Tương tác Tĩnh điện - Công ty TNHH Tam Hùng

Tương tác Tĩnh điện

Thứ sáu - 01/02/2013 00:54
Tương tác

Tương tác

Tương tác Tĩnh điện rất quan trọng vì nó sẽ gây ra sự dịch chuyển của các Hạt mang điện giữa các Vật mang điện trái dấu hoặc cùng dấu nhưng khác nhau về Điện thế. Vì vậy sự Tương tác Tĩnh điện sẽ tạo nên Điện Động học tức là sinh ra Dòng chuyển động của các Hạt mang điện và được gọi là Dòng điện

1./.  Tương tác Tĩnh điện
Ngót hai trăm nay, Vật lý từng chứng minh được rằng nếu Vật mang điện cùng dấu thì sẽ đẩy nhau và hai Vật mang điện trái dấu sẽ hút nhau. Đó chính là sự Tương tác Tĩnh điện.


Đồng thời, hai Vật mang điện cùng dấu nhưng khác nhau về Điện thế thì cũng sẽ hút nhau. Hiện tượng này cũng được gọi là Tương tác Tĩnh điện nhưng sự tương tác này sẽ sinh ra sự dịch chuyển Điện tích giữa hai Vật mang điện nếu giữa chúng có khả năng dẫn điện sang nhau thì sẽ tạo ra dòng điện.


 

2./. Hiện tượng Điện hưởng

3./.   Sự phân bố Điện tích
Một Vật mang điện bất kỳ nếu trong trạng thái là một Vật cô lập thì  nó luôn phân bố Điện tích theo một mật độ đồng đều trên bề mặt của Vật mang điện. Nếu những điểm nào gồ ghề hoặc nhọn thì thường được phân bố nhiều hơn đồng thời Cường độ Điện trường ở đây tạo ra mạnh hơn những nơi phẳng hoặc lõm.

Khi bắt đầu tương tác với những vật xung quanh thì các Điện tích sẽ dồn về một phía hoặc gần nhất với Vật mà nó tương tác (nếu Vật này mang điện trái dấu hoặc có khả năng bị Điện hưởng) tạo ra Mật độ phân bố Điện tích lớn lớn nhất và cũng chính vì thế mà nó sẽ tạo ra Cường độ Điện trường mạnh nhất để hút vật kia hoặc sẽ bị dồn về phía kia nếu gặp phải Vật mang điện cùng dấu.

Vì thế, sự mô phỏng Hiện tượng sinh ra Sét là khi có một đám mây mang điện ban đầu đang ở xa chưa tương tác với bất kỳ Vật thể nào khác thì các Điện tích trên đám mây được phân bố đều trong đám may nhưng khi đến gần các Vật cao và nhọn thì nó sẽ gây ra hiện tượng Điện hưởng cho Vật cao nhọn nên trên mũi (đỉnh) vật cao nhọn sẽ xuất hiện các Điện tích trái dấu (các Điện tích cùng dấu với đám mây trong Vật nhọn sẽ bị dồn ngược về dưới đất).
Đồng thời các Điện tích trên đám mây cũng sẽ được dồn lại về phía gần Vật cao nhọn để tạo ra Cường độ Điện trường cực mạnh, bên cạnh đó, trong trạng thái cô lập thì Điện dung Cô lập của đám mây cực nhỏ vì thế chỉ cần mang một Điện tích nhỏ là nó có thể tạo ra Cường độ Điện trường lên tới hàng triệu Volts/m mà gây ra Sét đánh… 




Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn