Đại từ nhân xưng tiếng Thái - Công ty TNHH Tam Hùng

Đại từ nhân xưng tiếng Thái

Thứ hai - 26/11/2012 16:08
Tương tư tiếng Lào, Khmer, Myanmar và tiếng Việt, Đại từ Nhân xưng trong tiếng Thái rất phức tạp vì ngoài việc sử dụng các Đại từ Nhân xưng mang tính chất đại diện cho các ngôi thứ nhất và thứ 2 số ít cũng như số nhiều thì người Thái còn có thói quen sử dụng các Đại từ Nhân xưng được phân biệt theo sự chênh lệch tuổi tác và giới tính...
Tiếng Thái cũng giống như tiếng Khmer của Campuchia, tiếng Lào và tiếng Việt hay tiếng Burma của Myanmar thường phân biệt xưng hô theo sự chênh lệch tuổi tác và giới tính.
Tuy nhiên, Đại từ Nhân xưng trong tiếng Thái đơn giản hơn Đại từ Nhân xưng tiếng Lào và tiếng Việt và đơn giản giống như Đại từ Nhân xưng tiếng Khmer của Campuchia:
Nếu chênh lệch tuổi tác chút ít thì tiếng Khmer dùng từ 'bong' (boong) để xưng 'anh' hoặc 'chị' (nghĩa là dùng chung cho cả nam lẫn nữ) và 'oun' (uôn) để thay cho từ 'em' (dùng chung cho cả nam lẫn nữ) cho nên tiếng Thái cũng dùng 1 từ gọi chung là 'pee' (phi) để xưng 'anh' hoặc 'chị' và 'norng' (noọng) để xưng 'em' chung cho cả nam lẫn nữ.
Nếu chênh lệch tuổi tác nhiều hơn thì còn rất nhiều Đại từ Nhân xưng khác... mà dưới đây là một số Đại từ Nhân xưng đại diện:

>>>  Đại từ Nhân xưng làm Chủ ngữ
>>>  Đại từ Nhân xưng làm Tân ngữ

Theo trên cho thấy rằng tiếng Thái cũng như tiếng Viêt, Khmer, Lào và Myanmar không thay đổi Đại từ Nhân xưng ở các vị trí Chủ ngữ hay Tân ngữ trong câu... trong lúc hầu hết các ngôn ngữ khác trên Thế giới đều có sự biến đổi khác nhau của Đại từ Nhân xưng ở các vị trí Chủ ngữ và Tân ngữ trong câu.

Điu đặc biệt là có sự giống nhau giữa tiếng Thái, Lào, Myanmar, Khmer và tiếng Nhật kể cả tiếng Hàn thường không sử dụng Đại từ Nhân xưng trong văn nói. Thậm chí ngay cả trong văn viết người ta cũng hạn chế sử dụng Đại từ Nhân xưng bởi cách nói không có Đại từ Nhân xưng được gọi cách nói Vô Nhân xưng (có thể hiểu là không có Đại từ Nhân xưng ở Chủ ngữ và trong cả Tân ngữ). 
Trong tiếng Việt vẫn có cách nói Vô Nhân xưng nhưng chỉ được nói với nhau trong những trường hợp ngang hàng - ngang tuổi vì cách nói này trong tiếng Việt được cho là vô lễ nhưng trong tiếng Thái cũng như tiếng Lào, Khmer hay tiếng Nhật và Myanmar thì sự có mặt của Đại từ Nhân xưng trong câu hay không cũng không ảnh hưởng đến sự tôn trọng trong câu nói.
Ví dụ:

-  Đi đâu đấy?  thay vì phải nói đủ câu 'bạn đi đâu đấy?'
-  Đang đi làm.. thay vì phải nói 'tôi đang đi làm'

Sở dĩ có điều này xảy ra là bởi vì trong các Ngôn ngữ này, Động từ không biến đổi theo Chủ ngữ hay Tân ngữ như các Ngôn ngữ khác

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết