74374 - Công ty TNHH Tam Hùng

74374

Thứ hai - 18/02/2013 20:20
Thanh ghi 74374 được sử dụng rất phổ biến trong điều khiển cũng như trong Kỹ thuật Viễn thông ngày nay....
Vì thế, thanh ghi 74374 có rất nhiều ứng dụng khác nhau và được mô phỏng quá trình hoạt động như dưới đây:
Hình mô phỏng trên đây là một ví dụ về sự biến đổi Thanh ghi song song (bản chất của 74374 là Thanh ghi vào song song và ra cũng song song) thành Thanh ghi vào nối tiếp và ra cũng nối tiếp hay còn gọi là biến đổi Thanh ghi song song thành Thanh ghi dịch...
Để có thể tạo được mô phỏng trên, Sơ đồ này cần có một Bộ tạo Xung dao động Clock bằng một Phần tử Logic Not U3A và một mạch đảo bằng U3B để đảo Xung H thành Xung L và ngược lại nhằm để sau khi Xung H tạo ra một Xung cho Bộ chia 8 bằng IC 4017 tạo một Xung đầu tiên cấp vào đầu vào D0 (cứ sau 8 Xung H do Bộ dao động tạo ra thì Ngõ vào D0 của thanh ghi sẽ được cấp Dữ liệu 1 lần) cho Thanh ghi 74374 thì sau đó Xung L của Bộ dao động sẽ biến thành Xung H do U3B sẽ tác động làm cho Thanh ghi 74374 nhập Dữ liệu đồng thời xuất ra lối ra Q0 và Q0 lại được nhập vào D1, sau đó Xung L tiếp theo của Bộ dao động tạo ra sẽ làm cho Thanh ghi chuyển Dữ liệu từ đầu vào D1 ra lối ra Q1 và lại được đưa về đầu vào D2... cứ như vậy đầu ra Qn sẽ đưa Dự liệu vào đầu vào Dn+1 mà tạo thành Thanh ghi dịch để ghi nối tiếp ở đầu vào và cũng ra nối tiếp ở lối ra cuối cùng là Q7.


Chú ý 1: Theo hình mô phỏng trên đây cho thấy có hai cách lấy Dữ liệu ra đó là cách lấy Dữ liệu ra song song chính là cách đang thể hiện theo mạch nói trên tức là có thể lấy Dữ liệu đồng thời từ 8 ngõ ra của Thanh ghi... cách thứ hai là lấy Dữ liệu ra nối tiếp là lấy tại ngõ ra Q7 (chân 19)
Nếu lấy Dữ liệu ra nối tiếp tại ngõ ra Q7 (chân 19) thì Dữ liệu đầu ra sẽ bị trễ so với Dữ liệu ngõ vào 8 Chu kỳ Xung clock.
Vì thế có thể ứng dụng kiểu chuyển đổi Thanh ghi song song thành Thanh ghi nối tiếp như hình trên với đầu ra có thể chọn bất ky Ngõ ra thứ n nào để làm trễ n Chu kỳ Xung...

Chú ý 2: Nhờ có khả năng chỉ nhập Dữ liệu bằng sườn Xung điều khiển nên Thanh ghi 74374 có thể được sử dụng để làm Thanh ghi dịch nhưng Thanh ghi 74373 thì không thể vì Thanh ghi 74373 nhập Dữ liệu bằng Trạng thái Logic H nên Dữ liệu ra sẽ bị thay đổi nếu Lệnh Điều khiển vẫn đang ở trạng thái Logic H và Ngõ vào bị thay đổi như sự mô phỏng so sánh giữa hai Thanh ghi như dưới đây.


Đồng thời, thông qua sự so sánh quá trình hoạt động trực tiếp giữa hai Thanh ghi 74373 và 74374 dưới đây sẽ thấy rõ hơn về sự khác biệt cũng như ưu điểm và nhược điểm của hai loại Thanh ghi này:

















Điều đó cho thấy rằng sự hoạt động của 74373 bất ổn hơn so với 74374 là ở chỗ nếu trong khi G = 1 và Dữ liệu bị đầu vào bị thay đổi liên tục thì Dữ liệu ra của 74373 cũng sẽ bị thay đổi theo.

Trong lúc, nếu CLK của 74374 được đặt ở mức H hoặc L ổn định (không thay đổi trạng thái) thì Dữ liệu ra sẽ được giữ nguyên trạng thái (được chốt giữ ổn định) bất chấp sự thay đổi của Dữ liệu vào.

Tuy vậy, mỗi loại Thanh ghi đều có sự ưu việt riêng của nó tùy vào từng trường hợp và mục đích sử dụng cụ thể.



 


Tác giả bài viết: Dr Trần Phúc Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn