Tụ điện - Công ty TNHH Tam Hùng

Tụ điện

Chủ nhật - 27/01/2013 19:09
Tụ điện cũng là một trong những loại Linh kiện Điện tử cơ bản nhất và đặc biệt Tụ điện là loại Linh kiện đa dạng hơn so với Điện trở...
Các loại kiểu dáng và kích cỡ Tụ điện

Các loại kiểu dáng và kích cỡ Tụ điện



Vì vậy, bài viết này trình bày về Tụ điện, cách nhận biết thông qua kiểu dáng và cách đọc giá trị của Tụ điện như dưới đây:

1./.  Sự khác biệt cơ bản giữa Tụ điện và Điện trở
Khác với Điện trở ở chỗ là Điện trở có Giá trị Điện trở và Công suất chịu đựng là bao nhiêu Watt còn Tụ điện thì có Giá trị Điện dung và Điện áp chịu đựng là bao nhiêu Volts.
Đó là sự khác nhau cơ bản về các Trị số giữa Điện trở và Tụ điện.

Tuy rằng Tụ điện có rất nhiều kiểu dáng và kích cỡ nhưng cũng chỉ được chia thành hai loại cơ bản đó là Tụ xoay chiều và Tụ hóa cho dòng một chiều.
Đối với Tụ xoay chiều thì có các loại Tụ lá, Tụ dầu, Tụ gốm... và các loại này vừa có thể được sử dụng cho dòng xoay chiều mà cũng dùng được cho dòng một chiều.
Ngoài ra, còn có các Tụ vi chỉnh có thể thay đổi được trị số hoặc Tụ xoay để sử dụng cho các Mạch Cộng hưởng trong Radio hoặc TV đời cổ như dưới đây vì sau này người ta thay các Tụ tinh chỉnh hoặc Tụ xoay này bằng Varactor hay còn gọi là Diode biến dung:

Đối với Tụ hóa thì phải mắc đúng chiều dòng điện quy định trên thân Tụ (trên thân Tụ hóa ghi rõ Điện dung, Điện áp chịu đựng và Cực âm - cực dương của Tụ)...
 

2./. Sự phóng nạp của tụ điện .

Một tính chất quan trọng của tụ điện là khả năng phóng nạp của Tụ điện, nhờ tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều và chỉ nạp và xả đối với dòng một chiều.
Sau khi đã được tích điện thì Tụ điện sẽ phóng điện từ dương cực sang cực
âm chạy theo mạch ngoài theo chiều quy ước của dòng điện. Điện dung của tụ càng lớn thì thời gian tích điện và xả điện càng lâu. Điện trở không có khả năng phóng nạp điện như Tụ điện mà chỉ làm giảm dòng điện qua nó tùy theo Trị số của Điện trở và Điện áp trên hai đầu của Điện trở theo Định luật Ohm.


3. Cách đọc trị số nghi trên tụ

Cách đọc Tụ hoá: Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ. Trên thân có ghi dấu (-) dọc theo thân tụ đó là cực âm, cực kia sẽ là dương.

cach-doc-tri-so-tu
Ví dụ: Tụ hoá trên có điện dung và điện áp là 185 µF/320 V .

Tụ giấy, Tụ gốm thì có trị số ghi bằng ký hiệu như dưới đây:

cach-doc-tri-so-tu


Cách đọc giống như cách quy ước bằng chữ số trên điện trở nhưng với đơn vị là pF
Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là: Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 pF = 470 nF = 0,47 µF
Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện



* Thực hành đọc trị số của tụ điện.

cach-doc-tri-so-tu

Cách đọc trị số tụ giấy và tụ gốm .
C = 101nF. k=10%
Chú ý : chữ K là sai số của tụ .
50V là điện áp cực đại mà tụ chịu được.

* Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số thập phân và lấy đơn vị là MicroFara

cach-doc-tri-so-tu

C = 0.01uF; K= 10% ; U=100V

Ngoài ra có vài loại tụ điện chỉ ghi số trên thân tụ điện:
+ nếu được ghi 3 số thì hai chữ số đầu là số có nghĩa nhân với ố thứ 3 là số mũ 10 của số đó và đơn vị là pF (giống như cách đọc nói trên)
+ Nếu được ghi 2 số thì hai số này có nghĩa luôn và đơn vị của nó là pF

cach-doc-tri-so-tu


4. Điện áp ghi trên thân tụ 

Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.

Hình bên trái cho thấy Tụ bị trồi đít là do bị quá điệnn áp nhưng sự quá áp chưa quá lớn
và hình bên phải cho thấy tụ bị nổ tan tác vì điện áp quá lớn hoặc bị lắp ngược cực  

 

Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V. vv… vì đối với những Nguồn điện được tạo bởi các Xung điện (chẳng hạn như dòng điện được chỉnh lưu từ dòng xoay chiều) tuy là điện áp là U nhưng trên thực tế điện áp đỉnh của nó lớn gấp 1,4 lần vì điện áp U mà ta đo được chỉ là Điện áp trung bình hay nói chính xác là Điện áp Hiệu dụng mà thôi.

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn