Điểm nối đất - Công ty TNHH Tam Hùng

Điểm nối đất

Thứ hai - 21/01/2013 14:18
Trong các mạch điện tử, người ta thường hay qui ước các “điểm nối đất” tức là được ký hiệu bởi GND (viết tắt của tiếng Anh) hoặc là Masse (theo tiếng Pháp)... để xác định một điểm chung trong mạch điện có điện thế thấp nhất (được gọi là âm nối đất), hoặc là có điện thế cao nhất (được gọi là dương nối đất).

Hoặc cũng có thể là điểm có điện thế trung bình (được áp dụng cho các mạch điện có điện thế lưỡng cực tính hay còn gọi là mạch điện hai cực tính) cho thuận tiện trong việc xác định hiệu điện thế giữa một điểm bất kỳ trong mạch điện với điểm này (được gọi là điện áp như trên đã định nghĩa).

Như vậy, điểm nối đất có được nối đất thực sự hay không thì đó là điều còn phải được cân nhắc (vì trong thực tế, có nhiều trường hợp để chống nhiễu hoặc để đảm bảo sự an toàn chống rò điện, người ta thường nối điểm này ra vỏ máy và lại nối vỏ máy với một dây điện được chôn xuống đất).

Thực chất, trên nhiều mạch điện của nhiều thiết bị thì điểm nối đất chưa hẳn đã được nối xuống đất như tên gọi của nó mà chỉ là khái niệm theo như định nghĩa nói trên thì đó là một điểm chung của mạch điện nhằm làm “điểm chuẩn” cho việc so sánh hiệu điện thế giữa điểm này với các điểm bất kỳ của mạch điện mà thôi mà tại điểm này ta có thể coi điện thế tương đối của nó bằng 0Volt.

Ta có thể biểu thị các điểm nối đất qua các mạch điện cụ thể dưới đây:

Mạch theo hình a được gọi là âm nguồn (cực âm) nối đất, mạch theo hình b được gọi là dương nguồn (cực dương) nối đất và mạch theo hình c được gọi mạch điện 2 cực tính có điểm trung hòa nối đất (trong mạch này hai nguồn điện E1 và E2 đều có suất điện động bằng nhau).

Vì điểm nối đất được lấy làm chuẩn để so sánh với điện thế của các điểm khác nên theo nguyên lý tương đối ta có thể qui ước điện thế tương đối của điểm nối đất là 0V (trên thực tế, điện thế tuyệt đối của điểm nối đất có thể rất lớn hoặc cũng có thể không thể xác định được...).

Ngoài ra, có rất nhièu bản vẽ mạch điện cũng như điện tử có rất nhiều điểm nối đất khác nhau và sẽ được ký hiệu khác nhau, hình bên đây minh họa điều này:

 

Các hình trên mô tả các điện trở R1, R2, R3, R4 và các nguồn điện E1 và E2 cùng trên một mạch điện nhưng có các điểm nối đất khác nhau. Trong đó, R1 chung nối đất với nguồn E1, R4 nối chung đất với E2 nhưng E2 và E1 cũng như R1 và R4 có điểm nối đất khác với nhau. 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn