Vũ đài Khoa học - Công ty TNHH Tam Hùng

Vũ đài Khoa học

Thứ ba - 15/01/2013 15:55
Cuộc đời sự nghiệp của tôi cũng có nhiều biến cố thăng trầm nhưng cũng có nhiều duyên may. Cho dù không giải thích thì bất kỳ ai cũng hiểu được rằng những thăng trầm và biến cố trong cuộc đời của bất kỳ ai cũng có thể xảy ra là bởi vì trước hết là do những khó khăn của công việc và chuyên môn., tiếp đó là do những mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp hoặc của những người cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực thường ‘cạnh tranh’ nhau để giành giật ngôi vị hàng đầu trong lĩnh vực chuyên môn mà họ đeo đuổi,

Để giành được ngôi vị hàng đầu đó, có những người phấn đấu chính bằng tài sức của mình nhưng cũng có không ít kẻ chỉ phấn đấu bằng những thủ đoạn để vùi dập người khác mà trong cuộc đời sự nghiệp của tôi, tôi đã gặp phải không ít kẻ như vậy:

Bọn họ đã gây cho tôi không biết bao nhiêu là tai hoạ và hậu quả khôn lường mà đã khiến cho tôi phải thân bại danh liệt trong suốt cả mười năm trời. Mặc dầu vậy, tôi vẫn bất chấp mọi trở ngại do bọn họ gây ra mà vẫn nỗ lực vươn lên để tự khẳng định chính mình trên Vũ đài Khoa học và cũng để tạo dựng cho mình một Sự nghiệp Khoa học bền vừng và chắc chắn mà không ai có thể phủ nhận được.

Cho đến nay, tôi đã được thừa nhận là một trong những Chuyên gia hàng đầu của các Lĩnh vực Vô tuyến Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Điều khiển Tự động cho Bộ Quốc Phòng:

Nhiều Dự án nghiên cứu chế tạo Thiết bị mới của Bộ Quốc Phòng vẫn đang nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp một cách sát sao của tôi hoặc thông qua Kiến thức Chuyên gia của tôi...

Không những vậy, nhiều Dự án lớn của Bộ Nội Vụ trước đây và của Bộ Công An hiện nay cũng do tôi đảm nhiệm việc thiết kế trực tiếp và chỉ đạo thi công...

Năm 2000, tôi tình cờ gặp lại Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn hiệu tại tư gia của Giáo sư, sau phút giây bỡ ngỡ, Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu cũng đã nhận ra tôi và nhớ rằng tôi từng là một học sinh Phổ thông Quốc học Huế và đã từng được chính Giáo sư đặc cách cho phép được tiếp kiến Giáo sư tại Viện Khoa học Tự nhiên Việt nam trước đó mười một năm và chính Giáo sư đã ra cho tôi liên tiếp năm câu hỏi chỉ để dành cho tôi phải trả lời trong năm phút.

Chỉ trong vòng năm phút vừa phải lắng nghe những câu hỏi của Giáo sư và vừa phải trả lời ngay những câu hỏi đó với kết quả tôi đã trả lời một cách xuất sắc cho cả năm câu hỏi của Giáo sư đã khiến cho Giáo sư vô cùng kinh ngạc.

Sau phút giây tưởng nhớ lại những gì đã xảy ra hơn mười năm qua, Giáo sư hỏi tôi:

‘Tại sao sau khi cậu được tôi chấp nhận cho cậu làm cộng tác viên của Viện Khoa học Tự nhiên Việt nam mà cậu lại bỏ đi không nói lại với tôi?’;

Tôi trả lời một cách thành thật:

‘Thưa Giáo sư, chỉ vì sự tự ái cá nhân của Phó Giáo sư Phó Tiến sỹ Đoàn Nhật Quang mà em đã bị Phó Giáo Sư Đoàn Nhật Quang phủ nhận!’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu hỏi:

‘Tại sao?’;

Tôi trả lời:

‘Thưa Giáo sư, vì lúc ấy Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang có hỏi em đã từng đọc những cuốn sách nào và em dã trả lời rằng em đã đọc hết tất cả những Giáo trình Vật lý Lý thuyết có thể có tại Việt nam và của Liên Xô mang về, sau đó em có nói tên một cuốn sách là Vật lý Hiện đại dành cho Kỹ sư mà vì em không biết Dịch giả của cuốn sách đó là của Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang cho nên Phó Giáo sư Đoàn Nhật Quang đã mắng em không tiếc lời khiến cho em cảm thấy xấu hổ và không thể tiếp tục làm Cộng tác viên của Viện Khoa học Tự nhiên Việt nam được nữa...

Hơn nữa, lúc bấy giờ em hẵng còn quá trẻ, mới mười tám tuổi nên còn nhiều non dại, chưa suy nghĩ chính chắn nên không thể tự quyết định được mọi xử sự của em lúc ấy’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu hỏi:

‘Bây giờ cậu đã là Tiến sỹ, tôi thành tâm muốn tạo cho cậu một cơ hội khác để tiếp tục phát triển năng lực của mình đó là cậu hãy tham gia vào đội ngũ giảng viên của Đại học Tự nhiên – Đại học Quốc gia, sắp tới sẽ mở thêm một trường mới là Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia.

Tôi nghĩ rằng nếu cậu không chê thì tôi sẽ bố trí cho cậu một vị trí thích hợp với năng lực của cậu’;

Tôi trả lời:

‘Thưa Giáo sư, em rất cám ơn ý tốt của Giáo sư nhưng mà thực tế hiện nay em vẫn đang là một Chuyên gia của Bộ Quốc Phòng nên em sợ sẽ không đảm nhiệm được việc này đâu’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu nói:

‘Tôi cũng vẫn đang từng mời nhiều Cán bộ của Bộ Quốc Phòng sang làm chuyên giảng cho trường Đại học Quốc gia đấy thôi, nếu cậu đồng ý thì vẫn có thể kiêm nhiệm như họ bởi vì đây là một trong những trách nhiệm rất cao cả và hữu ích vì Xã hội, vì đất nước’;

Tôi lưỡng lự, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu nói tiếp:

‘Tất nhiên là lương của một cán bộ chuyên giảng rất thấp, có thể không đáp ứng được nhu cầu của cậu nhưng cậu hãy nghĩ trước hết là vì tương lai của một đất nước và sau đó nếu cậu tham gia trong hàng ngũ của chúng tôi thì cũng có rất nhiều triển vọng để cậu có thể giao thiệp được với các giới Khoa học hàng đầu của Thế giới...’;

Tôi trả lời:

‘Thưa Giáo sư, với em thì cũng không quan trọng lắm về việc thu nhập nhưng mà điều cơ bản là em rất ngại va chạm bởi vì em đã phải va chạm quá nhiều khiến cho em cảm thấy rằng em chỉ có thể làm việc độc lập không liên quan đến bất kỳ ai’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu ngạc nhiên hỏi lại:

‘Cậu định làm những gì mà không lệ thuộc vào người khác’;

Tôi trả lời:

‘Hiện nay em đang trực tiếp triển khai nghiên cứu chế tạo mới các loại Trang thiết bị thiết yếu cho Quân đội mà do một mình em thực hiện, không cần phải hợp tác với bất kỳ ai cả. Em nghĩ rằng đó cũng là một xu hướng biệt lập để tránh cho em không bị va chạm với người khác...’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu hỏi lại:

‘Liệu rằng cậu có đủ sức đủ tài để tự thực hiện mọi việc từ đầu cho đến cuối hay sao?’;

Tôi trả lời:

‘Vâng, thưa Giáo sư, em luôn khẳng định rằng một mình có thể thực hiện được một cách trọn vẹn bất kỳ một công việc nào mà không cần phải có thêm sự hỗ trợ từ bất kỳ ai khác’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu nói:

‘Cậu không nên làm như vậy mà phải nên phát huy sức mạnh tập thể’;

Tôi phân giải:

‘Thưa Giáo sư, tham vọng cá nhân của con người thì vô cùng tận: Nếu em muốn khai thác năng lực tập thể thì không ai chịu nhường vị trí chủ chốt của công việc cho người khác mà bất kỳ ai cũng muốn mình là người chỉ đạo của toàn nhóm...’;

Giáo sư hỏi lại:

‘Vậy thì cậu cũng muốn để giành cho bằng được vị trí chỉ đạo?’;

Tôi trả lời:

‘Vâng, thưa Giáo sư, bởi vì nếu em là người đứng đầu nhóm thì em mới có thể phát huy được tối đa năng lực của mình.

Hơn nữa, em luôn khẳng định được năng lực của mình xứng đáng với vị trí chỉ đạo. Chính vì thế, hoặc là em phải là người chỉ đạo nhóm hoặc toàn bộ công việc đó do em đứng ra thực hiện một mình mà thôi’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu tỏ ra bối rối và phân vân:

‘Thực ra tôi cũng biết rằng trong những kế hoạch và chương trình hoạt động có tính tập thể của các đội ngũ Khoa học của Việt nam cũng từng xảy ra những tiêu cực như vậy và thậm chí còn có nhiều tiêu cực khác nghiêm trọng hơn như vậy nhưng tôi thiết nghĩ chúng ta cần phải suy nghĩ một cách thật nghiêm túc về vấn đề này vì nó là lợi ích chung của cả một đất nước không riêng gì cá nhân của bất kỳ ai...’;

Tôi nói:

‘Thưa Giáo sư, bây giờ vấn đề này đã trở thành Quốc nạn và trở thành căn bệnh di truyền cho nhiều thế hệ cho nên cho dù Giáo sư và em có nỗ lực đến mấy thì cũng không thể cải thiện được tình hình:

Rốt cuộc trong tất cả những Công trình hay bất kỳ Dự án nào được thực hiện theo nhóm hoặc theo một đội ngũ đông đảo người cùng thực hiện là việc tranh giành quyền lực lãnh đạo và quyền lợi giữa những người cùng thực hiện luôn là một vấn đề nhức nhối không thể giải quyết được một cách thấu đáo để có thể cắt đặt đúng chức năng và năng lực cho từng người...’;

Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu nói:

‘Cậu hãy suy nghĩ thêm về cách làm của cậu và cũng nên có tầm nhìn hướng rộng về vấn đề này. Tôi hy vọng rằng cậu và tôi cũng sẽ có ít nhất một lần nữa bàn luận một cách nghiêm túc hơn nữa về vấn đền này để có thể cơ cấu được những Đội ngũ Nghiên cứu và Thực hiện Khoa học một cách hiệu quả và có khoa học theo đúng nghĩa của nó!’;

Tôi hiểu được nỗi trăn trở của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu và đó cũng là một nỗi trăn trở lớn của tôi. Bởi mặc dầu tôi là một Chuyên gia từng có nhiều kinh nghiệm kinh qua nhiều Dự án lớn mà trong phần hành của tôi từng trải qua không chỉ đơn thuần là chỉ ở cương vị chỉ đạo mà trong đó cũng có rất nhiều công đoạn hoặc nhiều hạng mục phải do chính tay tôi thực hiện trực tiếp: Nhờ như vậy, Kiến thức Chuyên gia mà tôi có được bao gồm cả khả năng điều hành và chỉ đạo trên tầm Vĩ mô đồng thời có cả những kỹ năng thực hiện có tính thực tiễn...

Nhưng không phải là như vậy mà bất kỳ Dự án hay Công trình nào tôi cũng được chấp nhận là người chỉ đạo ngay từ đầu mà phải chờ cho tới khi người chỉ đạo được chỉ định trước đó vấp phải những sai lầm thì tôi mới được đề bạt bổ sung dẫn đến việc tôi phải gánh vác một trách nhiệm khó khăn và phức tạp hơn trước đó rất nhiều vì phải khắc phục hậu quả của những người ‘đi trước’.

Đó cũng chính là những nguyên nhân gây nên những sóng gió rất lớn cho cuộc đời tôi. Mặc dầu vậy, tôi vẫn quyết tâm hết mình để làm tròn những gì được giao phó bất chấp sự đố kỵ và mọi âm mưu phá hoại của những người ‘đi trước’ đã thất bại.

Gần cuối năm 2004, Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đã mời tôi tham gia làm Thư ký Khoa học trong Ban Thư ký của cuộc Họp Đại hội đồng Chủ toạ của Hội nghị Vật lý Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 9 do Viện Khoa học Việt nam đăng cai tổ chức tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh trong những ngày 25 – 31 tháng 10 năm 2004.

Tôi vui vẻ nhận lời làm Thư ký Khoa học tình nguyện cho Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu. Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu cũng hết sức hài lòng về tôi vì những nhiệm vụ mà tôi đã được Giáo sư giao phó đều đã được tôi thực hiện hoàn tất một cách chu đáo.

Thông qua Hội nghị Vật lý này tôi đã trao đổi trực tiếp những thành quả nghiên cứu Khoa học của mình trên phương diện Vật lý Lý thuyết với nhiều Khoa học gia hàng đầu Thế giới và một lần nữa khẳng định được những gì mà tôi đã đúc rút và tích luỹ được trong gần hai chục năm qua.

Tình cờ tôi được tiếp chuyện với một Giáo sư Nhật của trường Đại học Tokyo, vị giáo sư Nhật thắc mắc với tôi rằng:

‘Tại sao người Việt nam khi ra nước ngoài đều rất thành đạt, điều đó chứng tỏ tố chất của con người Việt nam rất tốt để cho phép họ có thể thành đạt nhưng khi quay trở về Việt nam thì phần lớn họ thất bại hoặc không phát huy được tối đa năng lực của họ?

Đừng giải thích với tôi rằng vì điều kiện Cơ sở Vật chất khó khăn và cũng đừng cho rằng vì Kinh tế của Việt nam nghèo nàn.

Bởi nước Nhật sau chiến tranh cũng là một Quốc gia kiệt quệ nhưng cho đến nay nước Nhật đã trở thành một Cường Quốc. Tôi vẫn phải tự thừa nhận rằng người Nhật không có tố chất thông minh bằng người Việt nam’;

Đó là một câu hỏi rất có thiện chí của một Giáo sư Nhật trước những tiềm năng phát triển của Việt nam khiến tôi không khỏi cảm động. Tôi không tìm cách lý giải cho hợp lý bởi vì tôi biết rằng nếu càng tìm cách biện bạch cho sự yếu kém của đất nước là một điều không phải hay ho gì.

Tôi chỉ muốn nêu ra những lý do thật chính đáng để hy vọng có thể cùng đàm luận với vị giáo sư Nhật với mong muốn có thể tìm ra một giải pháp hay cho việc cải cách lại đất nước mà trong đó cần phải cải tổ Cơ cấu và Tổ chức Khoa học bởi giới Khoa học chính là Nền tảng quan trọng bậc nhất để làm đòn bẩy rất lợi hại cho quá trình chấn hưng và phát triển đất nước tại thời điểm hiện tại và tương lai lâu dài.

Tôi nói:

‘Tôi cho rằng chúng tôi tuy là đã có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu Khoa học có đẳng cấp cao không chỉ so với trong nước mà còn có thể so với nhiều Quốc gia khác trên Thế giới nhưng mà vì các Tổ chức này của chúng tôi chưa thông suốt cũng như chưa quán xuyến được triệt để đường lối chỉ đạo từ trên xuống nên chưa thể phát huy triệt để năng lực nghiên cứu và áp dụng chuyên môn cả các nhà khoa học vào thực tiễn. Thông qua những Dự án hoặc Công trình ứng nghiệm thực tiễn thì tôi luôn gặp phải rất nhiều bất cập khi thực hiên khiến cho chúng tôi luôn bị cản trở.

Một điều nữa là do Hệ thống Giáo dục của Việt nam chưa đồng bộ và chưa được tiêu chuẩn hoá theo một Hệ thống Chuẩn mực nào đó. Ví dụ như, cũng đều là trường Đại học Tài chính Kế toán nhằm mục đích để đào tạo các nhà chuyên môn trong Hệ thống Quản lý Tài chính và Kế toán nhưng một trường ở Hà nội và một trường ở Sài gòn lại đào tạo hoàn toàn khác nhau cả về Giáo trình, cả về qui trình và cả về Khối lượng chương trình đào tạo...

Vì thế, sự khác biệt về đào tạo trong Hệ thống Giáo dục sẽ nảy sinh nhiều bất cập trọng việc tuyển dụng nhân lực.

Hơn thế, sự đào tạo khác biệt cũng sẽ gây nên sự ‘xé lẻ’ Hệ thống Sách Giáo khoa cũng như không hợp nhất được Ban Biên tập Sách Giáo khoa dẫn đến tình trạng rất nhiều loại sách Giáo khoa được phát hành mà  không đủ khả năng để quản lý được chất lượng của các Bộ sách Giáo khoa đó và số lượng của mỗi loại sách Giáo khoa chỉ được phép in ấn với số lượng hạn chế dẫn đến nhiều tốn kém trong biên soạn và ấn loát Sách Giáo khoa cho tất cả các trường học...

Tôi nghĩ rằng, để Việt nam có thể thăng tiến: Trước hết Việt nam phải cải cách lại Hệ thống Giáo dục trên cơ sở phải đưa ra được mục đích và tiêu chí đào tạo cho từng Khoá, từng năm và từng ngành.

Trên cơ sở đó, đưa ra được những tiêu chuẩn cơ bản cho các Bộ sách Giáo khoa và Giáo trình Đào tạo để thống nhất trên toàn quốc Chương trình đào tạo và Giáo trình đào tạo:

Các trường đào tạo cùng ngành nghề không được phép ‘‘cạnh tranh’’ nhau bằng các Giáo trình riêng do từng trường biên soạn mà Giáo trình đó phải được thống nhất trên Toàn Quốc, thay vào đó, các trường chỉ được phép ‘‘cạnh tranh’’ bằng chất lượng giảng dạy thông qua giáo học pháp và phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm giảng dạy mà thôi...’;

Vị Giáo sư Nhật cũng thừa nhận với tôi:

‘Tôi chưa được chứng kiến thực tế về các điều kiện giảng dạy ở các trường học trong Hệ thống Giáo dục và Đào tạo của Việt nam nhưng thông qua những điều mà anh từng nói thì tôi cũng thấy rằng nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt nam chưa đưa ra được những chuẩn mực chung trong tiêu chí và mục đích đào tạo thì đó là một thiếu sót rất lớn của Hệ thống Giáo dục của Việt nam và tôi hy vọng rằng điều này sẽ sớm được khắc phục’./.

 

 

Hà nội 2004

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết