Đáp tuyến của Dòng Xoay chiều qua Tụ điện (nối tiếp) - Công ty TNHH Tam Hùng

Đáp tuyến của Dòng Xoay chiều qua Tụ điện (nối tiếp)

Thứ tư - 30/01/2013 16:49
Dòng điện đi qua Mạch nối tiếp có Tụ điện sẽ bị lệch Phase cũng như có thể bị méo biên tùy thuộc vào các Phần tử tham gia vào trong Mạch điện và Tham số của từng Phần tử trong Mạch điện...
Đặc tuyến Dòng Xoay chiều đi qua Tụ điện nối tiếp

Đặc tuyến Dòng Xoay chiều đi qua Tụ điện nối tiếp

Vì vậy, việc mô phỏng sự biến đổi về Biên độ cũng như về Phase giữa Điện áp và Cường độ Dòng điện đi qua Mạch điện có Tụ điện nối tiếp cũng như song song là rất cần thiết.
Mạch trên mô phỏng sự lệch Phase cũng như biến đổi Biên độ của Dòng điện đi qua mạch có Tụ điện nối tiếp hay nói chính xác là qua Mạch Vi phân như hình bên đây (mạch có Tụ điện song song hoặc Mạch Tích phân sẽ được giới thiệu ở bài viết khác).
Khi dòng điện xoay chiều đi qua Mạch Vi phân nói bên thì Dòng điện qua Tụ điện sẽ sớm phase hơn Điện áp rơi (sụt áp) trên nó và vì thế mà Điện áp ra trên Điện trở R1 sẽ nhanh Phase hơn so với Điện áp rơi trên Tụ điện.
Đồng thời, tùy theo tích số giữa Tụ điện và Điện trở mà Biên dạng của Dòng xoay chiều có thể được giữ nguyên (nếu RC >> T là Chu kỳ của Dòng điện Xoay chiều) hoặc bị biến dạng (méo) nếu Tích số RC càng bé so với Chu kỳ của Dòng điện Xoay chiều qua nó.

Tác giả bài viết: Dr TRẦN Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn