôi sớm trở thành một ‘thần đồng’.

Cho đến khi tôi học đến lớp 7 thì nhiều anh chị học xong Phổ thông Trung học đang chuẩn bị ôn thi Đại học cũng phải ‘lều chõng’ và ‘khăn gói’ đến tìm tôi để ‘bái sư’ nhờ tôi giảng giải giúp nào là cách học như thế nào để có thể sớm có kết quả tốt, nào là phương pháp nào để giải quyết những bài học cụ thể...

Những bài học mà tôi đã từng học ở lớp và ở trường trong cuộc đời học trò của tôi cũng giống như bao đứa trẻ khác nhưng trong những bài học ấy tôi hơn hẳn những đứa trẻ khác là biết cách suy luận và vận dụng để những gì học hỏi được đều trỏe thành tư duy tức là kiến thức của chính mình và tôi luôn làm chủ được những gì mà tôi đã biết.

Những gì mà tôi biết là tôi đều phải hiểu được nó và những gì tôi hiểu được nó thì tôi đều có thể vận dụng được vào thực tiễn hoặc cho những mục đích của mình.

Đó mới chính là tư duy./.

 

Đông Hà 1980

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết