đại từ nhân xưng - Công ty TNHH Tam Hùng

đại từ nhân xưng

Thứ sáu - 23/11/2012 17:57
Đại từ Nhân xưng trong tiếng Khmer được phân biệt theo tuổi tác và vị trí giống như trong tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Lào cũng như tiếng Myanmar...
  Trong tiếng Khmer, Đại từ Nhân xưng được chia thành nhiều ngôi thứ rất phức tạp giống như trong tiếng Việt, tiếng Tháitiếng Lào hoặc tiếng Myanmar nhất là đối với các ngôi trực tiếp (ngôi thứ nhất số ít, ngôi thứ 2 số ít, ngôi thứ nhất số nhiều và ngôi số 2 số nhiều) không giống như trong tiếng Anh được sử dụng bằng các Đại từ Nhân xưng đại diện rất đơn giản như 'I' = 'tôi', 'you' = 'bạn', 'we' = 'chúng tôi', 'you' = 'các bạn' thì trong tiếng Khmer các Đại từ Nhân xưng thường được sử dụng tùy thuộc vào tuổi tác giống như trong tiếng Việt nếu là đàn ông lớn tuổi hơn được gọi là 'anh' hoặc 'chú' thậm chí là 'ông'..., nếu là phụ nữ hơn tuổi thì gọi và xưng là 'chị', 'cô' thậm chí là 'bà'... 
Để dễ học hơn, bài này giới thiệu một số ngôi thứ về Đại từ Nhân xưng chỉ có tính đại diện như dưới đây:

>> Đại từ Nhân xưng làm Chủ ngữ
>> Đại từ Nhân xưng làm Tân nggữ

Thực tế, ở trạng thái bị động hay chủ động (làm Tân ngữ hay Chủ ngữ) thì Đại từ Nhân xưng tiếng Khmer vẫn giữ nguyên như trong tiếng Việt hoặc Đại từ Nhân xưng tiếng Thái cũng như Đại từ Nhân xưng tiếng Lào... dù ở ngôi thứ nào thì Đại từ Nhân xưng cũng không biến đổi như trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hay tiếng Nga như ví dụ cụ thể dưới đây:

         

Ngôn ngữ

Chủ ngữ

Tân ngữ

Chủ ngữ

Tân ngữ

Tiếng Anh

  I            help          him

  He             help       me

Tiếng Việt

  Tôi        giúp        anh ta

  Anh ta        giúp        tôi

Tiếng Khmer

  Khnhom   chuoy     kort

  (khnhom chuồi cot)

  Kort   chouy   khnhom

  (cot chuồi khnhom)

Tiếng Thái

  Pom      souy          kao

  (phốm xuồi kháu)

  Kao       souy         pom

  (kháu xuồi phốm)

Tiếng Lào

  Koy       souy         kao

  (khọi xuồi kháu)

  Kao        souy         koy

  (Kháo xuồi khọi)

               
Ví dụ trên đây cho thấy trong tiếng Anh có sự thay đổi khác nhau về Đại từ Nhân xưng ở Chủ ngữ và Tân ngữ trong lúc các ngôn ngữ khác không có sự khác biệt.


Chú ý 1: Đối với ngôi thứ nhất số ít trong tiếng khmer là 'khnhom' (khơ-nhom) trong thực tế thường được nói tắt là 'nhom' (nhom).
Với người đàn ông lớn tuổi hơn thì được gọi là 'bong bros' (boong bơ rôch) và thường được gọi tắt là 'bong' (boong) có nghĩa là anh, với phụ nữ lớn tuổi hơn được gọi là 'bong srey' (boong xơ-rây) nghĩa là chị.
  Đối với người ít tuổi hơn chút ít thì được gọi là 'oun' (uôn) nghĩa là 'em'.

Chú ý 2: 'em trai' và 'em gái' trong tiếng khmer mặc dù được phiên âm thành cùng 1 từ 'oun' nhưng viết khác nhau và trên thực tế mặc dù phiên âm ra giống nhau nhưng phát âm vẫn có hơi khác nhau chút ít. Tuy nhiên nếu cùng phát âm là 'uôn' thì người khmer vẫn có thể đoán ra là 'em gái' hay 'em trai' tùy thuộc vào ngữ cảnh của câu nói.

Ví dụ: bong chong srolanh oun srey (boong choong xơ-ro-lăn xơ-rây) = anh muốn yêu em (gái)
           oun kor srolanh bong nas (uôn co xơ-ro-lăn boong nặt) = em (gái) cũng yêu anh lắm
          ខ្ញុំនឹកនាង khnhom neok neang (khơ nhom nâc niêng) = tôi nhớ cô ấy
Trong câu trên, 'neang' nghĩa là 'cô ấy' ở vị trí Tân ngữ cũng được sử dụng như ở vị trí Chủ ngữ trong câu dưới đây:
  នាងនឹកខ្ញុំ neang neok khnhom (niêng nâc khơ nhom) = cô ấy nhớ tôi
Các câu trên để khẳng định thêm rằng dù ở mọi vị trí Chủ ngữ hay Tân ngữ  thì Đại từ Nhân xưng trong tiếng Khmer không bị biến đổi...

Điu đặc biệt là có sự giống nhau giữa tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Myanmar, tiếng Khmertiếng Nhật cũng như tiếng Hàn thường không sử dụng Đại từ Nhân xưng trong văn nói. Thậm chí ngay cả trong văn viết người ta cũng hạn chế sử dụng Đại từ Nhân xưng bởi cách nói không có Đại từ Nhân xưng được gọi cách nói Vô Nhân xưng (có thể hiểu là không có Đại từ Nhân xưng ở Chủ ngữ và trong cả Tân ngữ). 
Trong tiếng Việt vẫn có cách nói Vô Nhân xưng nhưng chỉ được nói với nhau trong những trường hợp ngang hàng - ngang tuổi vì cách nói này trong tiếng Việt được cho là vô lễ nhưng trong tiếng Thái cũng như tiếng Lào, tiếng Khmer hay tiếng Nhậttiếng Myanmar hay tiếng Hàn thì sự có mặt của Đại từ Nhân xưng trong câu hay không cũng không ảnh hưởng đến sự tôn trọng trong câu nói.

Ví dụ:
-  Đi đâu đấy?  thay vì phải nói đủ câu 'bạn đi đâu đấy?'
-  Đang đi làm.. thay vì phải nói 'tôi đang đi làm''

Sở dĩ có điều này là vì trong các ngôn ngữ này, Động từ không bị biến đổi theo Chủ ngữ hay Tân ngữ của câu...


Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết