Dao động Tần số chuẩn SCO (OSO) - Công ty TNHH Tam Hùng

Dao động Tần số chuẩn SCO (OSO)

Thứ sáu - 18/01/2013 16:08
Ngày nay, rất nhiều Thiết bị ứng dụng các loại Mạch Dao động có thể thay đổi - điều khiển được Tần số bằng Điện áp và vì vậy được gọi là cácc Mạch VCO (Voltage Controlled Oscillator) như dưới đây:

§        Tổ hợp Dao động XTAL với Tần số cố định

Ngày nay, trong Kỹ thuật Vô tuyến đã đưa vào ứng dụng rất phổ biến các Bộ dao động Tổ hợp Thạch anh có thể tạo ra các Tần số Chuẩn (Reference Frequency Oscillator) để phối hợp thành các Bộ Tổ hợp Tần số với độ chính xác rất cao.

Đó chính là các Bộ OSO bằng Thạch anh kết hợp với các linh kiện MOSFET để tạo thành các Tổ hợp Dao động độc lập mà không cần sử dụng thêm bất kỳ linh kiện bên ngoài nào khác.

Các Bộ Dao động OSO loại này được chế tạo thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào hình dạng – kích thước bên ngoài và điện áp sử dụng.

Điển hình của các loại này là 2 loại thông thường được sử dụng trong cac Thiết bị Liên lạc Vô tuyến cũng như trong Điện thoại Di động đó là loại SCO – 1 và DIL8 như dưới đây:

     Loại SCO – 1

 

Loại SCO – 1 có 4 chân bao gồm:

 Chân 1: NC – tức là không nối (hay còn gọi là hở mạch);

                             Chân 2: GND – tức là âm nguồn;

                             Chân 3: Output – tức là Tín hiệu Dao động ra;

                             Chân 4: Vcc – tức là dương nguồn cung cấp (3.3 ÷ 5V).

          Hình bên trái trên đây mô tả hình dạng bên ngoài bao gồm mặt trên và mặt dưới của Tổ hợp Dao động XTAL loại SCO – 1:

          Mặt trên của XTAL bằng vỏ kim loại có ghi 3 hàng chữ bao gồm:

          Hàng thứ nhất: Mã định dạng của SCO (không cần phải quan tâm);

          Hàng thứ 2:      Tần số dao động mà SCO có thể tạo ra được;

          Hàng thứ 3:      Thời hạn sản xuất theo năm và tuần trong năm.

          Hình bên đây mô tả sơ đồ chân của SCO gồm nhìn theo mặt trên xuống (bên trái ngoài cùng) và nhìn từ dưới lên (hình giữa và bên phải) cùng với kích thước của các chân cho việc hàn lắp cũng như thiết kế mạch ứng dụng.

          Chú ý: Loại SCO là loại linh kiện kiểu chân dán.

 

     Loại DIL8

Hoàn toàn tương tự như SCO đã được trình bày nói trên, loại Tổ hợp DIL8 có vỏ bọc bằng kim loại hoàn toàn (SCO chỉ có mặt trên được gắn kim loại, phần thân còn lại được phủ kín bằng hợp chất cách điện) cũng có 4 chân, tuy nhiên được đánh số không theo tuần tự liên tiếp nhau mà được qui ước như dưới đây:

Chân số 1: NC – tức là để hở mạch;

Chân số 4: GND – tức là nối về âm nguồn;

Chân số 5: Output – tức là Tín hiệu Dao động ra;

Chân số 8: Vcc – tức là dương nguồn cung cấp.

Chú ý: DIL8 là loại linh kiện chân cắm (loại SCO là chân dán).



Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn