Võ sỹ đạo - Công ty TNHH Tam Hùng

Võ sỹ đạo

Thứ hai - 14/01/2013 20:59
Biết mình là một kẻ yếu ớt cả về thể chất lẫn sinh lực, điều đó đã khiến cho tôi không thành công trong những cuộc chinh phục phái nữ đang học cùng trường, tôi đã quyết tâm học võ để rèn luyện thể lực và nâng cao dũng khí của một thằng đàn ông và tạo một thể hình điển trai cường tráng thì may ra mới có đủ sức hấp dẫn và quyến rũ được phái nữ...!

Huế vốn là đất truyền thống của nhiều lò võ nổi tiếng, chẳng khó khăn gì cho tôi khi tôi ghi danh vào một lớp võ của trường Hai Bà Trưng ngay cạnh trường Quốc học của tôi.

Mặc dầu ngay trong trường Quốc học của tôi cũng có hẳn một lò võ rất lớn nhưng tôi không muốn vào học đó vì tôi không muốn đ cho bất kỳ đứa bạn nào cùng trường phát giác ra điều đó bởi tôi sợ chúng thấy những động tác kỳ cục của mình khi tập võ…

Kỳ thực, học võ đối với tôi cũng không khó nhưng đôi khi vì lơ đễnh mà tôi đã gây nên những sai sót trong khi tập khiến cho tôi trở thành trung tâm chú ý không đáng có của nhiều võ sinh cùng học.

Phần nữa vì tôi vốn ốm yếu nên thể lực của tôi không dẻo dai như những võ sinh khác và trong cuộc sống tất yếu không thể tránh khỏi những xung đột vũ lực nào đó, cho dù muốn nói gì thì nói những cuộc chạm trán bạo lực sẽ không dễ gì cho tôi dành chiến thắng mà tất yếu tôi sẽ bị đo ván.

Bởi vậy, tôi đã nhân việc học võ đ nghĩ ra những cách đánh có thể hạ gục đối phương mà không cần phải tốn nhiều công sức, cốt yếu là mình chỉ tập luyện sự nhanh nhẹn và chính xác khi ra đòn là được:

Tôi lờ mờ được biết rằng trên cơ thể con người luôn tồn tại những điểm rất hiểm yếu mà Y học Phương Đông Cổ đại và Võ thuật vẫn thường gọi là huyệt đạo vì thế tôi đã tìm rất nhiều sách Y thuật Cổ truyền mà đặc biệt là những quyển sách dạy về châm cứu đ tìm hiểu về các huyệt đạo nguy hiểm có thể gây tổn thương nặng nếu bị trúng đòn vào đó.

Cũng chẳng khó khăn gì đ tìm ra những huyệt đạo hiểm yếu trên cơ thể vì những huyệt đạo nào nguy hiểm thì sách châm cứu sẽ ghi chú đ người học châm cứu hết sức thận trọng khi châm cứu vào các huyệt đạo ấy.

Mặt khác, nhiều lần tôi tự đánh vào mọi nơi mọi chỗ trên thân thể của mình đ kiểm chứng xem chỗ nào nhạy cảm nhất và dễ gây tổn thương hoặc có cảm giác đau nhất.

Ngoài ra, tôi cũng còn tìm hiểu thêm các sách dạy cách Tẩm quất vì phần lớn Tẩm quất cũng là một hình thức tác động vào các huyệt đạo của cơ thể con người giúp cho con người đ thông được các bế tác khí huyết cũng như giúp con người có thể tránh được những bệnh tật... và những huyệt đạo nào mà sách dạy Tẩm quất ghi chú cần phải thận trọng thì tức là đấy chính là những huyệt đạo nguy hiểm.

Sau khi tìm hiểu được tính năngcủa từng huyệt đạo trên cơ thể con người, khi tập võ, trong tâm trí của tôi luôn tập trung tưởng tượng và cố tìm cách đ tấn công vào các huyệt đạo hiểm yếu của ‘đối phương giả định trước mặt tôi

Sự tập luyện của tôi đã hình thành cho tôi một thói quen nguy hiểm làm cho tôi luôn có một phản xạ theo bản năng với bất kỳ lúc nào nếu phải giao chiến với bất kỳ ai thì tôi cũng luôn nhằm vào đúng các tử huyệt của đối phương đ đánh.

Khi học võ, sau vài tháng hoặc một kỳ học thường có cuộc kiểm tra đ lên đai: Các cuộc thi kiểm tra lên đai thường có hai phần bao gồm phần lý thuyết và giao đấu.

Phần lý thuyết là các Môn sinh sẽ biểu diễn các bài quyền một mình, phần giao đấu là cứ hai Môn sinh bắt cặp với nhau đ đấu với nhau.

Khi giao đấu, thầy dạy võ luôn căn dặn các Môn sinh phải biết cách giữ đòntức là khi ra đòn tấn công đối phương thì chỉ được phép chạm vào người đối phương thì dừng đòn lại đ không được gây thương tích cho đối phương nhưng có thể vì các Môn sinh khi đang học đẳng cấp thấp thường không biết cách dừng đòn mà thường ra đòn bị quá đà khiến cho đối phương thường bị trúng đòn đau hoặc cũng có vài Môn sinh vì ngựa non háu đá’ muốn nhân cơ hội thi đấu thăng đai đ ra đòn áp đảo đối phương khiến cho các Môn sinh phải thần phục và sau này dễ bề bắt nạt...

Chỉ khi nào lên đến những đẳng cấp cao hơn thì những Môn sinh mới thấm nhuần tư tưởng và tinh thần Võ sỹ đạo cũng như khả năng tập luyện của họ đạt tới khả năng ra đòn và dừng đòn một cách chính xác, lúc ấy mới không phụ vào lòng trông đợi của Võ sư.

Chính vì các Môn sinh khi giao đấu không biết dừng đòn đã tạo cho tôi những khả năng tự vệ rất nguy hiểm: Mỗi khi bị trúng đòn của đối phương quá mạnh, cơn đau bất giác đã khiến cho Vô thức của tôi trỗi dậy (tôi mất khả năng tự chủ bằng ý thức mỗi khi có những biến cố hoặc tác động bất ngờ, những lúc ấy Vô thức của tôi hoàn toàn làm chủ bản thân tôi và lúc ấy tôi hành động hoàn toàn theo bản năng tự nhiên hoặc tự phát hoặc được hình thành do tập luyện) vì vậy bản năng tự vệ của tôi bất giác khiến tôi nhằm đúng các tử huyệt của đối phương đ tấn công.

Vào những lúc các Môn sinh bị trúng đòn, Võ sư đếm thời gian mà Môn sinh bị ngã đ kiểm tra xem đòn đánh của người ra đòn có nặng không. Thông thường, những Môn sinh bị trúng đòn đều có thể bật dậy được ngay sau khi bị trúng đòn, điều đó có nghĩa là đòn đánh của người ra đòn không gây nguy hiểm cho người bị trúng đòn: Võ sư luôn biểu dương tinh thần Võ sỹ đạo của cả hai trong tình huống ấy.

Nhưng đối với trường hợp của tôi, nếu tôi chủ động ra đòn bằng lý trí thì chưa chắc đối phương đã bị trúng đòn của tôi hoặc nếu có trúng đòn của tôi thì cũng chỉ như là đ ‘đuổi ruồi.

Ngược lại, nếu tôi bị trúng đòn của đối phương thì phản xạ ra đòn của tôi lập tức bột phát và đối phương sẽ bị trúng phản đòn của tôi ngay lập tức và phần lớn bị trúng đúng tử huyệt:

Trong những trường hợp ấy, sau khi đối phương bị ngã, Võ sư đếm nhịp sau 9 giây đồng hồ thì Võ sinh vẫn không thể gượng dậy được.

Võ sư biết rằng Môn sinh đã bị trọng thương liền vội vàng đưa Võ sinh vào cấp cứu. Thực tình mà nói, việc cấp cứu cho những Võ sinh bị trọng thương khi giao đấu là việc không khó khăn đối với các Võ sư nhưng điều hệ trọng là trong khi cấp cứu cho Võ sinh bị trọng thương do tôi ra đòn, Võ sư phát hiện đòn đánh của tôi giáng đúng tử huyệt của Võ sinh nên sau đó đã cật vấn tôi:

Em có biết rằng em đã đánh đúng huyệt đạo rất nguy hiểm của Môn sinh kia không ?’;

Tôi thật thà trả lời:

Dạ, thưa thầy em biết nhưng thực tình em không cố ý !’;

Võ sư liền thất kinh hỏi tôi:

Tại sao em biết đó là tử huyệt đ đánh vào trong lúc tôi không bao giờ dạy em đánh vào tử huyệt của đối phương ?’;

Một lần nữa tôi lại thực thà giải thích cho thầy dạy võ của tôi biết tại sao tôi biết được đâu là những tử huyệt. Thầy dạy võ không còn cách nào hơn ngoài một câu lẩm bẩm:

Em có biết rằng những đòn đánh của em vào các tử huyệt của người khác như vậy có thể gây mất mạng cho người khác bất kỳ lúc nào không?’;

Tôi lí nhí trả lời thầy:

Dạ, em có biết nhưng thực tình em không cố ý mà là em chỉ phản đòn theo bản năng thôi!’;

Thầy dạy võ nghe vậy liền kinh sợ nói:

‘Đó mới là điều tối kỵ nhất của người học võ: Nếu em không biết làm chủ bản thân mình trong các tình huống ra đòn bất kỳ thì em sẽ vô tình trở thành kẻ sát nhân bất kỳ lúc nào...!’;

Dừng lại một lát đ suy nghĩ rồi thầy dạy võ lại nói tiếp:

Thầy nghĩ rằng, em không thể tiếp tục học võ được nữa bởi vì em rất có năng khiếu giết người!’.

          Huế 1988

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết