74237 - Công ty TNHH Tam Hùng

74237

Thứ bảy - 23/02/2013 11:40
Cùng thuộc nhóm Giải mã 3 Bit Ngõ vào thành 8 đường ra nhưng khác với 74138 là các đường ra được Giải mã xuống mức thấp còn IC 74237 là IC Giải mã 3 Bit thành 8 đường với mức cao đồng thời 74237 hơn hẳn 74138 là 74237 có thêm Mạch Chốt bên trong để có thể giữ được Dữ liệu đã được nhập vào bên trong cho đến khi có lệnh nhập Dữ liệu mới thông qua chân điều khiển LE (Latch Enable).
Các trạng thái Logic của IC Giải mã 3 Bit - 8 đường 74237

Các trạng thái Logic của IC Giải mã 3 Bit - 8 đường 74237


 Hình bên và hình dưới đây mô tả rõ hơn cấu trúc Logic bên trong của IC Giải mã 74237 bao gồm 3 Mạch Chốt Dữ liệu cho 3 Bit Ngõ vào tương ứng tiếp theo được Giải mã bằng các mạch NAND 3 Ngõ vào nhờ cách phối ghép giữa các Ngõ ra thuận và đảo của các Mạch Chốt.

 Tiếp theo, các Ngõ ra chính thức của các đường ra được Giải mã sẽ được phép xuất trạng thái đã được giải mã ra ngoài thong qua các lệnh cho phép là E1 và E2.

Như vậy, 74237 ưu điểm hơn 74138 là có thêm các Mạch Chốt để lưu giữ Dữ liệu đã được nhập vào và chỉ cần 2 lệnh điều khiển E1 và E2 trong lúc 74138 có tới 3 lệnh điều khiển.

          Hình bên đây mô tả thứ tự các chân chức năng của IC 74237. Một điều đặc biệt của IC 74237 và 74138 là các Ngõ vào luôn được bố trí theo đúng thứ tự rất dễ nhớ là các chân 1, 2 và 3 là 3 Bit Ngõ vào theo đúng thứ tự A0 đến A­2 và các Ngõ ra làđược xếp theo tuần tự Y0 ở chân 15, Y1 chân 14… cho đến Y6 là chân 9 và Y7 là chân số 7.

          Về mặt cấu trúc thiết kế, với kiểu bố trí chân theo đúng tuần tự như vậy sẽ rất thuận tiện trong việc thiết kế - kết cấu mạch phối hợp bên ngoài.

Bảng Sự thật dưới đây mô tả các chế độ hoạt động của IC 74237:


Các ứng dụng cơ bản

Ø       Mạch Giải mã tuần tự

Tương tự như ứng dụng của 74138, ứng dụng đơn giản nhất của 74237 là giải mã hiển thị cho lần lượt 8 LED như mạch bên đây.

Để có thể quan sát được trình tự hoạt động của các LED thì Tần số Clock vào càng thấp càng tốt (vì nếu Tần số Clock quá cao sẽ làm cho các LED thay đổi luân phiên quá nhanh sẽ không phân biệt được): Tần số tốt nhất có thể quan sát được là trong khoảng 1 ÷ 5 Hz.

Đối với trường hợp sử dụng 74237, Xung Clock vừa có nhiệm vụ đưa Xung vào cho mạch đếm 74393 đồng thời tác động vào chân lệnh GL (tức là LE) để cho phép Mạch Chốt nhập Dữ liệu từ các Bit Ngõ ra của IC 74393.

Điều đặc biệt là mạch đếm 74393 hoạt động (đếm) khi sườn Xung thay đổi từ cao xuống thấp và Mạch Chốt của IC 74237 cũng hoạt động khi sườn Xung thay đổi từ cao xuống thấp nên khi Xung Clock thay đổi từ cao xuống thấp thì nó đồng thời tác động để 74393 đếm và mở Mạch Chốt của 74237 để nhập Dự liệu từ mạch đếm vào bên trong 74237.

Ø       Mạch chia Tần số chọn được hệ số

Ứng dụng đơn giản khác của 74237 là tạo ra mạch chia tần số có thể chọn/thay đổi được hệ số chia bằng cách sử dụng SW DIP-7 để có thể chọn 1 trong 7 đường ra của 74237 quay về chân Reset của IC 74393 để xóa mạch đếm 74393 về 0 cho tất cả các Ngõ ra.

Bằng cách chọn 1 trong 7 đường ra của IC 74237 sẽ làm thay đổi được hệ số chia của toàn bộ mạch chia nói trên và Ngõ ra của mạch chia được lấy ra là Clock/n sẽ có hệ số n = 2 ÷ 8 được chọn bởi các chuyển mạch của SW DIP-7 trên.
 

²      Tổng quát chung

Tổng quát chung đối với các mạch Giải mã 1/8 đường ra với Ngõ ra thuận (Ngõ ra hoạt động sẽ có mức Logic bằng 1, các Ngõ ra còn lại luôn có mức Logic bằng 0) hoặc đảo (Ngõ ra hoạt động có mức Logic bằng 0 và các Ngõ ra còn lại đều ở mức cao) thì Ngõ vào có 3 Bit tương đương với giá trị được xác lập từ 0 đến 7 (tương ứng với giá trị Mã Nhị phân là 000 đến 111).



 

Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: có thể, thông qua

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn