Đa hài Transistor - Công ty TNHH Tam Hùng

Đa hài Transistor

Chủ nhật - 20/01/2013 22:32
Đa hài Transistor

Đa hài Transistor

Mạch Đa hài dùng Transistor được sử dụng rất phổ biến trong một vài trò chơi đơn giản hoặc cũng có thể được áp dụng cho những mạch tạo xung điều khiển không đòi hỏi độ chính xác cao

Mạch đơn giản như dưới đây:


















Nguyên lý hoạt động của mạch được giải thích đơn giản như sau:
Giả sử vì một lý do nào đó ngay sau khi cấp nguồn cho mạch nói trên, một trong hai transistor có dòng tiêu thụ lớn hơn sẽ làm cho điện áp ở cực C bị thấp xuống (vì điện áp trên cực C của đèn Transistor sẽ bằng điện áp nguồn trừ đi điện áp sụt trên điện trở R1 của cực C và điện áp trên điện trở này bằng tích số cường độ dòng điện chạy qua cực C tức là cũng chạy qua điện trở R1 nhân với giá trị của điện trở R1 nên nếu dòng qua cực C càng lớn thì điện áp trên cực C của T1 tụt xuống càng thấp).

Khi đó, điện áp này (trên cực C giả sử của T1) sẽ đưa về cực B của T2 cũng bị giảm đi nên nó sẽ làm cho dòng điện Ib2 qua tiếp giáp B2-E2 bị giảm đi mà vì vậy kéo theo cường độ Ic2 cũng giảm nên điện áp trên cực C của T2 tăng lên nên nó tác động vào cực B của T1 tăng lên làm cho I qua cực C của T1 càng tăng lên liên tục tới mức bão hòa.

Khi I qua C của T1 đạt tới mức bão hòa thì cực C của T1 mất khả năng điều khiển cực B của T2 (vì lúc này điện áp ở cực C của T1 không thay còn biến thiên nữa, vì thế, lúc này điện áp trên cực B của T2 tăng dần lên nhờ điện trở định thiên R3 cho cực B của T2 và vì vậy I qua cực C của T2 sẽ bắt đầu tăng lên mà vì thế làm cho điện áp trên cực C của T2 bắt đầu giảm xuống khiến cho điện áp trên cực B của T1 cũng giảm theo nên dòng điện qua cực C của T1 bắt đầu giảm đồng thời làm cho điện áp cực C của T1 tăng lên (tương tự như T2 lúc trước) cho đến khi cường độ dòng điện qua cực C của T2 bão hòa thì T2 lại mất khả năng điều khiển đối với T1 nên T1 lại bắt đầu tự tăng điện áp cực B do Điện trở định thiên R4 để tạo thành quá trình ngược lại so với ban đầu và cứ như vậy T1 và T2 luân phiên nhau tạo ra sự tăng lên và giảm đi điện áp trên cực C của T1 và T2 mà tạo thành 2 chuỗi xung hình vuông ngược phase nhau như mô tả trên...



Nếu T1, T2 cùng loại, R1 = R2 = R, R3 = R4 =R, các tụ điện đều bằng C thì xung ra tại các cực C1, C2 của T1 và T2 là đối xứng. độ rộng xung là T  xấp xỉ 0,7 RC, chu kỳ xung là 2T nên Tần số dao động là f = 1/2T


Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn