Tải - Công ty TNHH Tam Hùng

Tải

Thứ hai - 21/01/2013 17:10
Tải

Tải

Tải là khái niệm để định nghĩa cho bất kỳ một loại “vật dụng điện” hay linh kiện điện nào có tính tiêu thụ điện hay nói cách khác là có thể gây tổn thất năng lượng điện trên nó.

 
6.   Khái niệm về tải

Ta còn có thể định nghĩa tải theo một cách khác: Tải là các phần tử bên ngoài không thuộc cấu trúc của nguồn điện và được ghép vào nguồn điện để tạo thành với nguồn một hệ thống mạch khép kín.

Nói như vậy quả là rất chung chung!? Thật vậy, bất kỳ một “vật nào” trong mạch điện hay trong mạng điện có khả năng tiêu thụ năng lượng điện cũng đều được gọi là tải. Chỉ có điều, tùy theo vị trí hay chức năng cũng như tùy vào mục đích sử dụng mà các “tải”nói trên được gọi là tải thực sự hay là “ghánh”.

Theo mạch điện nói trên, các điện trở R1 và R2 đều được gọi là tải của mạch điện đang xét.

Ngoài ra, nội trở r của nguồn điện còn được gọi là ghánh và sẽ được định nghĩa theo nội dung ngay sau đây.

 

·        Quá tải

Quá tải là một hiện tượng có thể xảy ra rất phổ biến trong kỹ thuật điện cũng như điện tử: Mọi loại phụ kiện điện hay điện tử nói chung cũng chỉ đều có thể làm việc được với một giới hạn điện áp hay giới hạn công suất nhất định.

Nếu vượt quá điện áp cho phép hoặc vượt quá công suất làm việc qui định thì ta nói rằng tải đang sử dụng bị quá tải.

Hiện tượng quá tải có thể sẽ gây ra những sự cố nguy hiểm cho các linh kiện hay thiết bị (tải) đang được sử dụng.

 

·        Không tải

Không tải là hiện tượng mạch ngoài hở (không kín hay không có các phần tử tham gia vào mạch điện của mạch ngoài làm cho dòng điện qua mạch lúc này có cường độ cực tiểu và đúng bằng 0A.

 

7.     Ghánh

Trong nhiều trường hợp, vì lý do tải không thể làm việc được với điện áp rất lớn của nguồn điện cung cấp (dẫn đến có thể bị quá tải) nên nó cần phải được làm giảm bớt điện áp nhờ một tải phụ khác hỗ trợ và tải hỗ trợ này được gọi là ghánh vì nó có vai trò “ghánh” giúp cho tải một phần điện áp.

Theo mạch bên, R1 được gọi là ghánh của R2 và R2 được gọi là tải nếu như tải R2 không thể làm việc trực tiếp với điện áp cung cấp của nguồn (vì nếu làm việc trực tiếp với nguồn cung cấp thì điện áp sẽ U cấp cho tải R2 rất cao và cũng sẽ tạo nên một công suất rất lớn được xác định bởi: P = U2/R2 vượt quá công suất làm việc cho phép của tải R2). Ngược lại, nếu R1 là tải có công suất nhỏ hơn công suất cung cấp tối đa cho phép của nguồn thì R2 sẽ trở thành ghánh để làm giảm điện áp cung cấp cho R1.

Như vậy, khái niệm ghánh và tải được định nghĩa dành riêng cho mạch điện nối tiếp: Tùy vào công suất chịu đựng cho phép hoặc tùy theo mức điện áp làm việc yêu cầu (nhỏ hơn mức do nguồn cung cấp) mà tải được sử dụng thêm ghánh để làm giảm mức điện áp hay công suất làm việc.

Hoặc đối với các mạch điện và điện tử nói chung, ghánh có nhiệm vụ phân áp cho các phần mạch điện khác sau nó có thể làm việc.

Mạch điện tử ở hình bên trình bày nguyên tắc phân áp của các điện trở ghánh R1 và R2.

Khi transistor Q1 làm việc thì nó sẽ gây ra sụt áp trên ghánh R1 để cấp tín hiệu cho Q2 làm việc, và Q2 cũng tạo ra sụt áp trên ghánh R2 mà nhờ đó nó có thể tạo được tín hiệu cho đầu ra Output.


 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn