Thì trong các Ngôn ngữ Lào - Thái - Khmer

Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như tiếng Việt không có khái niệm chia động từ theo các Thì Quá khứ, Hiện tại hay Tương lai mà các Động từ luôn bất biến trong mọi tình huống Ngữ pháp...

Thay vì phải biến đổi Động từ theo các Thì của Hành động như trong nhiều Ngôn ngữ Châu Âu thì trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer cũng như trong tiếng Việt chỉ cần đưa thêm vào các Trợ từ để chỉ thời của các Hành động xảy ra như dưới đây:

1./.   Động từ trong câu
Tất cả các Động từ trong tiếng Thái, tiếng Lào hay tiếng Khmer được sử dụng trong câu luôn luôn được giữ nguyên thể không bị biến đổi theo Đại từ Chủ ngữ hay theo các Thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) tương tự như trong tiếng Việt.

Trong một câu có nhiều Động từ cũng được gắn bó theo cấu trúc như trong tiếng Viêt...
Ví dụ câu có hai Động từ thì Động từ chính sẽ được đặt ngay sau Đại từ Chủ ngữ hoặc gần Đại từ Chủ ngữ nhất, kế đó là Động từ phụ hoặc cũng có thể sẽ được đặt cuối câu mà phần lớn theo đúng trật tự câu của tiếng Việt như dưới đây (chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ hơi ngược với trật tự về Động từ giữa tiếng Việt và tiếng Lào hoặc tiếng Thái):

Ngôn ngữ

Nguyên văn

Phiên âm

Tiếng Lào

ຂ້ອຍໄປເຮັດວຽກ

 Koiy pay herd viek

Khọi pay hết việc

Tiếng Thái

ฉันไปทำงาน

 Chan pai tum ngarn

Xắn pai thăm ngan

Tiếng Khmer

 Nhom tov tver ka

Nhom tơu thuơ ca 

Tiếng Việt

 

 Tôi đi làm việc



2./.  Các Thì của Hành động
Trong tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer cũng như tiếng Việt không có khái niệm chia Động từ theo các Thì của Hành động mà chỉ có các Trợ từ kèm theo trong câu ở những vị trí xác định thích ứng để chỉ rõ thời điểm đã và đang hoặc sẽ hành động như dưới đây:

2.1/.  Thì hiện tại tiếp diễn
Đối với thì hiện tại thông thường, sẽ không có gì khác biệt trong cấu trúc câu của các Ngôn ngữ nói trên ngoài việc thiết lập một câu có cấu trúc 'Đại từ Chủ ngữ' + Động từ + Bổ ngữ... mà trong đó nếu là Đại từ Nhân xưng làm Chủ ngữ của câu thì thường có thể được loại bỏ không cần sử dụng trong các câu tiếng Lào, tiếng Thái hoặc tiếng Khmer....

Đối với những Hành động đang diễn ra và có thể sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó có hạn định hoặc không hạn định thì người ta dùng một Trợ từ biểu thị cho Thì hiện tại tiếp diễn như dưới đây:





2.2./.  Thì quá khứ 
Trong tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer nói chung chỉ có khái niệm Quá khứ Đơn giản mà không có khái niệm Quá khứ Tiếp diễn... vì vậy. Có hai dạng Quá khứ Đơn giản trong các Ngôn ngữ này là Quá khứ đã từng xảy ra ít nhất một lần rồi và Quá khứ Hoàn thành

2.2.1/.  Quá khứ Hoàn thành
Đối với trường hợp này, tiếng Lào và tiếng Thái cùng đưa vào một Trợ từ kết thúc câu là 'lèo' để khẳng định Hành động đã xảy ra và đã kết thúc. Tiếng Khmer thì cũng đưa vào một trợ từ 'hoy' để khẳng định Hành động đã kết thúc như dưới đây:





2.2.2/. Thì Quá khứ vãng lai
Trong tiếng Lào và tiếng Thái còn có một cách nói để chỉ những Hành động ít nhất đã từng xảy ra một lần rồi bằng một Trợ từ 'khơi' (có nghĩa là 'quen' hoặc là 'đã từng') như dưới đây:

Tiếng Lào:  ຂ້ອຍເຄີຍໄປລາມາແລ້ວ koiy keri paiy ma Lao leaw (khọi khơi pay ma Lào lẹo)
Tiếng Thái:  ผมเคยไปลาวมาแล้ว Pom keree pai ma Lao leaw (phổm khơi pai ma Lao lẹo)
Tiếng Việt: Tôi đã từng đi đến Lào rồi (hoặc cũng có nghĩa là 'tôi đã quen đi đến Lào rồi)


Có nghĩa rằng Trợ từ trên đây khẳng định Hành động từng xảy ra và cũng có thể tiếp diễn nhiều lần.

Chú ý: Trong tiếng Lào và tiếng Thái, kết thúc của bất kỳ câu nào nói về Hành động từng xảy ra hoặc đã hoàn thành thì đều có Trợ từ แล้ว/ແລ້ວ'leaw' (lẹo) để khẳng định và ở đây sự sắp xếp vị trí giữa Động từ chínhĐộng từ phụ trong câu hơi khác trong tiếng Việt (vì theo trật tự của câu trên khi diễn nghĩa sang tiếng Việt theo sát nghĩa sẽ là 'tôi đi Lào đến rồi').

2.2.3./.  Cận Quá khứ
Trong nhiều Ngôn ngữ thường nói về một Hành động vừa mới xảy ra trong một Quá khứ rất gần và được gọi là Cận Quá khứ.
Ví dụ như trong câu tiếng Anh:  I just sent you my email
                                    tiếng Việt:   tôi vừa mới gửi email cho bạn

Các câu nói trên để diễn đạt một hành động vừa mới xảy ra tức thì và cũng đã được kết thúc trọn vẹn
Trong tiếng Thái, tiếng Lào và tiếng Khmer cũng có những câu tương tự như dưới đây:

Ngôn ngữ        Nguyên văn                   phiên âm Quốc tế                Phiên âm Việt
Tiếng Lào:     ຂ້ອຍຫາກໍ່ສົ່ງອີເມລໃຫ້ເຈົ້າແລ້ວ koiy ha-gor sorng email haiy jao leaw   khọi hả-cò xoong email hạy chạu lẹo
Tiếng Thái:  ผมเพิ่งส่งอีเมลให้คุณแล้ว pom peng sorng email hai koon leaw    Phổm phờng xoòng email hai khùn lẹo
Tiếng Khmer:                                        khnhom terb-tae pnher email oy neak hoy    khơ-nhom têp-te phơ-nhe email ai niêc hài
Tiếng Việt:       tôi vừa mới gửi email cho bạn rồi
Tiếng Anh:       I just sent you my email


2.3./.  Thì Tương lai
Trong các Ngôn ngữ Lào, Thái và Khmer biểu thị Thời Tương lai của một Hành động sắp xảy ra cũng rất đơn giản bằng một Trợ từ như dưới đây:

2.3.1./. Thì tương lai không hạn định
Đây là Thì tương lai của một Hành động mang tính chất dự định, chưa chắc đã xảy ra hoặc xảy ra không cụ thể là trong một tương lai gần hay xa...




Ngoài ra, trong tiếng Lào và tiếng Thái có một mẫu câu nói về Hành động sẽ xảy nhưng không hạn định về thời gian cũng như không chắc chắn diễn ra hay không theo kiểu Cấu trúc Ngữ pháp không giống như tiếng Việt như dưới đây:

Tiếng Lào:    ຄ້ອຢາກຈະລືມ 'koiy yark ja leum' (khọi dạc chã lưm)
Tiếng Thái:   ผมอยากลืม 'pom yark ja leum' (phổm dạc chã lưm)
Tiếng Việt:         Tôi muốn (sẽ) quên

Hoặc một ví dụ khác tương tự:
Tiếng Lào:    ຄ້ອຍຢາກຈະໄປ 'koiy yark ja paiy' (khọi dạc chã pay)
Tiếng Thái:   ฉันอยากจะไป 'chan yark ja pai' (xắn dạc chã pai)
Tiếng Việt:  Tôi muốn (sẽ) đi

Có nghĩa rằng, mặc dù tiếng Việt quan niệm rằng bất kỳ mong muốn nào cũng đều chỉ là sẽ xảy ra trong tương lai nhưng cách nói của tiếng Việt không bao giờ nói là 'tôi sẽ muốn...' hoặc 'tôi muốn sẽ...' mà chỉ nói đơn thuần là 'tôi muốn...' cho nên tiếng Thái và tiếng Lào luôn chặt chẽ để biểu thị rõ ràng Hành động sắp xảy ra trong tương lai vì Động từ 'muốn' là Động từ biểu thị ở một trạng thái tiềm năng mà thực tế chưa xảy ra... 
Điều đó để nói lên sự chặt chẽ trong tiếng Lào và tiếng Thái hơn tiếng Việt ở chỗ là Trợ từ 'ja' (sẽ) luôn được đặt sau các Động từ nào biểu thị tiềm năng trong tương lai tương tự như là อยาก/ຢາກ 'yark' (muốn)ต้องการ 'torng-garn' (cần, phải làm),  tung-jai (cố gắng)...

2.3.2./.  Cận tương lai
Đây là mẫu câu nói về một Hành động sắp xảy ra ngay tức thì như mẫu câu dưới đây:

Ngôn ngữ            Nguyên văn              Phiên âm Quốc tế            Phiên âm Việt
Tiếng Lào:     ຂ້ອຍສິກັບດຽວນີ້ເລີຍ      koiy si gup diew-ni leri            khọi xi cặp điêu-ni lơi
Tiếng Thái:  ฉันจะกลับเดิ๋ยวนี้เลย    chan ja club deaw-nee leree     xắn chã cơ-lăp điêu-ni lơi  
Tiếng Khmer:       
Tiếng Việt:            Tôi sắp quay về bây giờ luôn                                                   Tôi quay trở về ngay bây giờ               
Tiếng Anh:   I come back now

Chú ý: Trong tiếng Thái và tiếng Lào đều có thể dùng Trợ từ จะ 'ja' hoặc cũng có thể dùng từ  ໃກ້'gaiy' (trong tiếng Lào, phát âm là 'cạy', có nghĩa là 'gần') hoặc ใกล้น 'clai' (trong tiếng Thái được phát âm là 'cơ-lại' nghĩa là 'gần') để biểu thị nghĩa 'sắp' trong Cận tương lai (Tương lai rất gần) cho các câu trên.


Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh