nguyên âm tiếng Hoa - Công ty TNHH Tam Hùng

nguyên âm tiếng Hoa

Chủ nhật - 25/11/2012 08:37
Khi phiên âm tiếng Hoa sẽ tạo ra các Nguyên âm bao gồm: a, o, e, i, u, ü, ngoài ra còn có nguyên âm cuốn lưỡi “er” mà phát âm theo những quy tắc dưới đây:
Khi các nguyên âm được phiên âm trong tiếng Hoa phối hợp với nhau thì sẽ tạo ra các âm tiết tương đương trong tiếng Việt như dưới đây:

1./.  Các cụm phát âm liền
ai - ai   Ví dụ:  'ai'
ei - ây    Ví dụ:  'bei '
ao - ao  Ví dụ: 
 'bao '
ou - âu   Ví dụ: 
  'zou'
an - an   Ví dụ: 
 'ban '
en - ân   Ví dụ:  'en'
ang - ang   Ví dụ:  'zang'
eng - âng   Ví dụ:  
  'eng'
ong - ung  Ví dụ: 
 'zong ', hoặc:   'dong'

Chú ý: Tùy theo chữ cái đứng trước mà nó bị phát âm thành 'ôông' hoặc 'ung'

2./.  Các cụm phát âm tách rời nhau

ia - i+a  Vi dụ:  'jia'

ie - i+ê  Ví dụ:  'ie',    'jie'

iao - i+ao  Ví dụ:   'biao' 

iou - i+âu  Ví dụ:  
ian - i+an
in - in


iang - i+ang  Ví dụ:    'iang'
ing - inh & yêng  Ví dụ:  
  'ing'

iong - i+ung
Chú ý: Nếu chữ i đứng trước các Nguyên âm khác thì nó sẽ biến thành 'd' và các Nguyên âm còn lại đứng sau nó sẽ bị đọc thành các Nguyên âm như những trường hợp còn lại. Ví dụ nếu chỉ có cụm Nguyên âm 'ian' mà không còn Phụ âm nào trước nó thì sẽ bị đoch thành 'dan' hay 'gian' hoặc 'iang' sẽ bị đọc thành 'dang' hoặc 'giang'. Nếu có Phụ âm đứng trước thì nó sẽ đọc Phụ âm ấy phối hợp với i rồi mới đọc tách riêng cụm âm còn lại nhưng khoảng cách giữa hai phát âm này rất ngắn

uo - u+ô
uai - u+ai
uei - u+ây
uan - u+an
uen - u+ân 

uang - u+ang
ueng - u+âng
üe - uy+ê
üan - uy+en
ün - uyn

Ngoài ra, khi các Nguyên âm phối hợp với các phụ âm đứng trước mà nó sẽ được giữ nguyên hay bị biến âm như dưới đây: 
Nguyên âm “i”: 
- Vị trí 1: giống “i” tiếng Việt và khi không đứng sau các phụ âm: “z, c, s, zh, ch, sh, r”.
- Vị trí 2: đoc giống “ư” trong tiếng Việt khi đứng sau “z, c, s”.

- Vị trí 3: đọc giống “ư” tiếng Việt khi đứng sau “zh, ch, sh, r”.

Nguyên âm “u”: đọc giống “u” trong tiếng Việt.

Nguyên âm “e”: 
- Vị trí 1: giống “ưa” tiếng Việt, đứng sau “d, t, l, g, k, h” không kết hợp với các nguyên âm khác.
- Vị trí 2: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt, khi đứng trước “n, ng, và khi ‘e’ đọc nhẹ”.
- Vị trí 3: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, khi đứng sau “i, u”.
- Vị trí 4: đọc giống “ê” trong tiếng Việt, khi đứng trước “i”.


Nguyên âm “o”: đọc giống “ô” trong tiếng Việt

Nguyên âm “a”: đọc giống “a” trong tiếng Việt

Nguyên âm “ü”: đọc giống “uy” trong tiếng Việt.

Nguyên âm cuốn lưỡi “er”: đọc giống “ơ” trong tiếng Việt nhưng uốn cong lưỡi. 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn